TS. Nguyễn Đức Kiên: 100.000 tỷ cho nông nghiệp công nghệ cao, làm sao để tránh thất thoát?

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, lãi suất của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng cần tuân thủ nguyên tắc thị trường, không nên có sự can thiệp của nhà nước để giảm lãi suất.
NGUYỄN THOAN
05, Tháng 07, 2017 | 10:42

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, lãi suất của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng cần tuân thủ nguyên tắc thị trường, không nên có sự can thiệp của nhà nước để giảm lãi suất.

found-6757824-5910405-1473925806585

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội 

Tại Nghị quyết số 30 của Chính phủ ngày 7/3/2017, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các ngân hàng thương mại, chủ lực là các ngân hàng thương mại nhà nước, dành ít nhất 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng để thực hiện chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, với lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường). Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 24/4/2017, NHNN đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Gói tín dụng này đã giải ngân được hơn 32.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về hiệu quả của chương trình này. Nhận xét về gói tín dụng này, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết: "Dư luận xã hội vẫn còn nhớ những gói hỗ trợ mà Chính phủ đã triển khai và việc nhận định là thành công hay không thành công còn đang là vấn đề đặt ra. Ví như gói hỗ trợ đánh bắt xa bờ sau cơn bão số 5 Chanchu với ngành thủy sản hay gần đây nhất là gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng với người thu nhập thấp để tạo dựng nhà ở. Ở mỗi góc nhìn khác nhau có những đánh giá khác nhau về thành công hay chưa thành công, lãng phí hay thất thoát của những gói hỗ trợ nói trên". 

Ông Kiên phân tích: Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay về cơ bản là một nền nông nghiệp thực hiện với kinh tế hộ là chủ đạo. Tác động của thị trường lên quá trình sản xuất ở đầu vào rất lớn nhưng sự hấp thụ các tác động đó lại được thực hiện theo kinh tế kế hoạch hóa, dẫn tới đầu ra thường gặp khủng hoảng.

Ví dụ điển hình như khủng hoảng dưa hấu khi vào vụ hay khủng hoảng lúa ở miền Tây Nam Bộ với nguy cơ thường trực được mùa mất giá, được giá mất mùa. Với hơn 40 triệu người làm việc trong nông nghiệp và có liên quan đến nông nghiệp và với 3,8 triệu hec-ta đất trồng lúa được chia thành hơn 8 triệu thửa ruộng thì về cơ bản nền nông nghiệp của nước ta vẫn là nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, việc sản xuất theo mô hình trang trại hoặc kinh tế tập thể để có số lượng hành hóa lớn, đủ sức tham gia vào quá trình định giá trên thị trường, tạo được sự đổi mới về sử dụng sản phẩm là rất ít.

Phương thức sản xuất chủ yếu ở đây vẫn là dựa vào thiên nhiên, sử dụng quá nhiều các sản phẩm hóa học hữu cơ để kích thích tăng trưởng, tăng sản lượng, nhưng sự liên kết bán hàng lại gần như không có. Đối với một số mặt hàng nông nghiệp có khả năng liên kết rạo ra một quan hệ sản xuất mới như cà phê, hạt tiêu hay điều thì lại sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên của đất nước, gây hủy hoại môi trường sống bền vững.

Ví dụ như mực nước ngầm ở Tây Nguyên đã bị huy hoại do phát triển ồ ạt diện tích trồng cà phê. Tuy nhiên, dù đầu ra của cà phê chiếm sản lượng lớn nhất về Robusta, nhưng giá cà phê Việt Nam bán trên trường quốc tế đều thấp hơn giá giao dịch tại thị trường Luân Đôn. Mặt khác, do không có liên kết trong khâu xuất khẩu nên việc chọn thời điểm bán, số lượng bán đều không phù hợp, dẫn tới bị ép giá. Cùng với đó, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, việc công bố chất lượng sản phẩm từng vụ của từng năm không được tiến hành ngay từ nhà sản xuất mà phải phụ thuộc vào phía người mua cũng là một trong những nguyên nhân làm giá cà phê Việt Nam thấp hơn giá bán trên thị trường.

Qua quá trình khảo sát thực trạng nông nghiệp Việt Nam trong năm 2015 đã phát hiện ra nhiều mô hình nông dân sản xuất với các quy trình mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, như việc trồng cam ở Cao Phong (Hòa Bình) hay cam ở Sơn La. Vẫn là những giống cam cũ nhưng khi được tập trung trồng trên những diện tích lớn từ 5 đến 8 héc-ta, trên vùng đối núi và áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt theo kiểu Isarel, đã giảm được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chống sâu bệnh, giảm được chi phí hút nước ngầm để tưới theo phương thức cũ. Trong lúc giá trị đầu tư tính bình quân cho mỗi hec-ta là rất thấp.

Ở một mô hình ở huyện Cao Phong với hơn 7 héc-ta cam, chi phí ban đầu để áp dụng tưới nhỏ giọt cho đầu tư hệ thống vào khoảng 60 triệu đồng, chỉ trong năm đầu tiên thu hoạch cam người trồng đã trả hết chi phí vay ngân hàng. Như vậy, cần phải có một cách hiểu mới về cái gọi là “nông nghiệp công nghiệp cao”. Ở đây chúng ta cần hiểu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao không phải là đòi hỏi một phát minh sáng chế được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận mà chỉ là việc áp dụng các thành tựu đã được các nước thực hiện từ nhiều năm nay vào sản xuất tại Việt Nam.

Vì thế, vấn đề ở đây là phải quan tâm tới điều kiện để triển khai áp dụng được công nghệ này vào Việt Nam, đó là: nguồn vốn, nguồn nhân lực và hướng dẫn áp dụng công nghệ. Trong ba yếu tố vừa nêu thì việc đảm bảo nguồn vốn với hạn điền sử dụng ruộng đất (trên nền Luật Đất đai hiện nay) có yếu tố quyết định.

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại hoặc sản xuất công nghiệp ở thành phố, 60 triệu đồng có thể là số vốn nhỏ, nhưng với người nông dân số vốn này là một tài sản lớn. Vì vậy, việc Chính phủ quyết định hỗ trợ ở khâu đầu tiên là bước đột phá quan trọng. Việc triển khai khâu hỗ trợ đột phá này cần phải xuất phát từ những bài học đã được rút ra trong quá trình triển khai các gói hỗ trợ khác.

Việc hỗ trợ phải được gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là nông nghiệp, tài nguyên môi trường và khoa học công nghệ trong việc đánh giá các công nghệ, các phương thức sản xuất hấp dẫn cho người nông dân. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tín dụng là huy động nguồn vốn từ xã hội, dựa trên hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực ngành hàng của sản xuất nông nghiệp mà thẩm tra, xác định vốn vay cho các dự án của người nông dân.

Riêng với vấn đề lãi suất cho vay của gói tín dụng 100.000 tỷ này, theo ông Kiên, về nguyên tắc phải theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, nhà nước không trực tiếp hỗ trợ giảm lãi suất của các tổ chức tín dụng mà chỉ thông qua việc định hướng các công nghệ sử dụng sẽ được ưu đãi theo luật về áp dụng khoa học công nghệ mới, luật bảo vệ môi trường nguồn nước và các luật khuyến khích khác.

Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm thẩm định các dự án của người nông dân và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Trên cơ sở báo cáo tổng mức tín dụng cho vay trong những ngành nông nghiệp đã áp dụng công nghệ thân thiện môi trường theo hướng dẫn của nhà nước, của cơ quan quản lý nhà nước, nhà nước có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong tổng vốn tín dụng đã phát hành cho vay theo gói này.

"Nếu thực hiện được như vậy, chúng ta đã thực hiện được chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, tránh tình trạng hỗ trợ đầu vào, không gắn được trách nhiệm của tổ chức tín dụng với các khoản vay và không ảnh hưởng tới mức lợi nhuận của các tổ chức tín dụng với tư cách là một công ty cổ phần", ông Kiên nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ