TS. Đoàn Ngọc Xuân: Khơi thông sông Cổ Cò tạo thêm giá trị liên kết miền Trung-Tây Nguyên

Nhàđầutư
TS. Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ tạo ra những đột phá phát triển cho hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Không những thế, nó còn tạo giá trị liên kết vùng với cả các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
ĐÌNH VŨ
08, Tháng 01, 2021 | 16:46

Nhàđầutư
TS. Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ tạo ra những đột phá phát triển cho hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Không những thế, nó còn tạo giá trị liên kết vùng với cả các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Ngày 8/11, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn đã tổ chức hội thảo "Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng" nhằm tìm lời giải tháo gỡ, đẩy mạnh tiến độ dự án khơi thông sông Cổ Cò để phát triển kinh tế - xã hội cho 2 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng.

Đóng góp thông tin tại hội thảo, TS. Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đề án phát triển kinh tế xã hội cũng như bài viết của một số học giả nói về giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của sông Cổ Cò (xa xưa gọi là Lộ Cảnh Giang).

Đây là con sông nổi tiếng trong lịch sử giao thương nối liền Đà Nẵng với Hội An trong giai đoạn thế kỷ XVI đến XVIII. Cuối thế kỷ XIX, sông Cổ Cò bị bồi lấp, gãy đứt thành nhiều đoạn nênviệc thông thương giữa hai đô thị này gặp nhiều khó khăn. "Việc khơi thông sông Cổ Cò đang được chính quyền TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam triển khai nhằm tạo động lực mới cho phát triển KT-XH không chỉ cho hai địa phương mà còn có ý nghĩa góp phần phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung và cả nước", ông Xuân nói.

doan-ngoc-xuan

TS. Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương.

Đặt vấn đề, ông Xuân cho biết, một trong những câu hỏi lớn là Vì sao hơn một thế kỷ, từ một dòng sông có giá trị nhiều mặt từ lịch sử, văn hóa đến phát triển kinh tế- xã hội nhưng chưa được đầu tư phát triển?

Có nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng, với lợi thế nhiều di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng khác như Non Nước, Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…đã thu hút được các nhà đầu tư, du khách trong nước và quốc tế, nên khu vực sông Cổ Cò chưa được quan tâm đầu tư khai thác.

Thứ 2 là với sự bồi đắp tự nhiên cũng như tác động của con người hơn một thế kỷ, thế mạnh của dòng sông này là giao thông, du lịch gắn kết Đà Nẵng và Quảng Nam trở nên gách nặng cho chính quyền và người dân địa phương trong việc giữ gìn, khai thác và phát triển.

Cùng với đó, bất cập trong việc đầu tư, kết hợp giữa gìn giữ giá trị lịch sử, văn hóa với phát triển kinh tế- xã hội, là một trong những “nút thắc” do thiếu cơ chế, chính sách trong phát triển kinh tế gắn với phát triển vùng, chịu sự tác động bởi địa giới hành chính.

Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội khu vực sông Cổ Cò, ông Xuân cho biết: Trước tiên cần khơi thông tầm nhìn chiến lược về tư duy đầu tư phát triển. Với sự quan tâm đầu tư từ Chính phủ và 2 địa phương, dự án nạo vét, khơi thông dòng sông Cổ Cò sớm được hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm thích ứng biến đổi khí hậu khu vực này. Vấn đề phát triển bền vững, tránh lặp lại lịch sử bị bồi lấp làm ách tắc trở lại dòng sông, cần phải nghiên cứu đề xuất Chính phủ ban hành quy hoạch, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội có tính liên vùng giữa Quảng Nam và Đà Nẵng, vượt ra khỏi không gian địa giới hành chính dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phương.

Thứ 2 là cần ưu tiên đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong không gian phát triển. Phát triển du lịch là động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, như phát triển đô thị, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp,… Đối với du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng, cùng với thương hiệu sẵn có không chỉ trong nước mà là nằm trong những điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế với địa danh Hội An, Non Nước, Thánh địa Mỹ Sơn… việc mở rộng không gian điểm đến đối với khu vực sông Cổ Cò tạo nên chuỗi giá trị du lịch độc đáo, kết hợp nhiều loại hình du lịch, đặc biệt du lịch đường sông, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, y tế, hội thảo quốc tế…

Vì vậy, việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Nam, Đà Nẵng được xác định là địa bàn trọng điểm của du lịch duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Kết nối giữa 2 địa danh nổi tiếng này là vùng đệm Điện Bàn hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch với con sông Cổ Cò sẽ tạo cơ hội cho sự ra đời những sản phẩm du lịch hấp dẫn không chỉ của Quảng Nam, Đà Nẵng mà của cả miền Trung.

Thứ 3 là cần có cơ chế về huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực gắn với khai thác lợi thế của dòng sông. Khơi thông dòng sông Cổ Cò sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cả khu vực rộng lớn có hàng trăm nghìn dân, kích thích đầu tưphát triển giao thông, môi trường, bất động sản, du lịch, làng nghề truyền thống… Đặc biệt là sự kết nối du lịch hai địa phương qua liên kết vùng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, cũng như kết nối giao thông đường thủy của vùng, liên vùng. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu ban hành chính sách huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực gắn với khai thác lợi thế của dòng sông với nguyên tắc “thụ hưởng gắn với đóng góp”.

Ngoài việc đầu tư ban đầu của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương thì cần phải có cơ chế hình thành các nguồn lực tài chính ngoài thuế thu là nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thì việc hình thành chính sách thu phí dịch vụ gắn với bảo tồn và phát triển khu vực sông, như: phí giao thông đường thủy để bảo trì, sửa chữa, nạo vét định kỳ; phí tham quan du lịch gắn với bảo tồn, phát triển các khu danh lam, thắng cảnh, mô hình du lịch lịch cộng đồng;…các khoản phí này thuộc thẩm quyền hai địa phương với mức thu hợp lý thúc đẩy đầu tư phát triển trong từng thời kỳ. Vì vậy, cần đề xuất Chính phủ cho phép hình thành Quỹ Phát triển sông Cổ Cò với cơ chế quản lý linh hoạt, năng động nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để phát triển bền vững kinh tế - xã hội của 2 địa phương cũng như vùng duyên hải miền Trung.

Cuối cùng là cần nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế điều phối, quản lý chung. Xu thế phát triển mới, không gian phát triển kinh tế ngày càng đòi hỏi liên kết địa phương, vùng, liên vùng; lợi ích kinh tế mang lại gắn với chuỗi giá trị không chỉ giới hạn phạm vi địa phương, cả nước, khu vực và thế giới. Đối với khu vực sông Cổ Cò nói riêng cũng như hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng, vấn đề liên kết chuỗi giá trị du lịch nhìn thấy khá rõ nét. Du khách đến tham quan Đà Nẵng không thể không đến Hội An, Quảng Nam và ngược lại. Với 2 điểm đến Quảng Nam, Đà Nẵng kết hợp với Huế và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên sẽ là thương hiệu du lịch nổi tiếng lý tưởng trên bản đồ du lịch thế giới.

Phát triển du lịch kích thích phát triển các ngành khác, vì vậy việc quy hoạch phát triển vùng, sản phẩm hàng hóa cần tính đến lợi thế của địa phương, vùng và cả nước. Với đặc điểm, điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của Quảng Nam, Đà Nẵng, để đầu tư, phát triển khu vực sông Cổ Cò nói riêng và cả hai địa phương nói chung cần nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế điều phối, quản lý vùng giữa hai địa phương nhằm gắn quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp phát triển đồng bộ, hiệu quả thúc đẩy phát triển, khai thác tối ưu lợi thế so sánh của từng địa phương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ