TSMC đầu tư mở rộng sản xuất ra nước ngoài, Đài Loan lo mất 'tấm lá chắn silicon'

CHÍ THÀNH
06:30 13/12/2022

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC của Đài Loan được cả Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lẫn Giám đốc điều hành Apple Tim Cook chào đón trong tuần này trong buổi lễ khánh thành nhà máy sản xuất chip trị giá 40 tỷ USD ở bang Arizona, Hoa Kỳ.

Đây được coi là một khoản đầu tư khổng lồ được thiết kế nhằm đảm bảo nguồn cung cấp chip tiên tiến nhất cho Mỹ, theo CNN.

biden-taiwan-tsmc-arizona-AP

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay Chủ tịch TSMC Mark Liu sau khi tham quan cơ sở TSMC đang được xây dựng ở Phoenix, Arizona. Ảnh AP

Nhưng ở quê nhà Đài Loan, có một sự lo lắng sâu sắc về áp lực chính trị và thương mại ngày càng tăng đối với nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới khi tập đoàn này mở rộng các hoạt động ra quốc tế. TSMC đang xây dựng một cơ sở sản xuất mới tại Nhật Bản và xem xét mở rộng đầu tư của mình vào châu Âu.

"Giống như một Hope Diamond của chất bán dẫn, mọi người đều muốn các nhà máy của TSMC", G. Dan Hutcheson, Phó Chủ tịch của TechInsights, một tổ chức nghiên cứu chuyên về chip, cho biết. (Hope Diamond là viên kim cương xanh lớn nhất thế giới, hiện đang nằm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Washington).

"Khách hàng ở Trung Quốc muốn họ (MSMC) xây dựng nhà máy ở đó. Khách hàng ở Mỹ muốn họ ở đó. Và khách hàng ở châu Âu cũng muốn các nhà máy của họ ở đó", ông Hutcheson nói thêm.

Ngoài nguy cơ TSMC sẽ mang theo công nghệ tiên tiến nhất của mình tới các nhà máy sản xuất ở nước ngoài, đồng nghĩa với việc một trong những tài sản độc nhất của Đài Loan có khả năng bị đánh mất và giảm cơ hội việc làm tại địa phương, còn có những lo ngại rằng sự hiện diện ít đi của công ty ở sân nhà có thể khiến Đài Bắc chịu áp lực lớn hơn từ Bắc Kinh.

TSMC được coi là kho báu quốc gia của Đài Loan và là nhà cung cấp chip chính cho những gã khổng lồ công nghệ Mỹ bao gồm Apple (AAPL) và Qualcomm (QCOM). Đài Loan sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiên tiến nhất trên thế giới, những thành phần quan trọng giúp vận hành trơn tru mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến máy giặt.

Tập đoàn này được coi là rất có giá trị đối với nền kinh tế toàn cầu, cũng như đối với Trung Quốc, quốc gia tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của riêng mình. Đến nỗi đôi khi TSMC còn được coi là một phần của 'lá chắn silicon' nhằm chống lại các hành động quân sự tiềm tàng của Bắc Kinh. Sự hiện diện của TSMC tạo động lực mạnh mẽ cho phương Tây bảo vệ Đài Loan trước bất kỳ nỗ lực tấn công nào của Trung Quốc.

Hutcheson nói: "Nếu Đài Loan trở thành một cường quốc về chất bán dẫn, thì Mỹ sẽ phải hỗ trợ và bảo vệ nơi này. Ý tưởng chiến lược này đã thực sự thành công".

Thỏa thuận bí mật?

TSMC

Nhiều người lo lắng việc TSMC mở rộng sản xuất chip ra nước ngoài sẽ khiến Đài Loan đánh mất vị thế dẫn đầu trong công nghiệp sản xuất bán dẫn. Ảnh Techspot

Một ngày trước buổi lễ Phượng hoàng hôm thứ Ba, Chiu Chenyuan, một nhà lập pháp của Đảng Nhân dân Đài Loan đối lập, đã chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao Joseph Wu về việc liệu có một “thỏa thuận bí mật” với Hoa Kỳ gây bất lợi cho ngành công nghiệp chip của Đài Loan hay không?

Chiu tuyên bố rằng gã khổng lồ chip đang chịu áp lực chính trị phải chuyển hoạt động và công nghệ tiên tiến nhất của mình sang Mỹ. Ông trích dẫn việc chuyển 300 người, bao gồm cả các kỹ sư của TSMC, đến nhà máy ở Arizona. Đáp lại, Wu cho biết không có thỏa thuận bí mật nào, cũng như không có bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm giảm tầm quan trọng của Đài Loan đối với TSMC.

Patrick Chen, trưởng bộ phận nghiên cứu của CL Securities Đài Loan có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết có mối quan tâm chung trên hòn đảo này về tầm quan trọng quốc tế ngày càng tăng của TSMC, áp lực mà công ty này phải đối mặt để mở rộng sản xuất và điều đó có ý nghĩa gì đối với Đài Loan?

"Điều này tương tự như những gì đã xảy ra ở Hoa Kỳ vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước khi các công việc sản xuất được chuyển từ Hoa Kỳ sang các quốc gia khác. Nhiều việc làm tại địa phương bị mất và các thành phố bị phá sản", ông Chen nói.

Kên truyền hình CNN của Mỹ đã yêu cầu TSMC bình luận về các kế hoạch mở rộng của mình.

CC Wei, Giám đốc điều hành của TSMC trước đây từng nói: “Mọi khu vực đều quan trọng đối với TSMC, và họ sẽ tiếp tục phục vụ tất cả khách hàng trên toàn thế giới".

Tầm quan trọng đặc biệt

TSMC-Reuters

TSMC hiện sản xuất ra 90% chip máy tính siêu tiên tiến cho toàn thế giới. Ảnh Reuters

Morris Chang thành lập ra TSMC vào năm 1987 khi đó cái tên này còn chưa được quen thuộc bên ngoài Đài Loan, mặc dù tập đoàn này đã sản xuất khoảng 90% chip máy tính siêu tiên tiến cho toàn thế giới.

Chất bán dẫn là một phần không thể thiếu trong mọi thiết bị điện tử. Chúng khó sản xuất vì chi phí phát triển cao và cần thiết đạt được một mức độ kiến thức nào đó, có nghĩa là phần lớn sản xuất trong lĩnh vực chip hiện tập trung vào một số ít nhà cung cấp trên thế giới.

Theo các chuyên gia, lo ngại về việc mất quyền tiếp cận với các con chip ngày càng lớn, đặc biệt là khi căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, Chính phủ Hoa Kỳ và các công ty hướng tới người tiêu dùng lớn như Apple đã yêu cầu các công ty bán dẫn địa phương hóa các hoạt động của họ.

Chris Miller, tác giả của cuốn sách "Cuộc chiến chip: Cuộc chiến vì công nghệ quan trọng nhất thế giới" cho biết: “Quyết định mở rộng đầu tư vào Arizona của TSMC là bằng chứng cho thấy rủi ro chính trị và địa chính trị sẽ đóng một vai trò lớn hơn trước đây trong các quyết định về chuỗi cung ứng".

"Điều đó cũng cho thấy rằng khách hàng của TSMC đang yêu cầu đa dạng hóa hơn về mặt địa lý, đây là điều mà trước đây không phải là mối quan tâm chính của các khách hàng lớn".

Hôm thứ Ba, TSMC cho biết họ đang tăng đầu tư vào Mỹ bằng cách xây dựng một nhà máy bán dẫn thứ hai ở Arizona và nâng tổng vốn đầu tư ở đó từ 12 tỷ USD lên 40 tỷ USD.

Lo lắng

Trước đây, Chang đã từng cho biết rằng nhà máy của họ ở Arizona sẽ sản xuất chip 3 nanomet, công nghệ tiên tiến nhất của công ty, vì những tiến bộ trong sản xuất chip đòi hỏi phải gắn các bóng bán dẫn ngày càng nhỏ hơn lên các tấm bán dẫn silicon.

Thông báo này khiến các chính trị gia như Chiu Chenyuan của Đảng Nhân dân Đài Loan lo lắng về việc hòn đảo này sẽ thua cuộc khi TSMC được chào đón trên toàn cầu.

Nhà nghiên cứu Chen của CL Securities cho biết mối lo ngại về an ninh quốc gia giữa các chính phủ trên toàn cầu đang thúc đẩy sự mở rộng của TSMC. Nhưng ông tin rằng tập đoàn này sẽ tiếp tục sản xuất các chip với công nghệ tiên tiến nhất tại quê nhà.

Ông nói: "Điều này sẽ có ý nghĩa kinh tế bởi Đài Loan có mức lương thấp hơn [và] chất lượng các kỹ sư cao hơn", đồng thời cho biết thêm rằng công ty cần sự chấp thuận của Bộ Kinh tế Đài Loan để tập đoàn nay có thể chuyển các công nghệ tiên tiến nhất của mình ra nước ngoài.

Nhiều chuyên gia tin rằng vào thời điểm chip 3 nanomet được sản xuất tại Arizona, các hoạt động của TSMC tại Đài Loan sẽ sản xuất chip thậm chí còn nhỏ hơn, tiên tiến hơn.

Hutcheson cũng tin rằng TSMC sẽ giữ các nhóm phát triển tiên tiến nhất của mình ở Đài Loan.

"Khi bạn có những nhóm người làm công việc nghiên cứu và phát triển, họ sẽ phải làm việc rất chặt chẽ với nhau. Muốn phá vỡ điều đó không phải là một điều dễ dàng", Hutcheson nhấn mạnh, khi nói về việc Đài Loan sẽ giữ những nhân lực tinh túy nhất của họ ở quê nhà.

  • Cùng chuyên mục
Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao

Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Thị trường - 08/05/2025 09:31

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025

Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:22

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam

Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.

Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:04

Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Tổng thống Trump cho biết không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, phản bác lại suy đoán rằng ông có thể hạ mức thuế quan 145% để phá vỡ thế bế tắc.

Thị trường - 08/05/2025 06:30

 Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất

Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất

Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.

Thị trường - 07/05/2025 15:52

 Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva

Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.

Thị trường - 07/05/2025 14:55

Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump

Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump

Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.

Thị trường - 07/05/2025 06:58

Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại

Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại

Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ gặp một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán lớn đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại bằng mức thuế nhập khẩu cứng rắn.

Thị trường - 07/05/2025 06:30

Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm  thị trường mới ngoài Hoa Kỳ

Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm thị trường mới ngoài Hoa Kỳ

Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn nhiều thập kỷ quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước láng giềng Bắc Mỹ và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn.

Thị trường - 06/05/2025 18:21

Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ

Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ

Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong ngành sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Hoa Kỳ.

Thị trường - 06/05/2025 17:47

Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank

Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất

VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40

Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'

Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'

Mới đây, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chuyến đi "Mùa nắng Pác Miầu" thăm các em học sinh tại các điểm trường mầm non đang được bảo trợ bữa ăn bán trú của dự án "Cùng em khôn lớn" tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Doanh nghiệp - 06/05/2025 10:42

Ford Motor cảnh báo thiệt hại 1,5 tỷ USD vì thuế quan Trump

Ford Motor cảnh báo thiệt hại 1,5 tỷ USD vì thuế quan Trump

Ford Motor đã dừng công bố hướng dẫn hàng năm do sự không chắc chắn xung quanh thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và cho biết các khoản thuế sẽ khiến công ty mất khoảng 1,5 tỷ USD thu nhập.

Thị trường - 06/05/2025 09:18

Các nhà chiến lược vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Các nhà chiến lược vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Khi các thị trường tài chính đặt hy vọng vào việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, một số chuyên gia cảnh báo rằng tiến triển có ý nghĩa trong việc đạt được thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn khá xa vời.

Thị trường - 06/05/2025 08:58

Vinamilk hòa cùng niềm vui của ngày hội Thống nhất Non sông

Vinamilk hòa cùng niềm vui của ngày hội Thống nhất Non sông

Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.

Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:13