Việt Nam cần một gói hỗ trợ 93.000 tỷ cho năm 2021

ĐÌNH VŨ
06:39 26/03/2021

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đề xuất Chính phủ nên sớm xem xét ban hành các gói hỗ trợ bổ sung với quy mô khoảng 93 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,48% GDP năm 2020) để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vào năm 2021.

ho-tro-covid

Việt Nam cần một gói hỗ trợ 93.000 tỷ cho năm 2021

Trong nghiên cứu mới đây của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa khuyến nghị tới Chính phủ về gói hỗ trợ tài chính và tài khoán lần 2 cho người dân, doanh nghiệp phục hồi hậu COVID-19.

Cụ thể, theo thống kê của IMF, tính đến tháng 1/2021, thế giới đã cam kết chi khoảng 14.363 tỷ USD, tương đương 13,5% GDP thế giới năm 2020 cho các gói hỗ trợ phục hồi do COVID-19. Riêng Mỹ đã có 3 gói hỗ trợ với tổng giá trị khoảng 5.400 tỷ USD, tương đương khoảng 25,5% GDP năm 2020.

Về các gói tiền tệ, giá trị mua tài sản (chủ yếu là trái phiếu) chiếm khoảng 17% (khoảng 0,5% GDP), bảo lãnh DN vay vốn chiếm khoảng 58,4% (4% GDP) và hỗ trợ lãi suất (giảm, cho vay lãi suất ưu đãi...) chiếm khoảng 24,6% (1,6% GDP).

Các gói hỗ trợ khổng lồ (cao hơn 3-4 lần các gói kích thích giai đoạn 2008-2009) cùng với lãi suất giảm về mức thấp đã khiến “tiền rẻ” chảy mạnh vào các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số, bất động sản...v.v. Kể từ đầu năm 2020 đến hết ngày 23/3/2021, chỉ số Dow Jones (Mỹ) đã tăng gần 15%, chỉ số MSCI Châu Á tăng 21,8%, giá bất động sản tăng bình quân trên 40 thị trường khoảng 7,6% trong bối cảnh các nền kinh tế vẫn bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh đã làm gia tăng nguy cơ về rủi ro bong bóng tài sản toàn cầu.

Trong năm 2020, nhằm đối phó với những tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã sớm đưa ra 4 gói hỗ trợ với tổng giá trị công bố hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên tổng giá trị thực - tức là tổng chi phí mà Chính phủ và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết bỏ ra ước tính khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP năm 2020.

Theo nhóm nghiên cứu của BIDV, có thể thấy việc triển khai gói tài khóa và an sinh xã hội còn chậm, mới đạt khoảng 46% giá trị các gói tài khóa và 20,6% gói an sinh xã hội, đã phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Nguyên nhâncủa tình trạng này cơ bản là do: điều kiện đặt ra ban đầu chưa phù hợp, chưa rõ ràng,chưa sát thực tiễn; quy trình, thủ tục còn phức tạp, xử lý lâu khiến nhiều doanh nghiệp engại; nhiều DN rất khó khăn, làm ăn thua lỗ nên không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế; khâu truyền thông, công khai minh bạch thông tin và mẫu biểu trên mạng chưa tốt, dẫn đến nhiều DN chưa biết cụ thể các chính sách hỗ trợ; và việc phối kết hợp triển khai tại một số đơn vị, địa phương còn chậm.

Đưa ra khuyến nghị về gói hỗ trợ năm 2021, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả cho rằng: Chính phủ cần khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả triển khai các gói hỗtrợ năm 2020; từ đó rút ra mặt được và chưa được; làm cơ sở, tiền đề cho việc thiết kế các gói hỗ trợ tiếp theo. Trong đó, đối với gói tiền tệ - tín dụng, cần sớm sửa đổi Thông tư 01 (mở rộng đối tượng hỗ trợ và gia hạn thời gian giãn, hoãn nợ, cân nhắc thời điểm phải chuyển nhóm nợ và lộ trình trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp để giảm bớt khó khăn cho các TCTD, tránh nợ xấu tăng đột biến; qua đó tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp).

Tiếp theo, sớm xem xét ban hành các gói hỗ trợ bổ sung với quy mô khoảng 93 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,48% GDP năm 2020). Trong đó, gói tài khóa khoảng 45 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,71% GDP để điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNVV; tăng cho vay qua quỹ DNNVV, khởi động hoạt động thực chất của quỹ bảo lãnh vốn DNNVV; giãn hoãn thuế, tiền thuê đất.

Gói thứ 2 là tiền tệ - tín dụng với trị giá khoảng 8.000 tỷ đồng (0,12% GDP) bao gồm: tiếp tục cho vay lãi suất ưu đãi cho một số đối tượng rõ ràng, có lộ trình kết thúc với tiêu chí và điều kiện cụ thể; tạo điều kiện để các TCTD đẩy mạnh cho vay DNNVV; thuc sđẩy gói nhà ở xã hội...

Gới thứ 3 là gói an sinh xã hội, cho phép gia hạn thực hiện các gói hỗ trợ năm 2020 đến hết tháng 6/2021, với giá trị còn lại là 36.900 tỷ đồng, khoảng 0,6% GDP.

Cùng với đó, Chính phủ cũng cần xây dựng kế hoạch, phương án thoái lui các biện pháp hỗ trợ khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng vững chắc nhằm hạn chế các rủi ro lạm phát tăng lên, thị trường tài sản (chứng khoán, bất động sản...) tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ bong bóng.

Cuối cùng là tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế (WHO, Liên minh COVAX...) và các tổ chức sản xuất vaccine để sớm có đủ lượng vaccine cho Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền về sự cần thiết của việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 để người dân yên tâm thực hiện; thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao

'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao

Cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền mặt luôn thu hút giới đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.

Tài chính - 14/05/2025 10:33

Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm

Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm

Loạt doanh nghiệp khu công nghiệp báo lãi tăng cao trong quý đầu năm như Kinh Bắc, Becamex, Long Hậu, Sonadezi. Dòng vốn FDI thực hiện tháng 4 vẫn tăng dù lo ngại thuế quan.

Tài chính - 14/05/2025 07:05

Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?

Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?

Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.

Tài chính - 13/05/2025 15:31

Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?

Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?

Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.

Tài chính - 13/05/2025 11:13

Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD

Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD

Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.

Tài chính - 13/05/2025 09:43

Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.

Tài chính - 13/05/2025 06:45

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.

Tài chính - 12/05/2025 16:15

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.

Tài chính - 12/05/2025 14:55

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.

Tài chính - 11/05/2025 08:40

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.

Tài chính - 11/05/2025 07:50

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.

Tài chính - 10/05/2025 16:24

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.

Tài chính - 10/05/2025 13:07

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.

Tài chính - 10/05/2025 08:10

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 09/05/2025 16:20

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.

Tài chính - 09/05/2025 13:46

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.

Tài chính - 09/05/2025 11:08