Từ làng chài nghèo thành siêu đô thị trăm tỷ USD, các tỉnh duyên hải miền Trung học được gì từ Thâm Quyến?
Tính đến năm 2014, thế giới có khoảng 4.300 khu kinh tế (KKT) và con số này vẫn còn tăng. Trung bình mỗi 4 quốc gia thì có 3 nước có các khu kinh tế. Trung Quốc được xem là quốc gia tổ chức thành công mô hình này với hình mẫu quyến rũ với nhiều nước trong đó có Việt Nam là Thâm Quyến.

Trung Quốc được xem là quốc gia tổ chức thành công mô hình này với hình mẫu quyến rũ với nhiều nước trong đó có Việt Nam là Thâm Quyến.
Câu chuyện của Thâm Quyến
Nằm ở miền Nam Trung Quốc, giáp ranh với Hồng Kông, Thâm Quyến vốn là một trong 9 làng chài nghèo ven biển thuộc vùng đồng bằng Châu Giang.
Vào những năm đầu cải cách thập niên 80, vùng này chuyển đổi mô hình kinh kế chủ yếu từ nông nghiệp sang công xưởng sản xuất toàn cầu giá trị thấp. Thời điểm này Thâm Quyến được xem là thiên đường hàng nhái của Trung Quốc. Cũng trong thời kỳ này, Thâm Quyến là 1 trong 4 khu vực đầu tiên được thí điểm mô hình KKT.
Thời kỳ đầu tiên áp dụng mô hình này, Thâm Quyến vấp ngay vấn đề trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối năm 1981, 91% các dự án đầu tư vào địa phương này chủ yếu đến từ Hồng Kông thay vì các tập đoàn đa quốc gia và đa phần tập trung vào bất động sản.
Để thu hút nhiểu nhà đầu tư quốc tế, Thâm Quyến ban hành mức thuế thu nhập cố định 15%, thấp hơn hẳn so với 17% của Hồng Kông và 33% ở các vùng khác. Ngoải ra doanh nghiệp còn được miễn nhiều loại thuế địa phương và cũng như thuế xuất khẩu. Hệ thống hành chính, pháp luật ở đây cũng được xây dựng nhằm tạo điều kiện ưu đãi nhất cho các nhà đầu tư.
Thu hút nhân lực tài năng cũng là điểm then chốt trong chính sách của Thâm Quyến. Trong số 11 triệu dân, chỉ có 1/4 số người là có hộ khẩu còn 9 triệu lao động là từ nơi khác đến.
Điểm thứ 3 địa phương này chú trọng phát triển là hệ thống cơ sở hạ tầng vô cùng tốt khi sân bay Thâm Quyến chỉ cách trung tâm thành phố 35km và có các chuyến bay đến mọi nơi trên thế giới. Đường sắt, đường bộ và tàu thủy cao tốc tại đây cũng nối liền các thành phố lớn như Hồng Kông, Ma Cao.
Ngoài ra kinh tế Thâm Quyến phát triển mạnh mẽ là nhờ hệ thống đa dạng các ngành nghề làm điểm tựa vững chắc phát triển cho toàn vùng, tránh tình trạng thiên hướng quá về 1 ngành nào đó.
Sau thời kỳ phát triển dựa vào sản xuất giá trị thấp, học tập theo mô hình cải cách kinh tế của Đức, Thâm Quyến chuyển đổi mô hình sang các ngành công nghệ cao, như sản xuất điện thoại di động, đồng thời xuất khẩu công nghệ, kỹ thuật và vốn của các ngành sản xuất kỹ thuật thấp sang các nền kinh tế mới nổi khác.
Kết quả trong giai đoạn 1981-1993, tốc độ tăng trưởng của Thâm Quyến đạt 40%, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân 9,8% của cả nước. Năm 1992, khu vực này thu hút 4,3 tỷ USD vốn FDI, tương đương 14% tổng vốn FDI vào Trung Quốc. Đến giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Thâm Quyến đạt trung bình 16,3% và đến sau năm 2012 duy trì khoảng 10% mỗi năm.
Năm 2016, tổng GDP của Thâm Quyến đạt 294 tỷ USD, cao hơn Bồ Đào Nha, Ireland. Con số GDP này khiến Thâm Quyến đứng thứ 4 trong tổng số 659 thành phố tại Trung Quốc, sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Đến bài học cho vùng duyên hải ven biển Miền Trung Việt Nam
Theo Tiến sĩ Huỳnh Thế Du viết trong bài tham luận gửi tới Diễn đàn kinh tế miền Trung lần 2, để việc phát triển KKT có thể thành công cần phải hội đủ bốn yếu tố gồm:
1. Vị trí gần các trung tâm kinh tế hoặc thị trường lớn;
2. Quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao cấp trong một liên minh ủng hộ mạnh;
3. Các đối tác có lợi ích dài hạn từ thành công của KKT.
4. Môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo và tìm tòi cái mới để tạo ra các doanh nhân công- những người làm ở khu vực công nhưng có tinh thần doanh nhân, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận rủi ro.
Với vùng duyên hải miền Trung Việt Nam hiện nay mặc dù có nhiều KKT ven biển nhưng gần như tất cả đều khó hội đủ cả bốn yếu tố nêu trên, nhất là vị trí nhìn ở những khía cạnh cơ bản.
"Vấn đề là ở chỗ gần như cả duyên hải Việt Nam đã là các KKT và chúng giống hệt nhau làm cho các nguồn lực có giới hạn không thể tập trung để tạo ra các lợi thế về quy mô và lợi thế tích tụ", tiến sĩ Du nhận xét.

TS. Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam, Thành viên Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung
Nhìn rộng và dài hạn thì duyên hải của Việt Nam cũng có những lợi thế như duyên hải của Trung Quốc và tất cả đều có khả năng thành công nếu chỉ tập trung vào một hoặc hai khu. Tuy nhiên khả năng tất cả đều thành công cùng lúc là gần như không thể. Nỗ lực của nhiều địa phương là rất lớn và rất đáng ghi nhận, nhưng ở góc độ quốc gia, việc ủng hộ hay có quyết tâm cao đối với tất cả là không thực tế.
Đối với trường hợp thành công như Thâm Quyến hay Singapore, học giả đến từ trường Fulbright cho rằng những nơi đó đã có các nền tảng rất cơ bản, đặc biệt là tinh thần khởi nghiệp của các cộng đồng kinh doanh cộng với nguồn nhân lực sẵn có trong vùng.
Vị trí không chỉ là thị trường, kết nối với các hạ tầng cần thiết mà còn là nguồn nhân lực có kỹ năng. Việc thu hút nhân lực chất lượng cao của các KKT ở xa hai vùng Hà Nội và Tp.HCM không hề đơn giản. Yêu cầu về môi trường và chất lượng sống của lực lượng lao động có kỹ năng rất cao. Do vậy, họ thường đòi hỏi mức thu nhập cao hơn với nơi ở tiện nghi hơn chứ không đơn thuần là mức sống rẻ hơn thì họ chỉ yêu cầu mức thu nhập thấp hơn.
Tuy nhiên, vị trí hay khoảng cách được đo bằng thời gian lưu chuyển các dòng hàng hóa và dòng người. Nếu thời gian được rút ngắn thì khoảng cách địa lý không phải là vấn đề quan trọng. Đây là niềm hy vọng để giải quyết bất lợi về vị trí của nhiều địa phương hiện nay. Với ý nghĩa này, việc tập trung nguồn lực quốc gia để xây dựng một hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và đảm bảo chất lượng là hết sức quan trọng.
Nếu xét trong phạm vi quốc gia có những trường hợp không được xem là KKT như Bình Dương và khu nam Sài Gòn nhưng lại có những yếu tố rất cơ bản của mô hình này và giữ được cả bốn yếu tố trong một giai đoạn nào đó đáng học hỏi. Hay ở một số khía cạnh nào đó, một số địa phương ở hai vùng Hà Nội và Tp.HCM như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai và Vũng Tàu cũng gặt hái được một số kết quả.
Hạt nhân Hà Nội và Tp.HCM là rất quan trọng vì các vùng xung quanh đã sử dụng hay được hưởng lợi rất lớn từ những hạ tầng cơ bản cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đổ dồn về hai nơi này. Tuy nhiên, sự không thành công của một số địa phương ở hai vùng này cho thấy ba yếu tố còn lại cũng hết sức quan trọng. Muốn thành công đòi hỏi phải có cả bốn yếu tố cần thiết.
(Theo Trí thức trẻ)
- Cùng chuyên mục
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago