VCBS: Lãi suất huy động có thể tăng 1–1,5% trong năm 2022

VCBS dự báo lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5% gây áp lực lên lãi suất cho vay và tỷ giá có thể tăng 2% trong năm 2022.
ĐÌNH VŨ
12, Tháng 06, 2022 | 08:41

VCBS dự báo lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5% gây áp lực lên lãi suất cho vay và tỷ giá có thể tăng 2% trong năm 2022.

giao-dich-ngan-hang-tien-11-1539

VCBS dự báo lãi suất huy động có thể tăng 1–1,5% trong năm 2022. Ảnh: Trọng Hiếu

Trong báo cáo vĩ mô mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, lãi suất huy động nhích tăng trong tháng 5 chủ yếu tại các NHTM cổ phần với mức tăng trung bình 0,1-0,2%. Cá biệt tại kỳ hạn 12 tháng, mức tăng đạt xấp xỉ 0,7%. Như vậy, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã tăng 0,3–0,6%.

Đến 31/5/2022, tín dụng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021. Số liệu cho thấy tín dụng có xu hướng tăng cao hơn đối với giai đoạn phục hồi sau dịch đặc biệt tại các ngành thương mại và dịch vụ.

Với lãi suất cho vay, hệ thống NHTM đã bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

VCBS cho rằng, định hứớng xuyên suốt của NHNN là giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch nhưng với tăng trưởng tín dụng dự báo đạt cao hơn so với cùng kỳ, lãi suất huy động chịu áp lực tăng thì lãi suất cho vay khó có thể tránh khỏi những áp lực nhất định.

Với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, VCBS dự báo lãi suất huy động còn có thể tiếp tục tăng.

Cụ thể, lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng 1–1,5% trong cả năm 2022. Lãi suất cho vay chịu áp lực tăng nhưng sẽ có độ trễ so với lãi suất huy động. Cùng với đó, sẽ có sự phân hoá giữa mức tăng và thời điểm tăng giữa các ngành nghề.

Về tỷ giá, ngày 11/5, NHNN điều chỉnh tỷ giá bán kỳ hạn từ 23.050 VND/USD lên 23.250 VND/USD và không cho phép hủy ngang.

Tỷ giá giao dịch tại các NHTM cũng đã có mức tăng tương ứng. Cụ thể, tỷ giá giao dịch tại các NHTM cũng được điều chỉnh tăng 230-250 VND/USD trong tháng. Tính tới ngày 31/5, VND đã giảm giá khoảng 1,8% so với USD so với đầu năm.

VCBS nhận định khả năng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát. Cùng với đó, tổ chức này sẽ tiếp tục là NHTW đi đầu trong quá trình trung hòa dần các chính sách nới lỏng. Do đó, dự báo năm 2022, USD sẽ lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác.

Đối với Việt Nam, nguồn cung ngoại tệ có diễn biến không quá thuận lợi so với các năm trước khi Việt Nam tăng nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu trong giai đoạn giá cả tăng cao, triển vọng xuất khẩu hàng hóa kém hơn kỳ vọng khi triển vọng kinh tế toàn cầu giảm đi kèm với gián đoạn chuỗi cung ứng. Mặt khác, tính tới ngày 20/5/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 7,71 tỷ USD, như vậy tăng với tốc độ trung bình 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Do vậy, VND có thể giảm giá 2% so với USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ