Bà Thái Hương: BAC A BANK dành 37% tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao

Nhàđầutư
Đóng góp tham luận tại hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao" tổ chức ngày 4/7, bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á cho biết: dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao của ngân hàng là 31.472 tỷ đồng, chiếm 37,03% tổng dư nợ.
NGUYỄN THOAN
04, Tháng 07, 2017 | 11:08

Nhàđầutư
Đóng góp tham luận tại hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao" tổ chức ngày 4/7, bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á cho biết: dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao của ngân hàng là 31.472 tỷ đồng, chiếm 37,03% tổng dư nợ.

Thai-Huong-TH

Bà Thái Hương, Tổng giám đốc BAC A BANK

Ngày 4/7, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp tổ chức hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".

Đóng góp tham luận cho buổi hội thảo với chủ đề kinh nghiệm trong việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Bà Thái Hương, Tổng giám đốc BAC A BANK cho biết: Việt Nam có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, nhiều sản vật đặc trưng, quý hiếm để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn.

Với số vốn tự có là 5.000 tỷ đồng và mạng lưới 100 điểm giao dịch trên phạm vi cả nước, Ngân hàng Bắc Á của bà Hương đã tập trung đầu tư mạnh cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn với tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này là 31.456 tỷ đồng, chiếm tới 63,4% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt, dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao là 18.372 tỷ đồng, chiếm 37,03% tổng dư nợ.

Bà Thái Hương cho biết, cùng với việc tập trung tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Bắc Á cũng đã tư vấn, thu xếp được một lượng lớn hàng chục ngàn tỷ đồng của các tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước cho các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chẳng hạn như dự án chăn nuôi bò sữa tập trung qui mô công nghiệp và chế biến sữa TH true MILK tại Nghệ An; dự án bảo tồn và chiết xuất dược liệu sạch đang có sản phẩm bán ở Mỹ và sắp tới sẽ đưa sản phẩm về bán trong nước; các dự án trồng rừng và chế biến gỗ MDF; dự án trồng hoa và rau sạch trong nhà kính…

Bình luận về việc triển khai gói hỗ trợ tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp công nghệ cao, với kinh nghiệm thực tiễn cho vay các gói tín dụng trong lĩnh vực này, bà Hương cho rằng việc đánh giá, xếp loại các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch còn dừng lại chủ yếu ở các tiêu chí mang tính định tính. Điều này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao và dự án nông nghiệp sạch trong quá trình thẩm định cho vay.

"Cần phải có những tiêu chí cụ thể hơn, mang tính định lượng giúp ngân hàng và doanh nghiệp dễ tìm được tiếng nói chung trong quá trình xin vay và xét duyệt cho vay", bà Hương nói

Về nguồn vốn và tỷ lệ cho vay, theo bà Hương, Ngân hàng Nhà nước cần cho phép các ngân hàng được quyền chủ động quyết định mức đầu tư cho vay tùy thuộc vào quy mô của từng dự án chứ không nên khống chế mức tối đa khi cho vay 1 khách hàng là 15%/vốn tự có như hiện nay. Để hỗ trợ về nguồn vốn cho các dự án, Ngân hàng Nhà nước cần cho vay tái cấp vốn tối thiểu 70% dư nợ mà các ngân hàng đã giải ngân có mục đích vay vốn đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đối với tài sản thế chấp, theo bà Hương, với các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì chi phí tư vấn công nghệ kết tinh trong các khâu của toàn bộ dự án là rất lớn, nhất là tư vấn của các chuyên gia nước ngoài. Chi phí này hiện chưa được tính vào giá trị đảm bảo của khoản vay và danh mục tài sản thế chấp. Do vậy bà Hương đề nghị khoản chi phí này cần phải được nghiên cứu đưa vào giá trị đảm bảo của khoản vay và danh mục tài sản thế chấp. 

Để tạo nguồn cho vay, bà Hương cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách giảm tối đa số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho phần dư nợ cho vay ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nông thôn, bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể. "Toàn bộ dư nợ cho vay ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn nên được miễn 100% dự trữ bắt buộc", bà Hương kiến nghị.

Với việc bảo lãnh vay vốn, bà Hương cho rằng ngoài nguồn vốn các ngân hàng tự huy động, Nhà nước cần hỗ trợ thêm các nguồn vốn ưu đãi khác như: vốn vay từ Ngân hàng Phát triển, Bộ Tài chính, các quỹ…Khi các ngân hàng tìm được nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài để đầu tư cho các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì Chính phủ cần phát hành bảo lãnh để tạo điều kiện cho các dự án tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ