Vinafood 2 báo lỗ 6 tháng hơn 160 tỷ đồng

Nhàđầutư
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lỗ trước thuế của Vinafood 2 (VSF) lên tới 160,5 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
PHƯƠNG LINH
07, Tháng 09, 2020 | 15:04

Nhàđầutư
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lỗ trước thuế của Vinafood 2 (VSF) lên tới 160,5 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood 2, UPCoM: VSF) vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2020, với mức lỗ gần 44 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ của cùng kỳ 2019 là 68 tỷ đồng.

Trong quý II/2020, doanh thu thuần của công ty mẹ chỉ đạt 3.290 tỷ đồng, giảm gần 3,7% so với cùng kỳ. Mặc dù doanh thu giảm, nhưng giá vốn hàng bán lại tăng nhẹ khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ quý II/2020 chỉ còn 129 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái (giảm 53%).

vsf

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lỗ trước thuế của Vinafood 2 (VSF) lên tới 160,5 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Vinafood 2, nguyên nhân thua lỗ do chính sách nhập khẩu gạo của các nước có nhiều thay đổi theo khuynh hướng tự do hoá thương mại, gia tăng rào cản để bảo hộ sản xuất, cạnh tranh gay gắt.

Việc tạm ngưng xuất khẩu gạo theo chỉ đạo của Chính phủ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong nước và trên phạm vi toàn cầu đã dẫn đến giảm sản lượng bán.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinafood 2 chỉ đạt 181 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm là 139 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng chiếm lần lượt là 204 tỷ và 90 tỷ đồng, cộng thêm mức lỗ 21 tỷ đồng từ hoạt động khác khiến Vinafood 2 lỗ ròng tới 160,5 tỷ đồng, cao hơn 2,8 lần cùng kỳ. Nâng lỗ luỹ kế lên 2.188 tỷ đồng. 

Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của Vinafood 2 tăng thêm 397 tỷ đồng lên mức 5.868 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho cũng tăng mạnh 83% lên mức 1.332 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vinafood 2 còn khoản nợ xấu 1.350 tỷ đồng, trong đó đã trích lập dự phòng 1.331 tỷ đồng.

Ở một số doanh nghiệp cùng ngành, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (mã: TAR) 6 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu 1.560 tỷ đồng, tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế TAR đạt 63 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của TAR tăng 169 tỷ đồng lên mức 1.435 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả 885 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (mã: AGM) ghi nhận doanh thu quý II/2020 giảm 42 tỷ đồng xuống còn 517 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng doanh thu AGM đạt 989 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý II/2020, lợi nhuận sau thuế của AGM đạt 8,6 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, lũy kế 6 tháng đầu năm AGM đạt lợi nhuận sau thuế  11,7 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, trong khi nhiều mặt hàng nông sản bị sụt giảm mạnh về xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5, thì gạo lại “ngược dòng” khá ngoạn mục. Trong 5 tháng qua, gạo là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp, đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 18,9%, giữa lúc tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Riêng tháng 5/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 11,7% về lượng và 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 750.000 tấn, trị giá 395 triệu USD.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 5/2020 tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua, bình quân đạt 527 USD/tấn, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ