Vì sao Asanzo được bầu chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao?

Nhàđầutư
“Qua hàng loạt cách kiểm tra, chúng tôi đã loại gần 20 doanh nghiệp có nghi vấn, nhưng vẫn bị sót khi chính nhà quản lý địa phương cũng chưa phát hiện mà báo đài thì tập trung ca tụng nhiều...”, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, chia sẻ.
BẢO LINH
25, Tháng 06, 2019 | 13:03

Nhàđầutư
“Qua hàng loạt cách kiểm tra, chúng tôi đã loại gần 20 doanh nghiệp có nghi vấn, nhưng vẫn bị sót khi chính nhà quản lý địa phương cũng chưa phát hiện mà báo đài thì tập trung ca tụng nhiều...”, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, chia sẻ.

nhadautu - asanzo duoc bau chon lam hang vietnam chat luong cao nh the nao

 

Dư luận vừa qua xôn xao các sản phẩm hàng điện tử của Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt. Ngay sau đó, dù chưa có kết luận của cơ quan điều tra, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao với doanh nghiệp Asanzo.

Vừa qua, trang cá nhân bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, đã chia sẻ quy trình tổ chức điều tra lựa chọn doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC).

Đầu tiên, tổng số phiếu điều tra là 2/10.000 dân số (năm 2019, số phiếu gồm: người tiêu dùng được PV trực tiếp; các chủ tiệm bán lẻ và 1 tỉ lệ nhỏ số phiếu điều tra online). Phiếu điều tra gồm câu hỏi chính về ý kiến lựa chọn của người tiêu dùng về (chất lượng) sản phẩm được cho là có chất lượng cao từng ngành, kế là cho điểm 5 yếu tố: giá, mẫu mã, uy tín thương hiệu, bảo hành, mạng phân phối (có dễ mua không).

Trong hơn 3 tháng cuộc điều tra trải qua 2 giai đoạn (2 bước). Bước 1, tổ chức khảo sát người tiêu dùng trên cả nước, hình thức phỏng vấn trực tiếp. Kết quả sơ bộ được đăng rộng rãi trên nhiều báo. Qua đọc báo, người tiêu dùng có nhiều phản hồi. Và sau khi công bố xong thì qua bước 2, làm tiếp 3.

Ở công đoạn 2, Hội sẽ gửi thư tới các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại địa phương liên quan, để ghi nhận thông tin chính thức về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong kinh doanh (về môi trường, sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi NTD…) đồng thời cũng tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp (cung cấp và cập nhật thông tin liên quan doanh nghiệp).

Trường hợp Asanzo, quá trình minh bạch thêm là ở bước 2, cơ quan chức năng không phát hiện doanh nghiệp làm ăn gian dối; báo chí và các đoàn thể của người tiêu dùng cũng không có ý kiến nào về Asanzo.

Sau đó, các kết quả này được công khai trên trang web của Hội.

Bà Hạnh chia sẻ: "Việc lấy ý kiến người tiêu dùng thì việc phân bổ mẫu điều tra phải chọn rất khoa học theo nguyên tắc xác suất thông kê và khi cử phỏng vấn viên đi hỏi thì mình có giám sát kiểm tra từng phiếu. Điều tra 18.000 phiếu, và danh sách đủ điểm sơ bộ là hơn 700 DN thì rất khó có điều kiện đi kiểm tra tại chỗ, tại nhà máy từng DN. Qua hàng loạt cách kiểm tra, chúng tôi đã loại gần 20 DN có nghi vấn, nhưng vẫn bị sót khi chính nhà quản lý địa phương cũng chưa phát hiện mà báo đài thì tập trung ca tụng nhiều...”.

Asanzo cố tình khai báo sai về xuất xứ lô hàng

Về Asanzo, bà Vũ Kim Hạnh cho hay, thương hiệu này được người tiêu dùng bình chọn ở ngành Điện tử gia dụng, và chỉ có 2 sản phẩm được chứng nhận HVNCLC là: Tivi và Thiết bị Smart Box (cục bắt tín hiệu truyền hình mặt đất). Các sản phẩm khác của Asanzo thuộc ngành máy móc gia dụng không được người tiêu dùng bình chọn.

Đối chiếu các thông tin đăng tải trên báo chí gần đây và hồ sơ Asanzo cung cấp cho Hội DNHVNCLC đang lưu trữ, “chúng tôi thấy doanh nghiệp cho biết là DN sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng (được bình chọn) tại 2 nhà máy: nhà máy 1 rộng 5.000 m2 và nhà máy 2 rộng 1.740 m2 là không đúng với thực tế”, bà Hạnh đánh giá. Với cơ sở đối chiếu là hồ sơ do chính Asanzo nộp, điều này thể hiện sự cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng của Asanzo, cũng là vi phạm điều lệ sử dụng danh hiệu mà doanh nghiệp đã cam kết khi nhận.

“Từ đó, chúng tôi tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận HVNCLC để chấm dứt tình trạng gian lận và vi phạm điều lệ sử dụng”, bà Hạnh khẳng định.

Ngoài ra bà Hạnh cũng cho biết: “Không hề có việc chứng nhận Hàng VN Chất lượng cao cho tất cả sản phẩm của doanh nghiệp và tuyệt nhiên không có 'kinh doanh mua bán' nhãn hiệu này”.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ