Vì sao Hà Tĩnh lại đề xuất đầu tư sân bay quốc tế?

Nhàđầutư
Theo quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự báo Hà Tĩnh có tiềm năng tiếp nhận khoảng 3,8 triệu lượt nhu cầu bay một năm vào năm 2030. Do vậy, địa phương này mong muốn được đầu tư sân bay để phục vụ khách du lịch, chuyên gia, lao động trong nước và nước ngoài đến làm việc.
MY ANH
14, Tháng 09, 2020 | 18:33

Nhàđầutư
Theo quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự báo Hà Tĩnh có tiềm năng tiếp nhận khoảng 3,8 triệu lượt nhu cầu bay một năm vào năm 2030. Do vậy, địa phương này mong muốn được đầu tư sân bay để phục vụ khách du lịch, chuyên gia, lao động trong nước và nước ngoài đến làm việc.

de-xuat-xay-cang-hang-kho

 

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo tư vấn, lập bổ sung Cảng hàng không Hà Tĩnh vào Quy hoạch mạng lưới Cảng hàng không toàn quốc.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất quy hoạch cảng hàng không Hà Tĩnh có diện tích từ 300 ha đến 450 ha tại các xã Thạch Văn huyện Thạch Hà, Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Đây là sân  bay dân dụng quốc tế cấp 4C có 2 đường băng với chiều dài lớn hơn 1.800 m. Các đường bay dự kiến khai thác tại sân bay này là Hà Nội, TP.HCM, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Phú Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Sân bay có năng lực khai thác đến năm 2030 đạt 500.000 hành khách/năm, đến năm 2050 đạt 2 triệu hành khách/năm.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 thì sân bay Hà Tĩnh được xác định vị trí quy hoạch tại Xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, với quy mô và dự kiến thời gian thực hiện là Giai đoạn sau 2020 cần thiết xây dựng 1 sân bay phục vụ chuyên cơ và dành diện tích để mở rộng về sau, khi nhu cầu đủ lớn; việc có được một sân bay cho các chuyên cơ sẽ phù hợp trong tương lai gần, một sân bay với đường băng dài 1,2 km -1,8 km sẽ cho phép chuyên cơ có sức chứa đến 100 hành khách từ Hà Nội và Đà Nẵng cất hạ cánh.

Tại Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Hà Tĩnh đến năm 2020, được Bộ GTVT thuận tại Văn bản số 571/BGTVT-KCHT ngày 17/1/2010 và UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 1023/QĐ-UBND, được xác định vị trí quy hoạch tại xã Thạch Hội, Xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, với diện tích 350 đến 450 ha; với quy mô và dự kiến thời gian thực hiện là lưu lượng dự kiến khoảng 100.000 hành khách/năm vào năm 2020 như sân bay Phú Bài hiện tại. Các chuyến bay có thể khai thác là: Hà Tĩnh – TP.HCM, Hà Tĩnh - Buôn Mê Thuột, Hà Tĩnh - Đà Lạt, Hà Tĩnh - Điện Biên Phủ, Hà Tĩnh - Cát Bi (Hải Phòng).

Bên cạnh đó, Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, do Tập đoàn tư vấn BCG của Mỹ lập, hiện nay Quy hoạch đang lấy ý kiến của các Bộ, ban, ngành Trung ương để hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo đó tư vấn BCG đánh giá với đà phát triển kinh tế của tỉnh cùng với định hướng ưu tiên phát triển du lịch, đặc biệt với sự phát triển nhanh của Khu kinh tế Vũng Áng thị số lượng khách du lịch, số lượng chuyên gia, lao động trong nước và nước ngoài làm việc tại tỉnh càng lớn nên có thể thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng phương tiện hàng không, dự báo Hà Tĩnh có tiềm năng tiếp nhận khoảng 3,8 triệu lượt nhu cầu bay một năm vào năm 2030 và tiếp tục đề xuất hoạch sân bay Hà Tĩnh tại các xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà), Cẩm Dương, Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên).

“Như vậy, theo các quy hoạch nêu trên thì tỉnh Hà Tĩnh được nghiên cứu, triển khai xây dựng sân bay từ năm 2020, vị trí tại xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên”, ông Trần Tiến Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định.

Về vị trí quy hoạch sân bay Hà Tĩnh tại các xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà), Cẩm Dương, Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên) theo các quy hoạch nêu trên đã được tỉnh dành quỹ đất từ hơn 20 năm nay, đây là vị trí có dân cư thưa thớt, diện tích đất rộng lớn, nằm gần biển, đất cát dễ thoát nước, địa chất vững chắc, bằng phẳng, ít sương mù, cách xa đồi núi, ít có gió xoáy; đồng thời vị trí này tương đối gần trung tâm hành chính tỉnh Hà Tĩnh, gần các tuyến giao thông quan trọng: Quốc lộ 1, đường cao tốc và nằm ngay cạnh tuyến đường Ven biển đã đầu tư cơ bản hoàn thành, kết nối thuận lợi với Khu kinh tế Vũng Áng, Thạch Khê, Xuân Hội, Cửa Lò và Khu kinh tế Hòn La, Quảng Bình.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết là hiện đã có một số nhà đầu tư đang quan tâm đến xây dựng sân bay Hà Tĩnh, nhưng do chưa có quy hoạch cảng hàng không nên chưa thể thực hiện được.

“Với vị trí quan trọng và các tiềm năng, các lợi thế nêu trên, dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường không trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, vì vậy việc quy hoạch và đầu tư cảng hàng không tại Hà Tĩnh là hết sức cần thiết”, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đánh giá.

Mong muốn đầu tư sân bay thực ra đã được Hà Tĩnh bày tỏ từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, trước thực tế hiệu quả khai thác rất thấp của các sân bay tại các tỉnh duyên hải miền Trung  nên Chính phủ chưa mặn mà với đề xuất của tỉnh.

Một con số thống kê là chỉ riêng 14 tỉnh, thành miền Trung, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, đã có đến 9 sân bay. Mật độ sân bay dày đặc nhưng hiệu quả khai thác không được là bao. Xét trên khía cạnh kinh doanh, tính trên phạm vi cả nước, hiện cũng mới chỉ có vài ba sân bay có lãi, trong đó chủ yếu là 2 sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, còn lại đều hòa vốn hoặc thua lỗ triền miên.

Trao đổi vấn đề này với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kĩ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP HCM cho rằng, trước đây đã có làn sóng địa phương đua nhau xây dựng cảng biển, sân golf, gần đây tôi thấy có tình trạng các địa phương đua nhau xin xây dựng sân bay, mới nhất là Hà Tĩnh và Cao Bằng. Điều này cần cân nhắc cẩn trọng nếu không sẽ bị lãng phí nguồn đầu tư.

"Đối với kiến nghị xây dựng sân bay Hà Tĩnh, tôi cho rằng cũng không hiệu quả vì hiện đã có sân bay Vinh (Nghệ An), sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) với khoảng cách 100km đổ lại. Nên nếu xây dựng thêm sân bay Hà Tĩnh sẽ rất tốn kém và lãng phí đầu tư", ông Tống nhận xét.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ