Vì sao Sông Chu muốn rút khỏi liên danh với Công ty Anh Phát tại dự án nhà máy nước ở Nghi Sơn?

Nhàđầutư
Có thể nói, việc cấp nước cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn là miếng bánh béo bở mà nhiều nhà đầu tư “thèm muốn”. Thế nhưng, Công ty Sông Chu lại muốn thoái vốn khỏi liên danh với Công ty Anh Phát tại dự án nhà máy nước ở Nghi Sơn một cách khó hiểu.
THỦY TIÊN
18, Tháng 01, 2019 | 13:06

Nhàđầutư
Có thể nói, việc cấp nước cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn là miếng bánh béo bở mà nhiều nhà đầu tư “thèm muốn”. Thế nhưng, Công ty Sông Chu lại muốn thoái vốn khỏi liên danh với Công ty Anh Phát tại dự án nhà máy nước ở Nghi Sơn một cách khó hiểu.

Năm 2016, dư luận tỉnh Thanh Hóa được phen lùm xùm bởi việc Liên danh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát – Công ty TNHH MTV Sông Chu khởi công dự án nhà máy nước tại Hồ Quế Sơn – Khu kinh tế Nghi Sơn.

Dự án này được cho có quy mô lớn với công suất 60.000 m3/ngày đêm. Trước khi khởi công dự án, chủ đầu tư nhà máy nước cam kết là trong vòng 6 tháng sẽ xây dựng xong nhà máy để đáp ứng nguồn nước dự phòng cho dự án lọc hóa dầu trong Khu kinh tế Nghi Sơn hoạt động.

Điều đáng nói, thời điểm liên danh Anh Phát khởi công Nhà máy nước Quế Sơn là trái với quy hoạch Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg ngày 10/10/2007. Trong Quyết định 1364 ghi rõ: “Xây dựng các nhà máy nước tại hồ Đồng Chùa phục vụ cho phía Đông Nam Quốc lộ 1A công suất 90.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước tại hồ Kim Giao phục vụ phía Tây đường Quốc lộ 1A công suất 50.000 m3/ngày đêm…”.

nha-may-nuoc-nghi-son

Dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn do liên danh Anh Phát - Sông Chu làm chủ đầu tư

Trong khi, Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất VLXD Bình Minh (Công ty Bình Minh) đã tiên phong đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch tại hồ Đồng Chùa, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa với tổng công suất 90.000m3/ngày đêm, đáp ứng đầy đủ nước sạch cho dự án nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn và các dự án khác trong Khu kinh tế Nghi Sơn từ nhiều năm trước đó.

Thế nhưng, UBND tỉnh Thanh Hóa lại không có biện pháp ngăn chặn mà còn khuyến khích liên danh Anh Phát triển khai xây dựng nhà Nhà máy nước Quế Sơn, bằng việc 2 lần ban hành văn bản gửi NSRP đề nghị đơn vị này sớm thương thảo, ký hợp đồng với đơn vị cấp nước với liên danh Anh Phát trong khi dự án này vẫn còn đang dang dở.

Cụ thể, tại công văn số 11604 (ngày 11/10/2016), UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ rõ: để đảm bảo cho việc cung cấp nước cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đề nghị Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn sớm tiến hành thương thảo ký hợp đồng cấp nước với đơn vị thứ 2 (liên danh Anh Phát) để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đến tận chân hàng rào nhà máy.

Văn bản này cũng ghi rằng: “Nếu Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn không giải quyết được các vấn đề nêu trên, tỉnh Thanh Hóa không đủ cơ sở để khẳng định sẽ cung cấp, đáp ứng yêu cầu cấp nước cho dự án”.

Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng có văn bản gửi Chính phủ đề nghị được bổ sung nhà máy nước Quế Sơn vào quy hoạch Khu kinh tế Nghi Sơn.

Sau đó, Công ty Bình Minh đã có nhiều đơn thư phản ánh, kêu cứu bởi Lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng ký hợp đồng mua nước của Công ty này để ký với liên danh Anh Phát.

Cùng Anh Phát vượt qua nhiều tai tiếng để đầu tư vào nhà máy nước Quế Sơn như vậy, thế nhưng khi hưởng “trái ngọt” thì Công ty Sông Chu bất ngờ muốn thoái vốn khỏi liên danh.

Cụ thể, Công ty Sông Chu đã có công văn số 209 gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xin thoái vốn đầu tư dự án Hệ thống cấp nước Khu kinh tế Nghi Sơn.

Có phải do Công ty Sông Chu cần vốn để đầu tư dự án nào khác nên phải thoái vốn khỏi liên danh với Anh Phát?

Theo báo cáo tài chính năm 2017 của công ty này, vốn góp chủ sở hữu của Sông Chu là 5.409 tỷ đồng. Công ty không có công ty con và chỉ đầu tư hơn 55 tỷ đồng vào 2 đơn vị liên kết là nhà máy nước Nghi Sơn với Công ty Anh Phát và góp vốn vào Công ty CPTV xây dựng Sông Chu. Trong khi đó, nợ phải trả của Sông Chu là hơn 129 tỷ đồng.

Vậy vì sao Công ty Sông Chu lại chịu từ bỏ miếng bánh “béo bở” từ dự án nhà máy cấp nước ở Nghi Sơn?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ