TS. Võ Trí Thành: 'Chính phủ đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP'

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành cho biết, Chính phủ đang tính tới gói hỗ trợ nền kinh tế lên tới 10% GDP. Nhiều đánh giá cho rằng, nếu thực thi tốt chương trình có thể giúp GDP tăng thêm 1-1,5%.
ĐÌNH VŨ
23, Tháng 11, 2021 | 18:30

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành cho biết, Chính phủ đang tính tới gói hỗ trợ nền kinh tế lên tới 10% GDP. Nhiều đánh giá cho rằng, nếu thực thi tốt chương trình có thể giúp GDP tăng thêm 1-1,5%.

toa-dam-DDDN

Toạ đàm Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

Ngày 23/11, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức toạ đàm “Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng”.

Phát biểu tại toạ đàm, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, khảo sát gần đây của VCCI cho thấy xấp xỉ 94% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch; khoảng 71% doanh nghiệp tiếp tục giảm doanh thu so với năm trước đó; 96% doanh nghiệp gặp các vấn đề liên quan đến tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, quản lý nhân công hoặc đứt gãy chuỗi cung ứng; 91% doanh nghiệp đã phải chấp nhận giảm quy mô lao động trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp.

“Quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng mong mỏi các cơ chế, chính sách hỗ trợ được ổn định và có thời hạn phù hợp. Đặc biệt, các doanh nghiệp mong chờ và kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các doanh nghiệp, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi của mình", Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

vo-tri-thanh-DDDN

TS. Võ Trí Thành. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhận định, có 4 yếu tố ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022 gồm: Cách phòng chống cũng như thích nghi với dịch COVID-19; Khả năng bắt nhịp với đà phục hồi của các nền kinh tế; Sự hỗ trợ của nhà nước; và khả năng bắt nhịp với những xu thế phát triển mới đã được định hình rõ nét trong bối cảnh COVID-19.

Phân tích các yếu tố nêu trên, TS. Võ Trí Thành cho biết, Việt Nam đã thay đổi chiến lược chống dịch, xác định thích ứng, chung sống an toàn với dịch bệnh.

Kinh tế thế giới, dù có những dự báo khác nhau, sự phục hồi là không đồng đều giữa các quốc gia nhưng đà phục hồi đã khá rõ ràng. Các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ đều cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Đây là tín hiệu lạc quan.

Tuy nhiên, theo ông Thành, sự phục hồi của các nước lớn cũng mang lại những lo ngại về rủi ro cho kinh tế thế giới từ sự thu hẹp hoặc dừng lại của các gói hỗ trợ khiến các lãi suất tăng, ưu đãi giảm... Bên cạnh đó là rủi ro tài chính như sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất động sản và rủi ro nợ công lớn chưa từng có. Các gói hỗ trợ chưa có tiền lệ về quy mô, cách thức, đối tượng và trao quyền... cũng dẫn tới những rủi ro chưa có tiền lệ.

Với sự phục hồi của kinh tế Việt Nam, ông Thành cho rằng, về cơ bản, theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, các gói hỗ trợ  hiện còn quá nhỏ bé và khả năng thực thi thiếu hiệu quả.

"Tuy nhiên, một thông tin đáng lưu ý là Chính phủ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ, thậm chí đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP. Trong thiết kế chính sách, cần lưu ý hết sức là làm sao vừa quản trị được rủi ro, đồng thời vừa thực hiện đúng và trúng. Nhiều đánh giá cho rằng nếu thực thi tốt chương trình hỗ trợ này có thể khiến GDP tăng thêm 1-1,5%”, ông Thành nói.

Nhận định xu hướng thế giới trong những năm tới, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, các dự báo gần đây đều nhấn mạnh phục hồi gắn với xu thế mới như phục hồi xanh, phục hồi số, chyển đổi số. Theo đó, xu hướng đầu tư trong giai đoạn mới là dù ở lĩnh vực đầu tư nào cũng gắn với ba từ “xanh – thông minh – nhân văn/văn hoá “ - đây đã và đang là xu thế chung của sân chơi quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ