'Vàng trắng' vẫn tuôn chảy trên 'miền Tây' Hà Tĩnh

Nhàđầutư
Sau 20 năm thăng trầm và thách thức, đối chọi với thiên tai bão lụt và giá cả, đến nay cây cao su đã phủ kín núi rừng Hương Khê và được ví như "lá phổi xanh". Đặc biệt, cây cao su là cây kinh tế mũi nhọn, cây đa mục tiêu góp phần tạo công ăn, việc làm nâng cao đời sống dân sinh.
ANH BINH - PHAN TIẾN
20, Tháng 07, 2019 | 07:56

Nhàđầutư
Sau 20 năm thăng trầm và thách thức, đối chọi với thiên tai bão lụt và giá cả, đến nay cây cao su đã phủ kín núi rừng Hương Khê và được ví như "lá phổi xanh". Đặc biệt, cây cao su là cây kinh tế mũi nhọn, cây đa mục tiêu góp phần tạo công ăn, việc làm nâng cao đời sống dân sinh.

Trước một số ý kiến hoài nghi về hiệu quả kinh tế của cây cao su mang lại không cao, ảnh hưởng đến đời sống công nhân, nên thay đổi cây cao su để làm các dự án có hiệu quả hơn. Để rộng đường dư luận, Nhadautu.vn đã có chuyến "mục sở thị" tại "thủ phủ" cây cao su ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).

Nụ cười khi "vàng trắng" chảy đầy xô

66307230_446654739522187_6490725495938744320_n

Rừng cây cao su đã đến kỳ thu hoạch mủ

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là nông trường Phan Đình Phùng, thuộc Công ty TNHH-MTV cao su Hà Tĩnh, may mắn cho chúng tôi khi đặt chân tới những cánh rừng cao su đã bắt gặp ngay cảnh công nhân đang hăng say cạo mủ cao su. Theo quan sát của chúng tôi, chỉ với 1 lát cạo nhẹ, mà mủ đã ứa ra, chảy thành dòng xuống bát đựng.

Trao đổi với PV, chị Võ Thị Tân (công nhân đội 2) vui vẻ cho biết chị gắn bó với nông trường này đã hơn 12 năm. Sau một thời gian gặp khó khăn, đến nay, nông trường nói riêng và ngành cao su nói chung đã hoạt động ổn định trở lại.

"Nhờ đó, mà đời sống công nhân được đảm bảo, thu nhập ổn định, bình quân tháng từ 8- 10 triệu đồng, có những tay cạo suất sắc lương tháng 5,6 vừa rồi đạt 15 triệu đồng/tháng, cùng với đó là chế độ lương thưởng rất tốt, công đoàn rất quan tâm đến việc làm, đời sống của công nhân lao động chúng tôi", chị Tây chia sẻ.

66016312_413538605955566_3417970377572220928_n

Công nhân thu hoạch mủ cao su.

Cùng chung niềm vui đó, Chị Đặng Thị Huệ cho hay gia đình chị gắn bó với cây cao su gần 14 năm. Năm nay, ai cũng mừng vì thay đổi phương pháp thu hoạch, chuyển đổi từ mủ ướt sang thu hoạch mủ đông 2-3 ngày thu gom 1 lần, cách chuển đổi này không những tiết kiệm được ngày công, tăng năng suất, tiết kiệm thu gọn không tiêu hao mủ.

Công việc mệt mà vui vì sản lượng tăng lên, kèm theo đó là giá thị trường đã tăng trở lại. Hiện nay, gia đình chị Huệ cả hai vợ chồng lương tháng đạt từ 17-18 triệu đồng/tháng. Nhờ cây cao su, gia đình chị vượt qua cái nghèo, cuộc sống ngày một ổn định, phát triển, con cái được ăn học sung túc.

Trao đổi với PV, Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Nông trường Phan Đình Phùng thông tin nông trường hiện nay có 594 ha cao su đang đại mùa khai thác với 103 công nhân, một trong những nông trường có sản lượng mủ nhiều nhất của công ty, năng suất luôn đạt từ 1,2 tấn/ha, có những nơi 1,5-1,8 tấn/ha.

Trong 3 tháng gần đây, lương bình quân công nhân đạt 8,7 triệu đồng/ tháng, có tháng đạt 15 triệu. Vì thế, công nhân rất vui mừng, phấn khởi và háo hức, lao động sản xuất, chăm sóc, khai thác vườn cây.

Rời nông trường Phan Đình Phùng, chúng tôi đến nông trường Hàm Nghi. Vẫn bạt ngàn những cánh rừng cao su xanh tốt, phủ kín đầy ắp trên những cánh rừng đầu nguồn, đi dưới những hàng cây cao su như đi giữa những cánh rừng nguyên sinh khép kín tán che.

Dưới đó là những nét mặt vui tươi của các anh chị công nhân đang hối hã thu hoạch sản phẩm mủ đông, bộ phận bốc xếp đang khẩn trương bốc vội lên xe tải lớn, về nhà máy chế biến thành phẩm cho kịp chuyến xuất bán sang Đài Loan.

66191917_994965324007107_2876368563390644224_n

 

Xong việc, Chị Lê Thị Hòa (công nhân đội 3) vừa lau những giọt mồ hôi còn vương trên trán, vừa vui vẻ cho chúng tôi biết: "Các anh thấy đó, kết quả 2 ngày lao động vất vả là 1 xe cửu long đầy bắp mủ đông. Mấy năm nay, công nhân ở đây rất vui mừng vì sản lượng mủ cao, giá cả dần ổn định, thu nhập của người lao động ngày một tăng lên rõ rệt.

Riêng phần tôi, mỗi tháng thu nhập gần 8, 7 triệu, nếu đỉnh điểm cũng xấp xỉ gần cả chục triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn ngành luôn quan tâm sâu sát đến đời sống công nhân lao động, mọi chế độ, quyền lợi đầy đủ như BHXH...".

Nỗi lo mất việc

Thời gian gần đây, một đoàn người vào đo đạc và khảo sát toàn bộ diện tích nơi công nhân đang lao động thu hoạch mủ tại đây. "Thấy người lạ vào trong vườn cây chúng tôi đã báo cáo lên lãnh đạo nông trường nhưng giám đốc bảo cũng không biết", chị Hòa nói.

Sau một vài ngày, các công nhân nghe tin sẽ chặt hết cây cao su để làm dự án nuôi bò, khiến công nhân họ mấy tháng nay luôn trong tình trạng thấp thỏm đứng ngồi không yên.

Họ lo sợ nguy cơ mất việc làm như số công nhân cao su trong Kỳ Anh cũng vì chặt phá cao su để nuôi bò dự án Bình Hà, nay công nhân tay trắng tay không còn việc làm nữa.  "Vì thế, công nhân chúng tôi tha thiết đề nghị lên các cấp thẩm quyền cho công nhân lao động chúng tôi giữ lại bằng được cây cao su", chị Hòa bày tỏ.

64645826_2637196616315260_6295938197805334528_n

 

Cùng quan điểm trên, anh Phan Xuân Lĩnh (tổ trưởng tổ sản xuất đội 3) nói: "Tổ 3 do tôi quản lí có 37 người. Lương, chế độ ai nấy đều đầy đủ, nhưng từ khi mấy đoàn người vào chỉ trỏ, đo đạc đòi phá cao su để trồng cỏ nuôi bò, công nhân chúng tôi thật sự hoang mang. Nhưng qua nhiều cuộc họp, công nhân ở đây thiết tha, mong muốn gắn bó lâu dài với cây cao su, không muốn dự án nào về đây nữa cả".

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trần Thành, Giám đốc Nông trường cao su Hàm Nghi cho biết nông trường có 5 đội với 120 công nhân lao động trực tiếp, với gần 40 hộ nông dân nhận khoán vườn cây đang khai thác cao su với diện tích 560ha.

Toàn bộ diện tích trên được 20 năm tuổi và đang trong thời kỳ "sung sức". Bởi, năng suất mủ luôn đạt trên 1,2 tấn/ha, lương bình quân đạt từ 6,5-8 triệu đồng/ người/ tháng.

Liên quan đến thông tin chặt bỏ cao su để làm dự án nuôi bò, ông khẳng định vừa rồi cũng nhận được ý trong đơn kiến nghị của tập thể công nhân lao động phán ảnh về đoàn người tự ý vào khảo sát, đo đạc trên toàn bộ diện tích nông trường quản lý.

Ông mới lấy làm lạ, vì đất, tài sản trên đất là thuộc nông trường, được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao quản lí, đã được UBND tỉnh cấp sổ đỏ sử dụng đất 50 năm, giữa lúc công ty đang làm ăn hiệu quả.

Thế mà đoàn người tự do xâm nhập vào vùng đất chúng tôi đang quản lý không hề có văn bản nào cho phép họ vào để đo dạc, khảo sát để chặt phá cao su trồng cỏ nuôi bò, gây hoang mang lo lắng bất ổn hoạt động của chúng tôi, ảnh hưởng đến tư tưởng công nhân lao động", vị giám đốc bức xúc.

Trước vấn đề đó, ông đã báo cáo với cấp trên và động viên công nhân yên tâm sản xuất, mọi việc đã có phía công ty làm việc và cũng được công nhân đón nhận. Công nhân cũng bày tỏ nguyện vọng thiết tha, gắn bó với cây cao su.

Để đối chứng về hiệu quả giữa cây cao su và dự án nuôi bò trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian gần đây, chúng tôi xin nhắc lại sự thất bại thảm hại từ dự án chăn nuôi bò Bình Hà đang diễn ra tại 2 huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.

Theo đó, năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt, quy mô 33.000 con/lứa, do Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư. Đây được coi là dự án chăn nuôi có quy mô, đầu tư "khủng" nhất của Hà Tĩnh với nhiều kỳ vọng.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, dự án này đã đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Hàng trăm ha rừng cao su, rừng trồng, rừng tự nhiên trước đó được phủ kín, sau đó bị cạo trọc để trồng cỏ, nuôi bò, nhưng sau một thời gian ngắn, rốt cuộc, chuồng trại chỉ nhốt có vài trăm con bò ốm yếu.

Đặc biệt nghiêm trọng, toàn bộ nguồn nước đầu nguồn phục vụ sinh hoạt cho hơn 5.000 hộ dân thị trấn Cẩm Xuyên và vùng phụ cận đều bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đầu tư vội vã đã để lại hậu quả nặng nề, khủng khiếp đối với Hà Tĩnh. Nhiều lãnh đạo Công ty Bình Hà đã lần lượt bị vướng lao lý, kéo theo là hàng trăm công nhân cao su mất việc làm. Tài sản máy móc thiết bị được đầu tư hàng trăm, hàng nhìn tỷ đồng phơi nắng, phơi mưa, hàng nghìn ha đất lâm nghiệp bị bỏ hoang hóa, nạn cướp đất, hôi của ngày một gia tăng.

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa qua, kết luận phiên chất vấn, liên quan đến dự án nuôi bò Bình Hà, Bí thư tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng trước đó, tỉnh coi đây là một dự án sẽ mang lại nhiều kỳ vọng đối với sự nghiệp phát triển nông ngiệp, nông dân, nông thôn tỉnh nhà.

"Thế nhưng đến hôm nay, chúng ta phải khẳng định dự án này không thành công. Hệ lụy của dự án kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. UBND tỉnh Hà Tĩnh sẽ bàn và thống nhất bằng mọi biện pháp đẻ tái cơ cấu lại dự án. Tuy nhiên, nếu cứ tình trạng dự án như hiện nay, không tìm ra hướng giải quyết mà chúng ta bàn đến tái cơ cấu, thu hút các dự án lớn thì sẽ rất khó khăn", ông Sơn nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ