Vốn FDI dồn dập chảy về Quảng Ninh

Nhàđầutư
Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút khoảng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bằng nhiều giải pháp tích cực, trong 6 tháng đầu năm, tổng thu hút đầu tư trong nước của tỉnh đạt xấp xỉ 44.017 tỷ đồng; tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 832,17 triệu USD.
ĐẶNG NHUNG
02, Tháng 07, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút khoảng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bằng nhiều giải pháp tích cực, trong 6 tháng đầu năm, tổng thu hút đầu tư trong nước của tỉnh đạt xấp xỉ 44.017 tỷ đồng; tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 832,17 triệu USD.

san xuatkkmmkt3

Sản xuất linh kiện ô tô tại KCN Đông Mai

Tích cực xúc tiến thu hút đầu tư

Theo lãnh đạo Ban Xúc tiến và đầu tư nước ngoài (IPA) Quảng Ninh, có được kết quả tích cực trong thu hút đầu tư nửa đầu năm 2023 là nhờ sự chủ động tích cực của tỉnh trong công tác xúc tiến thu hút đầu tư.

Từ đầu năm đến nay Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động tiếp đón các nhà đầu tư đến nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào địa bàn tỉnh như Tập đoàn Amata (Thái Lan) và Tập đoàn Yaskawa Electric (Nhật Bản) nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy móc tự động tại Khu Công nghiệp Sông Khoai (Quảng Yên); Tập đoàn Yaskawa Electric dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy trên diện tích khoảng 12ha tại Khu Công nghiệp Sông Khoai với tổng vốn đầu tư gần 100 triệu USD; Tập đoàn Tenma (NHật Bản) có kế hoạch đầu tư xây dựng Nhà máy ép khuôn nhựa máy in trên diện tích 18 ha với tổng vốn 150 triệu USD…

Bên cạnh đó IPA tỉnh đã có nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc với đại diện Công ty Mastern Investment Management (Hàn Quốc) tại TP Hà Nội; tham dự buổi gặp gỡ giữa VCCI và đoàn 60 doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc); tham dự buổi làm việc VCCI và Phòng Thương mại và Công nghiệp Seoul (Seoul CCI) cùng 20 doanh nghiệp Hàn Quốc. Đồng thời tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Nhật Bản, như: Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản - Mekong của JCCI; Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI); Tập đoàn Sojitz; Tập đoàn Toshiba... về khả năng kết nối hợp tác XTĐT trong các lĩnh vực mà tỉnh Quảng Ninh có lợi thế cạnh tranh nổi trội, ưu tiên thu hút đầu tư, như: Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử; cảng biển và dịch vụ cảng biển; nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản; dịch vụ logistics... 

Quảng Ninh cũng đã thu hút được 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 97,8 triệu USD. Trong đó có 5 dự án thực hiện tại các KCN, KKT và 8 dự án thực hiện ngoài KCN, KKT.  Đáng chú ý bên cạnh các nhà đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, một số quốc gia khác như Thuỵ Điển, Đan Mạch lần đầu đến tìm hiểu và đầu tư tại Quảng Ninh. 

2097818_vi_the2_15273324

Khu công nghiệp Sông Khoai (Quảng Yên)

Trung tâm công nghiệp, công nghệ cao

Quảng Ninh kỳ vọng các KCN, KKT của tỉnh sẽ trở thành các trung tâm sản xuất công nghệ chất lượng cao đón các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư, trong đó có trung tâm sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô lớn. Theo báo cáo của Ban quản lý KKT, hiện đã có nhiều dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô được các tập đoàn lớn lên kế hoạch đặt tại Quảng Ninh. Điển hình, dự án của Công ty TNHH Autoliv Việt Nam (Thụy Điển) tại KCN Sông Khoai có vốn đầu tư 154 triệu USD, sản xuất các sản phẩm an toàn cho ô tô và xe có động cơ khác để xuất khẩu; dự án của Công ty TNHH Samsong Vina (Hàn Quốc), vốn đầu tư gần 10,3 triệu USD, sản xuất dây đai an toàn dùng trong ngành công nghiệp ô tô và sản xuất chốt khóa bằng thép của dây đai an toàn.

KCN Bắc Tiền Phong cũng thu hút được 2 dự án phụ trợ ngành công nghiệp ô tô. Trong đó, dự án của Boltun Việt Nam (Đài Loan) chuyên sản xuất khóa chốt và các sản phẩm dập định hình, có tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, tổng công suất thiết kế 60.000 tấn sản phẩm/năm. Dự án còn lại là Nhà máy Sản xuất vành xe bằng hợp kim luyện nhẹ thông minh của Công ty TNHH Xiamen Sunrise Group, vốn đầu tư 55 triệu USD, chuyên sản xuất vành xe cho ô tô, công suất thiết kế 2,5 triệu sản phẩm/năm. Chỉ riêng  4 dự án đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ ngành công nghiệp ô tô chiếm đến 76% tổng vốn FDI thu hút được (384,3 triệu USD).

Hiện Ban Quản lý Khu kinh tế (BQLKKT) Quảng Ninh đang hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ để cấp Giấy CNĐKĐT đối với 4 dự án với tồng vốn đầu tư đăng ký ước đạt 349 triệu USD, gồm: Dự án sản xuất điện áp cao và bộ điều khiển điện Khu CN Sông Khoai (200 triệu USD); Dự án sản xuất hợp kim nhôm và maggie Kku CN Sông Khoai (46 triệu USD); Dự án đầu tư xây dựng khu nhà xưởng tiêu chuẩn số 3 KCN Texxhong Hải Hà - giai đoạn 1 (60 triệu USD); Dự án sản xuất găng tay bảo hộ lao động đa chức năng, KCN Texxhong- Hải Hà giai đoạn I cùa Công ty TNHH Hằng Huy (Trung Quốc) (43 triệu USD). Mới đây ngày 29/6, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với 2 dự án (Nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh và Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh) của Công ty Foxconn Singapore PTE LTD tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD…

Những kết quả mà tỉnh đạt được trong thu hút đầu tư trong 6 tháng qua đã tiếp tục khẳng định Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; thể hiện sự quyết tâm của tỉnh trong thực hiện chủ đề công tác năm “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ