Bộ Ngoại giao lên tiếng việc Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ

Nhàđầutư
Trước việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam cùng Thụy Sĩ vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn duy trì trao đổi với Mỹ các vấn đề vướng mắc theo hướng bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên.
THANH TRẦN
17, Tháng 12, 2020 | 17:50

Nhàđầutư
Trước việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam cùng Thụy Sĩ vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn duy trì trao đổi với Mỹ các vấn đề vướng mắc theo hướng bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên.

2020-12-17 17_53_47-Photos

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Chiều 17/12, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài chính Mỹ chính thức xác định Việt Nam và Thụy Sỹ là quốc gia thao túng tiền tệ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Trong 25 năm qua, đặc biệt từ khi thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ, hai nước đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại và đầu tư. Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ, thực hiện nghiêm túc các cam kết cấp cao về hoạt động thương mại giữa hai nước, cũng như các cam kết thương mại đa phương khác".

"Việt Nam cũng duy trì đối thoại và tham vấn trên tinh thần xây dựng với phía Mỹ để xử lý các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương theo hướng bền vững và hài hoà lợi ích của cả hai bên", người phát ngôn nói thêm.

Ngày 16/12, Bộ Tài chính Mỹ ban hành báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ", theo đó lần đầu tiên đưa Việt Nam và Thụy Sỹ vào danh sách thao túng tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) lên tiếng khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua - trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Việc NHNN mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế - thương mại ổn định và bền vững với Hoa Kỳ. NHNN Việt Nam sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa, công bằng theo Kế hoạch hành động hợp tác giữa hai nước.

Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24920.00 25240.00
EUR 26183.00 26288.00 27459.00
GBP 30590.00 30775.00 31725.00
HKD 3138.00 3151.00 3253.00
CHF 26916.00 27024.00 27854.00
JPY 159.28 159.92 167.24
AUD 15962.00 16026.00 16515.00
SGD 18096.00 18169.00 18702.00
THB 665.00 668.00 695.00
CAD 17894.00 17966.00 18490.00
NZD   14679.00 15171.00
KRW   17.38 18.92
DKK   3516.00 3644.00
SEK   2267.00 2354.00
NOK   2263.00 2352.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ