Việt Nam bị ‘gắn mác’ thao túng tiền tệ, nhà đầu tư có nên lo lắng?
Việc Việt Nam bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ có thể gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương mại và đầu tư giữa 2 nước. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng ở thời điểm hiện tại nhà đầu tư cũng không nên quá lo lắng...
Ngày 16/12 vừa qua, Bộ Tài chính Hoa Kỳ (BTC Hoa Kỳ) đã ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”.
Trên cơ sở 3 tiêu chí: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng, BTC Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam cùng với Thuỵ Sỹ vào danh sách các nước thao túng tiền tệ theo Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.
Trước Báo cáo trên của Mỹ, ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có thông báo khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua của Ngân hàng Nhà nước là trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Tại cuộc họp chiều 18/12, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam là nhằm ổn định kinh tế vĩ mô chứ không phải để tạo lợi thế thương mại.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố, trong đó có các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam; việc mua ngoại tệ thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến tới quan hệ thương mại hài hoà, bền vững.
Tuy nhiên, thông tin Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ gây hoang mang cho giới đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam. Để có một góc nhìn khách quan và rõ ràng hơn về tác động của việc bị gắn mác thao túng tiền tệ, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính đã có nhiều năm làm việc tại Mỹ và Việt Nam về vấn đề này.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng. Ảnh: Internet.
Mỹ sẽ làm gì với những nước từng bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi biết, cho đến thời điểm hiện tại Trung Quốc là quốc gia duy nhất bị Mỹ trừng phạt khi bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ. Việc đầu tiên mà Mỹ làm là đánh thuế 25% cho hàng nhập khẩu từ nước này để khiến giá cả hàng hoá vào Mỹ tăng cao hơn, từ đó hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thao túng tiền tệ từng được hiểu là quân bài chính trị chứ không phải vấn đề thương mại nhưng tới thời ông Trump lên làm Tổng thống Mỹ với khẩu hiệu “làm nước Mỹ hùng cường trở lại” thì ông Trump đã nhắm thẳng vào Trung Quốc để trừng phạt nước này. Lý do được ông Trump đưa ra là Trung Quốc đã sản xuất ra hàng giá rẻ, rồi bán sản phẩm cho Mỹ, khiến cho các công xưởng của Mỹ phải đóng cửa, gây ra tình trạng thất nghiệp tại nhiều nơi. Không những vậy, các công xưởng của Mỹ dần di dời qua Trung Quốc để sản xuất rồi xuất khẩu hàng giá rẻ trở lại nước Mỹ. Ông Trump cho rằng "Trung Quốc đã sống trên lưng người Mỹ" một thời gian dài.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính là vì lý do này. Ông Trump nhắm vào Trung Quốc với một trong những công cụ đầu tiên là tuyên bố Trung Quốc nằm vào trong danh sách thao túng tiền tệ. Trung Quốc đã từng nằm trong danh sách thao túng tiền tệ cho đến tận năm 2019 sau khi 2 nước có những thương lượng quan trọng thì Mỹ mới rút Trung Quốc ra khỏi danh sách. Và đến bấy giờ chỉ còn 4 quốc gia nằm trong danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ là Việt Nam, Thuỵ Sỹ, Đài Loan và Indonesia.
Với Việt Nam, nếu không có giải pháp nào giúp Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ thì Mỹ cũng có thể làm điều tương tự như với Trung Quốc, áp thuế 25% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Đó có thể là các sản phẩm dệt may, da giày, nông sản, các sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, đó là giả thuyết tệ nhất.
Vậy với các nước khác đang nằm trong danh sách thao túng tiền tệ thì sao? Hành động trừng phạt của Mỹ ngoài đánh thuế còn động thái nào khác?
Ngoài Trung Quốc nằm trong danh sách thao túng tiền tệ bị Mỹ tuyên bố trừng phạt bằng tăng thuế thì chưa có quốc gia nào nằm trong danh sách này chịu biện pháp trừng phạt tương tự hoặc Mỹ có những động thái rõ ràng với các quốc gia đó.
Ngoài trừng phạt dựa trên thuế, Mỹ có thể tìm cách hạn chế xuất siêu từ các nước này sang Mỹ, dùng các rào cản kỹ thuật với hàng xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại cũng chưa ai biết Mỹ sẽ có kế hoạch gì với Việt Nam.
Động thái ra sao còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, vì bản thân chính trường Mỹ cũng đang rất rối ren, chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ thứ 45 để chuyển giao sang nhiệm kỳ mới. Cho đến hiện tại gần như 99,9% là ông Joe Biden sẽ lên nằm quyền ở Mỹ và đảng dân chủ sẽ có những thái độ hoà hoãn hơn với Trung Quốc và Việt Nam. Vì thế, Việt Nam nằm trong danh sách thao túng tiền tệ nhưng có khả năng Mỹ sẽ không có động thái trừng phạt.
Vậy ở thời điểm hiện tại nhà đầu tư có nên lo ngại?
Hiện nay đang là thời điểm để Việt Nam và Mỹ thực hiện đàm phán giải quyết vấn đề. Đến nay vẫn chưa thấy có biện pháp trừng phạt nào từ phía Mỹ được đưa ra. Nhà đầu tư không nên quá lo lắng nhưng họ phải rất quan tâm tới vấn đề này vì ông Trump rất khó đoán và chưa biết Mỹ sẽ xử lý thế nào ở thời điểm hiện tại. Nếu Mỹ có hành động trừng phạt thì nhà đầu tư cũng phải sẵn sàng để phản ứng lại.
Riêng với những nhà đầu tư của Mỹ và Việt Nam đang có quan hệ xuất nhập khẩu với Mỹ, tôi đề xuất nên chủ động thông qua các hiệp hội để đưa ý kiến lên Chính phủ. Ví dụ, nếu doanh nghiệp thấy Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ là không hợp lý thì phải có ý kiến với Chính phủ, đưa ra đề xuất xử lý các vấn đề.
Xin cảm ơn ông!
Nói về việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách một trong những thao túng tiền tệ, TS. Trương Văn Phước, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết: Thứ nhất, việc thặng dư thương mại với Mỹ lớn có nhiều lý do nhưng chủ yếu do cấu trúc của cán cân thương mại Việt Nam. Mỹ thắc mắc nếu không phải can thiệp tỷ giá sao Việt Nam bán hàng qua Mỹ nhiều như vậy? Nguyên nhân sâu xa là lao động Việt Nam giá quá rẻ. Yếu tố này kết tinh vào giá thành sản phẩm, từ đó giá hàng hoá xuất đi rất rẻ.
Thứ hai, về cán cân vãng lai- bao gồm cán cân thương mại và các khoản chuyển tiền (gồm chuyển tiền từ nước ngoài về, nhất là kiều hối). Vài năm trở lại đây, chúng ta xuất siêu nhưng không lớn, một năm cỡ khoảng 5-10 tỷ, năm nay hơn 20 tỷ. Trong khi cán cân vãng lai của các nước tăng cao do thương mại thì ở Việt Nam, cán cân vãng lai thặng dư chủ yếu do nhận tiền kiều hối từ nước ngoài. Đây là những khoản người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về để trợ cấp cho người thân trong nước. Kiều hối chảy về là yếu tố khách quan, không phải vì tỷ giá cao hay thấp. Do đó, tỷ giá không phải là yếu tố làm cán cân vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí của Mỹ quy định là 2% GDP.
Thứ ba, về can thiệp trên thị trường ngoại hối, tôi cho rằng hoạt động mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua về mặt bản chất là quá trình chuyển đổi ngoại hối. Hiện nay pháp luật ngoại hối Việt Nam không cho phép dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong nước. Nhà đầu tư chuyển ngoại tệ vào Việt Nam kinh doanh thì phải chuyển đổi ra tiền đồng. Các nhà xuất khẩu hay nguồn tiền kiều hối chuyển về nước cũng phải đổi qua tiền đồng để sử dụng.
Việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ suy cho cùng là thực hiện chức năng chuyển hoá các đồng ngoại tệ để giúp người dân tại lãnh thổ Việt Nam có thể dùng tiền đồng, tức việc mua vào này là bắt buộc.
Một vấn đề quan trọng nữa Mỹ cho rằng Việt Nam đã mua ngoại hối can thiệp nhằm định ra giá trị tiền đồng dưới giá trị thật. Mức ngang giá tiền tệ này phụ thuộc chủ yếu vào mức chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với các đối tác thương mại chính, nhất là với Mỹ. Trong những năm gần đây, lạm phát bình quân của Việt Nam là 4% trong khi lạm phát của Mỹ chưa đến 2%, việc tiền đồng mất giá 1-1,5% có thể hiểu được. Tôi không cho rằng VND hiện nay dưới giá trị thực như trong báo cáo của Mỹ. Có nhiều năm lạm phát Việt Nam cao 5-6% nhưng tiền đồng chỉ mất giá 1-2%. Tiền đồng thậm chí còn đang mất giá rất chậm.
- Cùng chuyên mục
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh
Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.
Tài chính - 05/06/2025 07:00
VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?
Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.
Tài chính - 04/06/2025 12:28
VN-Index có thể đạt 1.500 điểm
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng mức định giá của TTCK Việt Nam đang khá hấp dẫn và VN-Index có thể quay lại mức đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong cuối năm nay.
Tài chính - 03/06/2025 16:52
GEG tăng mạnh, hàng chục triệu cổ phiếu thuộc TTC AgriS chờ bán ra
TTC AgriS có kế hoạch thoái vốn khỏi Điện Gia Lai để tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sở hữu hơn 56 triệu cổ phiếu GEG với giá gốc 13.300 đồng/cp.
Tài chính - 03/06/2025 13:11
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago