Từng bước hiện thực hoá mục tiêu sản xuất hydrogen

ĐÌNH VŨ
10:00 31/07/2024

Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu công suất sản xuất hydrogen đạt khoảng 100 - 500 nghìn tấn/năm vào năm 2030. Bà Stefanie Peters, Thành viên Hội đồng Hydro quốc gia CHLB Đức nhấn mạnh, đây là mục tiêu đầy tham vọng và cần những bước đi rất cụ thể để hiện thực hoá.

453063417_470537049114949_8342012118604754578_n

Toạ đàm Giới thiệu quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số vấn đề liên quan đến năng lượng tái tạo. Ảnh: NK.

Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) vừa tổ chức toạ đàm Giới thiệu quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số vấn đề liên quan đến năng lượng tái tạo; ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Neuman&Esser (CHLB Đức).

Chia sẻ thông tin tại toạ đàm, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, ngày 1/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đó, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu tổng quát là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới; hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Cụ thể, về chuyển đổi năng lượng công bằng là phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%. Cùng với đó là xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Về phương án phát triển nguồn điện, Quy hoạch điện VIII đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...), tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất.

Mục tiêu, đến năm 2030, công suất điện gió trên bờ đạt 21.880 MW (tổng tiềm năng kỹ thuật của Việt Nam khoảng 221.000 MW); phát huy tối đa tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới.

Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW.

Định hướng phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ…) để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh…) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Ước tính công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới khoảng 15.000 MW đến năm 2035 và khoảng 240.000 MW đến năm 2050.

Khuyến nghị các giải pháp bảo đảm an ninh cung cấp điện, ông Nguyễn Đức Kiên khuyến nghị, cần phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Kịp thời cập nhật tiến bộ khoa học - công nghệ trên thế giới về các nguồn năng lượng mới (hydro, amoniac…) để sử dụng cho phát điện;

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí sang nhiên liệu sinh khối, amoniac, hydro…; Tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng phi truyền thống.

Giải pháp về pháp luật, chính sách, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhấn mạnh, cần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển điện lực, phát triển năng lượng tái tạo (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu), sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và các quy định khác có liên quan, như: Xây dựng Luật Điện lực sửa đổi để hoàn thiện chính sách về đầu tư, quy hoạch, điều hành giá điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh, xử lý các vướng mắc, thể chế hóa cơ chế phát triển, tạo đột phá khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện; Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật về năng lượng tái tạo; Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngày 7/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Việt Nam phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ car-bon đạt khoảng 100 - 500 nghìn tấn/năm vào năm 2030, và tăng lên 10 - 20 triệu tấn vào năm 2050. Đây là nguồn năng lượng xanh, sạch, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát thải ròng bằng "0".

Đánh giá về mục tiêu nêu trên, bà Stefanie Peters, Thành viên Hội đồng Hydro quốc gia CHLB Đức, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Neuman&Esser cho biết, đây là mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được cần có những bước đi rất cụ thể.

Trong thời gian từ 30/7 - 2/8, đoàn công tác của Tập đoàn công nghiệp Neuman&Esser (CHLB Đức) đến thăm và làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu về tình hình hiện tại, triển vọng của kinh tế vĩ mô Việt Nam, cũng như triển vọng của ngành công nghiệp hydrogen.

Bà Stefanie Peters cho biết, với lịch sử gần 200 năm (thành lập năm 1830), có 30 công ty con, xuất hiện tại 10 quốc gia trên thế giới, Neuman&Esser là doanh nghiệp hàng đầu của CHLB Đức về cơ khí chế tạo và hiện nay là thiết bị cho ngành hydrogen.

Đại diện Neuman&Esser khẳng định sẽ sớm quyết định đầu tư tại Việt Nam, trước mắt là mở Văn phòng đại diện, tiếp đến là đầu tư cơ sở sản xuất, ưu tiên đặt tại khu vực phía Nam, gần với thị trường năng lượng tái tạo nói riêng và công nghiệp năng lượng nói chung.

452866535_490722196870452_1624782049995457411_n

Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược của Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) với Tập đoàn Neuman&Esser (CHLB Đức).

Ngày 30/7, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội và bà Thái Quỳnh Mai Dung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XV, Tập đoàn Neuman & Esser đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp hydrogen tại Việt Nam, đặt nền móng cho việc nghiên cứu cơ bản về cơ chế, chính sách, pháp luật, thị trường cho việc đầu tư nhà máy sản xuất, nhu cầu cung ứng cũng như chuyển giao công nghệ hydrogen cho các đối tác tại Việt Nam.

TS. Trần Văn, Viện trưởng IDS khẳng định, việc NEA - một tập đoàn công nghiệp lâu đời và hàng đầu của CHLB Đức hợp tác với IDS - nơi tập hợp nhiều chuyên gia đầu ngành về chính sách công, kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành của Việt Nam, là sự lựa chọn hợp lý cho những bước phát triển về thị trường của Tập đoàn trong thời gian tới tại Việt Nam. Hai bên hoàn toàn tin tưởng vào thành công của sự hợp tác có ý nghĩa này.

  • Cùng chuyên mục
Các dự án năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong số vốn FDI vào Quảng Trị

Các dự án năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong số vốn FDI vào Quảng Trị

Quảng Trị đang có 26 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 2,7 tỷ USD. Hiện các dự án về năng lượng đang chiếm lệ lớn trong số các dự án FDI đổ vào Quảng Trị.

Đầu tư - 19/09/2024 13:18

Duy nhất Nham Biền đạt yêu làm khu đô thị gần 540 tỷ đồng ở Bắc Giang

Duy nhất Nham Biền đạt yêu làm khu đô thị gần 540 tỷ đồng ở Bắc Giang

CTCP Đầu tư và Phát triển Nham Biền là nhà đầu tư duy nhất đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án có tổng mức đầu tư gần 540 tỷ đồng ở Bắc Giang.

Bất động sản - 19/09/2024 11:17

Dự án hóa dầu hơn 5 tỷ USD dự kiến hoạt động từ tháng 10

Dự án hóa dầu hơn 5 tỷ USD dự kiến hoạt động từ tháng 10

Ông lớn Thái Lan SCG dự kiến sẽ đưa vào hoạt động dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Long Son Petrochemicals) với mức đầu tư hơn 5 tỷ USD từ tháng sau.

Đầu tư - 19/09/2024 10:51

Khánh Hòa tìm nhà thầu mới làm dự án cao tốc khi Tập đoàn Thuận An rút lui

Khánh Hòa tìm nhà thầu mới làm dự án cao tốc khi Tập đoàn Thuận An rút lui

Sau khi Tập đoàn Thuận An chuyển trả tiền tạm ứng, rút khỏi dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, chủ đầu tư dự án trên đang tìm nhà thầu mới để thực hiện phần việc của doanh nghiệp để lại.

Đầu tư - 19/09/2024 07:00

Phát triển khu công nghiệp xanh không chỉ ở câu chuyện chi phí

Phát triển khu công nghiệp xanh không chỉ ở câu chuyện chi phí

Chuyên gia Savills Việt Nam cho biết, việc phát triển khu công nghiệp xanh không đơn giản vì chi phí tốn kém mà cần sự xem xét kỹ lưỡng của Chính phủ về khung pháp lý. Đồng thời, cần có thêm những chính sách ưu đãi và áp dụng hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư giúp giảm gánh nặng chi phí ban đầu.

Đầu tư - 19/09/2024 06:30

FPT đón nhân viên 80.013 trên toàn cầu

FPT đón nhân viên 80.013 trên toàn cầu

Tập đoàn FPT chào đón 80.013 nhân viên làm việc trên toàn cầu. Đây là một sự kiện ý nghĩa với FPT nhân dịp 36 tuổi, cho thấy sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu.

Đầu tư - 18/09/2024 18:00

Việt Nam cần tái định hướng phát triển kỹ năng công nghệ cho lao động

Việt Nam cần tái định hướng phát triển kỹ năng công nghệ cho lao động

Các doanh nghiệp FDI cho rằng, Việt Nam cần tái định hướng cách phát triển lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ, học cách sử dụng AI như một công cụ và phát triển các kỹ năng hướng đến con người, những kỹ năng sẽ rất quan trọng trong tương lai.

Đầu tư - 18/09/2024 16:58

Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá hàng trăm lô đất

Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá hàng trăm lô đất

Dự kiến, từ nay đầu tháng 10, bốn huyện vùng ven Hà Nội là Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh chuẩn bị tổ chức đấu giá 250 lô đất.

Bất động sản - 18/09/2024 14:34

Signetics xây nhà máy bán dẫn 100 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Signetics xây nhà máy bán dẫn 100 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Signetics, công ty thành viên của tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc Young Poong, chuẩn bị đầu tư 100 triệu USD làm nhà máy bán dẫn 5ha tại Khu công nghiệp Bá Thiện (Vĩnh Phúc).

Đầu tư - 18/09/2024 14:00

Bất động sản công nghiệp 'dẫn dắt' thị trường Bình Dương

Bất động sản công nghiệp 'dẫn dắt' thị trường Bình Dương

Các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi. Trong đó, bất động sản công nghiệp đang là điểm sáng, dẫn dắt thị trường Bình Dương.

Đầu tư - 18/09/2024 13:49

Nhập nhằng khai thác khoáng sản ở Quảng Ngãi

Nhập nhằng khai thác khoáng sản ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp trúng đấu giá rồi "quay xe", quá trình khai thác xảy ra nhiều vi phạm hay chây ỳ đóng cửa mỏ sau khi kết thúc khai thác là thực trạng đang nổi lên tại tỉnh Quảng Ngãi.

Đầu tư - 18/09/2024 10:34

Có trào lưu doanh nghiệp Singapore quan tâm đầu tư vào Bình Định

Có trào lưu doanh nghiệp Singapore quan tâm đầu tư vào Bình Định

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, có một trào lưu doanh nghiệp Singapore đến tìm hiểu Bình Định. Trong tuần này, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp một số doanh nghiệp Singapore, đặc biệt, các doanh nghiệp về năng lượng tái tạo của Singapore đang nghiên cứu đầu tư tại địa phương.

Đầu tư - 18/09/2024 06:00

Tỉnh Nam Định muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực ô tô, cơ khí

Tỉnh Nam Định muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực ô tô, cơ khí

Lãnh đạo tỉnh Nam Định vừa có buổi làm việc với Hiệp hội ô tô Berlin – Brandenburg và bày tỏ mong muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực thế mạnh của quốc gia này…

Đầu tư - 17/09/2024 14:45

Hoang tàn Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất

Hoang tàn Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất

Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất (ở Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư 2.219 tỷ đồng, đã đóng cửa trong nhiều năm qua gây lãng phí rất lớn.

Đầu tư - 17/09/2024 14:33

Dòng tiền đổ vào đầu cơ nhà đất: Nguy cơ cho nền kinh tế và thế hệ Gen Z

Dòng tiền đổ vào đầu cơ nhà đất: Nguy cơ cho nền kinh tế và thế hệ Gen Z

Trong thời gian gần đây, hiện tượng đầu cơ nhà đất đã trở thành một vấn đề nổi cộm tại Việt Nam, điển hình là vụ việc 90% các nhà đầu tư tại Thanh Oai, Hà Nội bỏ cọc sau phiên đấu giá đất đai.

Đầu tư - 17/09/2024 12:47

Danh tính nhà đầu tư 'một mình một ngựa' tại dự án 1.190 tỷ ở Huế

Danh tính nhà đầu tư 'một mình một ngựa' tại dự án 1.190 tỷ ở Huế

Liên danh Nhà An Bình – Đắk Lắk là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án Nhà ở xã hội hơn 1.190 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế.

Đầu tư - 17/09/2024 12:40