Vì sao các ngân hàng lớn vội vàng muốn tăng phí rút tiền ATM?
Chỉ sau 2 tháng bị NHNN yêu cầu dừng, 4 "ông lớn" ngân hàng tiếp tục ý định tăng phí rút tiền ATM như trước đó, động thái này cho thấy dường như những nhà băng này đang có phần vội vàng?

Thông báo áp dụng biểu phí mới, tăng phí rút tiền nội mạng được 4 "ông lớn" ngân hàng phát đi vào cuối tuần vừa rồi. Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đều nâng mức phí rút tiền nội mạng ATM từ 1.100 đồng/lần lên 1.650 đồng/lần, có hiệu lực từ ngày 15/7.
Trên thực tế, kế hoạch tăng phí rút tiền ATM của cả 4 ngân hàng đã có từ hồi đầu tháng 5. Tuy nhiên, việc tăng phí đã vấp phải nhiều phản ứng không tích cực từ khách hàng. Ngân hàng Nhà nước đã lập tức có yêu cầu các ngân hàng này tạm dừng kế hoạch tăng phí rút tiền ATM nội mạng.
Sau 2 tháng tạm hoãn, cả 4 ngân hàng tiếp tục đưa quyết định tăng phí ra thêm 1 lần nữa. Tuy nhiên, lần này hay trước đó, các ngân hàng đều chưa thể làm cho khách hàng cảm thông. NHNN lại một lần nữa lên tiếng nhắc nhở, yêu cầu dừng.
Theo Thông tư 35 do NHNN ban hành, các ngân hàng được phép thu phí ATM nội mạng kể từ 1/3/2013 và có lộ trình tăng cụ thể: mức phí áp dụng tối đa cho một giao dịch rút tiền nội mạng trong năm 2013 là 1.100 đồng, tiếp đó là tăng dần lên 2.200 đồng năm 2013 và lên 3.300 đồng từ năm 2015 trở đi.
Các nhà băng vẫn đang tuân thủ đúng quy định và rõ ràng kế hoạch tăng phí của 4 "ông lớn" vẫn nằm trong khuôn khổ của NHNN, mức phí cũng còn thấp hơn nhiều so với mức trần. Tuy nhiên, động thái này vì sao lại vấp phải sự phản đối của khách hàng như vậy? Và vì sao ngân hàng nhất quyết phải tăng phí (có chút vội vàng) dù không được đồng thuận của đại đa số người sử dụng?
Vài năm gần đây, các ngân hàng bắt đầu chủ trương nâng tỷ trọng lợi nhuận từ mảng phi tín dụng, trong đó chủ yếu là nguồn thu dịch vụ. Nhiều nhà băng thể hiện quyết tâm này khi nâng nhiều loại phí như phí dịch vụ Internetbanking, phí SMS banking và gần đây nhất là ý định tăng rút tiền tại ATM.
Theo giải thích của các nhà băng, chi phí cho một giao dịch tại ATM các nhà băng phải chi trả là từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng bao gồm chi phí thuê chỗ đặt máy, đường truyền, máy móc, điện, bảo trì, chi phí cho việc vận chuyển tiền mặt tới các máy ATM. Ngoài ra, theo các ngân hàng, số tiền để tại các máy ATM gần như không sinh lãi và phải duy trì đều đặn để đảm bảo máy luôn hoạt động. Như vậy, dù tăng phí nhưng dường như ngân hàng vẫn đang phải chịu lỗ cho dịch vụ ATM?
Ngoài mục đích về kinh tế, bảo đảm lợi nhuận thì động thái tăng phí rút tiền của các ngân hàng có liên quan tới chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt. Theo ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội thẻ Việt Nam, tuy số lượng giao dịch thanh toán đã tăng lên thời gian qua nhưng phần lớn, trên 90% vẫn là giao dịch rút tiền mặt. "Trong tương lai, chỉ cần khoảng 20% giao dịch từ thẻ là để thanh toán và 80% là để rút tiền mặt thì phí dịch vụ ngân hàng chắc chắn sẽ được điều chỉnh theo xu hướng giảm", ông Tuấn cho biết.
Những lý do trên được đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục người dùng khi trên thực tế, có thể ngân hàng đang không có lời với các dịch vụ ATM nhưng lại lãi lớn ở các sản phẩm, dịch vụ bán chéo khác. Vietcombank, BIDV, VietinBank là những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống năm 2017, lãi từ dịch vụ cũng nằm trong top đầu.
Nhiều chuyên gia cho rằng khi khách hàng gửi tiền, bản thân ngân hàng đã có thể sử dụng số tiền đấy để sinh lời, cho vay tạo lợi nhuận nên việc bắt khách hàng phải chịu các loại phí như rút tiền nội mạng, chuyển tiền cùng hệ thống là không hợp lý. Hơn nữa, một trong những vai trò của máy ATM là để giảm tải giao dịch trực tiếp tại phòng giao dịch, từ đó giảm các chi phí về nhân sự và nhiều chi phí khác về hạ tầng, không gian, giầy tờ …Không thể cứ chi phí cao thì đổ lên người tiêu dùng. Hoặc nếu có tăng phí thì cũng cần đi kèm với chất lượng dịch vụ được cải thiện.
Trong khi đó, khách hàng phàn nàn vì bị tận thu với quá nhiều loại phí dù chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo, còn tình trạng ATM ngừng phục vụ, không hoạt động, nuốt thẻ, hết tiền thường xuyên,… Tăng thêm 500 đồng tiền phí cho mỗi giao dịch rút tiền có thể không đáng bao nhiêu nhưng cũng phải lưu ý rằng hạn mức rút tiền thấp sẽ buộc khách hàng phải rút tiền nhiều lần, theo đó tiền phí cứ thế đội lên không ít.
Các sự cố về bảo mật khiến tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất vẫn liên tục xảy ra. Nguyên nhân có thể do sự chủ quan trong giao dịch của khách hàng, do thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì không thể phủ nhận ở đó có trách nhiệm rất lớn của các nhà băng, nơi giữ tiền và cam kết an toàn cho các khách hàng.
Khách hàng và các nhà băng, mỗi bên đều có lý do riêng để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Tăng phí là quyền tự chủ của các nhà băng, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nếu chọn tăng phí bất chấp phản hồi tiêu cực, ngân hàng có thể phải đối mặt với khả năng mất không ít khách hàng, đồng thời đẩy những "thượng đế" này đến với những nhà băng khác.
Quyết định tăng phí đã được dừng lại theo yêu cầu của cơ quan quản lý, tuy nhiên xu hướng tăng phí dịch vụ có lẽ sẽ khó tránh khỏi trong tương lai. Vấn đề là, lúc nào tăng phí là thích hợp, khi đó chất lượng dịch vụ đã tốt lên hay chưa, cách thông báo và giải thích của ngân hàng có khiến cho người dùng hài lòng, sẵn sàng bỏ tiền?
Theo Tri thức trẻ
- Cùng chuyên mục
Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng
Chứng khoán HSC chào bán 360 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp, mục tiêu tăng vốn lên trên 10.000 tỷ đồng.
Tài chính - 12/06/2025 10:53
Nợ xấu ngân hàng: Chưa thể yên tâm
Nghiên cứu vừa công bố của Vietnam Report nhận định nợ xấu đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất, tuy nhiên nhóm nợ có khả năng mất vốn đã đạt kỷ lục, chiếm 1,25% tổng dư nợ cho vay khách hàng với trên 176 nghìn tỷ đồng.
Tài chính - 12/06/2025 07:00
Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?
Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.
Tài chính - 11/06/2025 11:47
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện
Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.
Tài chính - 10/06/2025 17:13
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?
Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.
Tài chính - 10/06/2025 11:57
Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ
Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.
Tài chính - 10/06/2025 11:47
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
- Đọc nhiều
-
1
Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?
-
2
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
-
3
Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế
-
4
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
5
Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago