Vì sao nhiều địa phương có chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng cao so với dự toán Thủ tướng giao?

Nhàđầutư
BHXH Việt Nam cho biết, qua phân tích dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT trên Hệ thống thông tin giám định BHYT (tính đến hết tháng 7/2019) và báo cáo của BHXH một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tỉnh có số chi KCB BHYT tăng cao so với dự toán Thủ tướng giao.
BẢO ANH
03, Tháng 09, 2019 | 14:50

Nhàđầutư
BHXH Việt Nam cho biết, qua phân tích dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT trên Hệ thống thông tin giám định BHYT (tính đến hết tháng 7/2019) và báo cáo của BHXH một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tỉnh có số chi KCB BHYT tăng cao so với dự toán Thủ tướng giao.

KCB BHYT 1 NAM 2012

Nhiều địa phương có chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng cao so với dự toán Thủ tướng giao tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/4/2019

Đối chiếu với dự toán Thủ tướng giao tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/4/2019, trong đó một số nhóm chi phí KCB bình quân/1 lượt KCB tăng mạnh so với năm 2018 như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiền ngày giường… Cụ thể, chi KCB BHYT tăng cao so với dự toán Chính phủ giao gồm: Vĩnh Long 88,24%; Ninh Thuận 71,84%; Đắc Nông 71,04%; Nghệ An 69,99%....

Gia tăng chi phí KCB BHYT bình quân/1 lượt KCB tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 (6 tháng đầu năm): Vĩnh Long tăng 25,26%; Thừa Thiên Huế tăng 12,09%; Lai Châu tăng 10,50%… trong khi toàn quốc tăng 2,01%. Trong đó: Chi bình quân xét nghiệm/1 lượt KCB tại Vĩnh Long tăng 9,51%; Sóc Trăng tăng 4,9%... (toàn quốc giảm 5,48%); Chi bình quân chẩn đoán hình ảnh/1 lượt KCB tại Ninh Thuận tăng 21,27%; Vĩnh Long tăng 17,32%... (toàn quốc giảm 5,97%); Chi bình quân tiền ngày giường/1 lượt KCB tại Nam Định tăng 19,93%; Tiền Giang tăng 15,54%; Bến Tre tăng 14,47%; Đồng Tháp tăng 12,5%; Vĩnh Long tăng 12,21%; ...(toàn quốc giảm 2,68%).

Tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2018: Phú Yên tăng 13,66%; Thái Nguyên tăng 12,67%; Vĩnh Long tăng 12,59%; Bạc Liêu tăng 11,71%; Sơn La tăng 11,25%;... (toàn quốc giảm 0,87%).

Đặc biệt tại một số tỉnh phía Bắc trong 7 tháng đầu năm 2019 có tỷ lệ người bệnh vào điều trị nội trú rất cao như: Phú Thọ 17,70%, Sơn La 17,61%; Vĩnh Phúc 15,95%...

Việc quản lý và thanh toán đối với các bệnh mãn tính tại cơ sở KCB không đúng quy định: tách đợt KCB hàng tháng từ 30 ngày thành 3-4 đợt (chỉ cấp thuốc từ 7-10 ngày/1 đợt); người bệnh phải quản lý từ 2 bệnh mạn tính trở lên tại cơ sở KCB nhưng phải đi khám nhiều lần các ngày khác nhau tại các chuyên khoa khác nhau để được cấp thuốc cho từng bệnh gây phiền hà cho người bệnh và gây gia tăng chi phí KCB BHYT không cần thiết (Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp….).

Thanh toán trùng giữa hai cơ sở KCB: giờ khám bệnh tại cơ sở KCB sau chỉ sau giờ kết thúc đợt KCB tại cở KCB trước ít phút, thậm chí giờ khám bệnh tại cơ sở KCB sau xảy ra trước giờ kết thúc đợt KCB tại cơ sở KCB trước (Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long…). Thống kê đề nghị thanh toán tiền Hội chẩn đối với trường hợp người bệnh được giới thiệu chuyển tuyến nhưng không thực hiện Hội chẩn theo quy định hoặc một bác sĩ chủ trì hội chẩn/1 ngày đối với quá nhiều người bệnh (tại Đồng Tháp một ngày một bác sĩ chủ trì hội chẩn trên 365 lượt người bệnh).

Cơ sở KCB lập hồ sơ khống để thanh toán chi phí KCB với cơ quan BHXH (Bệnh viện ACA - tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện YHCT và Bệnh viện PHCN - tỉnh Sơn La, Bệnh viện Tâm Trí - Thành phố Hồ Chí Minh)…).

Cơ sở KCB không đảm bảo điều kiện hoạt động theo Hợp đồng đã ký theo quy định: Cơ sở KCB không thông báo cho cơ quan BHXH sự thay đổi về nhân lực đăng ký hành nghề KCB dẫn đến việc Danh sách đăng ký người hành nghề KCB trong hồ sơ ký hợp đồng KCB BHYT với danh sách đăng ký người hành nghề KCB được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế không trùng khớp (Bắc Giang, Thanh Hóa); Danh sách đăng ký hành nghề KCB không đúng mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP...

Người đăng ký hành nghề làm thêm giờ tại một số phòng khám đa khoa ngoài công lập vượt quá 200 giờ/năm không đúng quy định tại Bộ Luật Lao động và Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Một số Phòng khám đa khoa ngoài công lập không đảm bảo tỷ lệ bác sĩ làm việc cơ hữu tối thiểu đạt từ 50% trở lên trên tổng số bác sĩ KCB tại đó theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP (Bình Dương).

Phát sinh chi phí KCB BHYT trên Cổng tiếp nhận của Hệ thống thông tin giám định BHYT tại các cơ sở KCB chưa tiếp tục ký hợp đồng với cơ quan BHXH nhưng BHXH tỉnh không báo cáo BHXH Việt Nam (8 bệnh viện tư nhân tại Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy - Thành phố Hồ Chí Minh).

Cơ sở KCB BHYT lợi dụng chính sách thông tuyến KCB BHYT để thu gom người bệnh đến KCB dưới danh nghĩa KCB từ thiện, KCB nhân đạo (Bắc Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh…).

Đấu thầu, mua sắm, sử dụng một số thuốc cùng hoạt chất, cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật (TCKT), cùng đường dùng, có giá cao khi quy đổi về cùng hàm lượng như: Ceftiaxon 2g, Simvastatin 40mg, Amoxicilin 875mg, Cefotaxim 500mg, Cefoxitin 2g, Piperacilin+Tazobactam 2g+250mg, Piracetam 5g/20ml.. hoặc mua sắm, lựa chọn sử dụng thuốc, vật tư y tế giá cao so với giá bình quân của các tỉnh lân cận dẫn đến sự gia tăng chi phí KCB BHYT bất hợp lý, đây chính là một trong những nguyên nhân gây vượt nguồn dự toán của Chính phủ giao (Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa...).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ