Vàng Phước Sơn: Đổi chủ, bao giờ mới đổi vận?

Nhàđầutư
Sự tham gia của Ngân hàng TMCP Việt Á đã đem lại luồng sinh khí cho mỏ vàng của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn. Dù vậy, vai trò của nhà băng này có lẽ không chỉ dừng lại là một chủ nợ tham gia tái cơ cấu.
BẢO LINH
03, Tháng 01, 2020 | 13:43

Nhàđầutư
Sự tham gia của Ngân hàng TMCP Việt Á đã đem lại luồng sinh khí cho mỏ vàng của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn. Dù vậy, vai trò của nhà băng này có lẽ không chỉ dừng lại là một chủ nợ tham gia tái cơ cấu.

nhadautu - vang phuoc son

Vàng Phước Sơn: Đổi chủ, bao giờ mới đổi vận? (ảnh minh họa)

Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (Vàng Phước Sơn) là doanh nghiệp liên doanh giữa CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (mã MIC) và Công ty New Vietnam Mining Corp (British Virgin Island), được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2355/GP ngày 20/10/2003 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, để thực hiện dự án khai thác vàng tại mỏ vàng Đaksa. Thời hạn hoạt động của dự án là 30 năm kể từ ngày cấp phép đầu tư.

Ngày 23/01/2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép khai thác mỏ số 116/GP-BTNMT tại khu vực mỏ Đak Sa cho Công ty TNHH Vàng Phước Sơn với diện tích mỏ được cấp là 1,5 ha, trữ lượng khoáng sản 209.908 tấn quặng cấp C1 (tương đương trữ lượng vàng là 3,1 tấn), công suất khai thác 100.000 tấn quặng/năm, thời hạn xây dựng cơ bản và khai thác mỏ là 3,5 năm (tức đến tháng 7/2009); gia hạn đến 31/7/2011 tại Giấy phép số 1553/GP-BTNMT ngày 13/8/2009, trữ lượng còn lại được phép tiếp tục khai thác là 182.832 tấn quặng vàng.

Ngày 25/4/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục gia hạn bằng việc ký Giấy phép khai thác khoáng sản số 565/GP-BTNMT cho phép Công ty vàng Phước Sơn khai thác quặng vàng tại khu vực Bãi Gõ và Bãi Đất, mỏ vàng ĐakSa. Thời hạn khai thác 5 năm, đến hết ngày 24/4/2017.

Vàng của Bersa chủ yếu là xuất khẩu nên sự biến động của thị trường vàng thế giới là tác động nhân chính ảnh hưởng kết quả doanh thu và lợi nhuận.

Có thể thấy, trong giai đoạn 2010-2012 khi giá vàng tăng mạnh, kết quả kinh doanh các công ty thành viên Bersa rất tích cực. Cụ thể, tổng doanh thu Vàng Phước Sơn và Vàng Bồng Miêu đạt 16,4 triệu USD, năm 2010 đã tăng mạnh lên 36 triệu USD, năm 2011 doanh thu từ vàng đạt đỉnh lên 58,5 triệu USD và cũng là năm thành công nhất của đại gia Canada. Trong đó, xét riêng Phước Sơn năm 2011 ghi nhận doanh thu vượt 39 triệu USD, lãi luỹ kế khoảng 10,2 triệu USD.

Dù vậy, ngay trong thời điểm giá vàng 1.000-1.700 USD, lợi nhuận công ty năm 2012 giảm về 29.000 USD. Sa sút lợi nhuận bất thường, thêm vào đó giá vàng từ năm 2013 suy yếu do nền kinh tế thế giới hồi phục, Vàng Phước Sơn tiếp tục lao dốc không phanh.

Đến tháng 5/2015, doanh nghiệp nợ thuế tổng cộng 351 tỷ đồng. Theo báo cáo của Công ty vàng Phước Sơn, công ty từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2015 đã tạm dừng sản xuất.

Dù Besra hứa sẽ cứu công ty con tại Việt Nam, song phía công ty mẹ suốt một thời gian dài vẫn chưa rót vốn để phục hồi sản xuất. Thực tế, Tập đoàn Besra Gold thời điểm đó cũng gặp khó khăn với khoản lỗ luỹ kế 145 triệu USD, âm vốn chủ sở hữu, nên việc giải cứu Phước Sơn, cũng như Bồng Miêu là không khả dĩ.

Nợ chồng thêm nợ, Bersa đến tháng 4/2015 phải bán 35% cổ phần Vàng Phước Sơn cho CTCP Vàng Việt Á theo hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp được ký kết giữa Công ty New VietNam Mining corp và CTCP vàng Việt Á (Vàng Việt Á).

Ngay sau đó, Vàng Việt Á đã đem thế chấp 35% vốn Vàng Phước Sơn tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) cho khoản vay 22,5 tỷ đồng.

Vai trò của VietABank tại Vàng Phước Sơn

Ngoài khoản vay 22,5 tỷ đồng nói trên, VietABank đã đứng ra bảo lãnh với cam kết khoản nợ thuế hơn 300 tỷ đồng sẽ được trả trong 12 tháng.

Thực tế, nhà băng này trong năm 2017 đã thay Vàng Phước Sơn trả nợ thuế tỉnh Quảng Nam hơn 335 tỷ đồng để tái cơ cấu doanh nghiệp. Đến tháng 8/2019, Vàng Phước Sơn chính thức đưa mỏ Đắk Sa hoạt động trở lại.

VietABank tham gia tái cơ cấu với vai trò là chủ nợ, tuy nhiên vai trò của họ không đơn thuần chỉ cung cấp tín dụng. Hay thậm chí một kịch bản xa hơn khi Việt Phương Group - pháp nhân có nhiều ảnh hưởng tại VietABank, sẽ trực tiếp nhận lại cổ phần chi phối trong Phước Sơn?   

Khi đó, phải chăng VietABank đang cấp tín dụng cho các doanh nghiệp mang tính "sân sau". Điều này không phải không có cơ sở khi VietABank nhiều năm qua duy trì một số khoản tín dụng với hình thức tương tự, chẳng hạn khoản vay 400 tỷ đồng của CTCP Năng lượng Điện Biên sông Hồng.

Dĩ nhiên, đó là một giả thuyết mà chỉ người trong cuộc mới tường tận. Dù vậy, giới đầu tư nhìn nhận canh bạc VietABank đặt cược tại Vàng Phước Sơn vẫn tiềm ẩn rủi ro khi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt phải kể đến biến động giá vàng thế giới.

Các chuyên gia nhận định, triển vọng kinh tế tươi sáng do một số cơ quan tài chính dự đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá vàng. Ngoài ra, sự khởi sắc trong triển vọng lạm phát của nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ là thách thức đối với vàng. Lạm phát cao hơn có thể đồng nghĩa lãi suất cao hơn, qua đó làm giảm nhu cầu về vàng.

Ở góc nhìn ngược lại, một số chuyên gia khác nhận định, số liệu kinh tế vĩ mô gần đây cho thấy tình trạng “hạ nhiệt” của kinh tế toàn cầu sắp kết thúc và chưa hoàn toàn có dấu hiệu phục hồi lực tăng như trước, khả năng nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có một thỏa thuận vẫn còn, đàm phán thương mại Mỹ - Trung chưa đến hồi kết.

Trong báo cáo “Triển vọng thị trường hàng hóa năm 2020”, Ngân hàng ING Bank (Hà Lan) nhận định giá vàng sẽ vẫn được hỗ trợ trong suốt năm 2020 vì vẫn tồn tại những bất ổn xung quanh các tranh chấp thương mại và tăng trưởng toàn cầu.

Báo cáo này cũng dự đoán, giá vàng trong cả năm 2020 sẽ ở mức trung bình là 1.475 USD/ounce. Các nhà phân tích của ngân hàng này cho biết tiềm năng tăng trưởng của giá vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ ôn hòa của Fed trong năm 2020. Bên cạnh đó, những bất ổn về thương mại và lo ngại về tăng trưởng toàn cầu cũng sẽ trợ lực cho giá vàng. ING Bank cho rằng nếu chính sách của Fed ngày càng trở nên ôn hòa hơn, điều này sẽ càng giúp giá vàng tăng cao hơn nữa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26357.00 26463.00 27630.00
GBP 30835.00 31021.00 31972.00
HKD 3103.00 3115.00 3216.00
CHF 27309.00 27419.00 28280.00
JPY 159.57 160.21 167.65
AUD 15861.00 15925.00 16411.00
SGD 18096.00 18169.00 18709.00
THB 668.00 671.00 699.00
CAD 17899.00 17971.00 18502.00
NZD   14713.00 15204.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3542.00 3674.00
SEK   2326.00 2418.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ