Chủ tịch Quảng Nam Lê Trí Thanh: ‘Khơi thông sông Cổ Cò tạo cú hích để phát triển đô thị và du lịch’
Dự án khơi thông sông Cổ Cò là dự án đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về các vấn đề liên quan dự án này.
Nhiều ý nghĩa khi khơi thông sông Cổ Cò
Ông có thể cho biết ý nghĩa của việc khơi thông sông Cổ Cò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương?
Ông Lê Trí Thanh: Có rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, khơi thông sông Cổ Cò sẽ kết nối hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam. Vì Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, Hội An là một đô thị cổ và sông Cổ Cò đi ngang qua vùng thị xã Điện Bàn là vùng đô thị biển. Do đó, dự án này sẽ hỗ trợ phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch đường sông.
Loại hình du lịch mới này trước đây hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam cũng đã có phát triển nhưng mới chỉ ở mức cục bộ trên các sông như sông Hoài (Hội An), sông Hàn (Đà Nẵng). Vì quy mô và tính chất còn nhỏ bé nên bây giờ phải tạo một dòng sông mới kết nối được Cửa Hàn và Cửa Đại để phát triển du lịch đường sông và gắn kết giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An.

Về phía Quảng Nam, lãnh đạo tỉnh đã chủ trì họp với các nghành, địa phương để đánh giá lại toàn bộ quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến sông Cổ Cò. Trên cơ sở đó, lãnh đạo tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng lập thiết kế cảnh quan đô thị ở hai bên sông.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Thứ 2, khi khơi thông sông Cổ Cò, sẽ tạo thêm giao thông đường thuỷ, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, đi lại, giảm tải cho đường bộ.
Thứ 3, dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng thoát lũ khu vực phía Đông của thị xã Điện Bàn. Khu vực này sẽ có cơ hội thoát lũ về hai cửa sông Thu Bồn và sông Hàn nhanh hơn.
Thứ 4, sau khi khơi thông sẽ có tác dụng kích thích cho sự phát triển đô thị và du lịch ở khu vực lân cận như khu đô thị Điện Bàn (thuộc Điện Nam - Điện Ngọc) và các dự án du lịch ven biển Điện Bàn, Hội An, Đà Nẵng bởi vì các đô thị hiện đại, các đô thị đẹp thường có xu hướng bám theo dòng sông. Sông Cổ Cò không quá dài và chảy song song với biển theo hướng Bắc - Nam, không chảy xiết, chỉ phụ thuộc vào chế độ thủy triều của hải cửa sông (sông Hàn và sông Thu Bồn) nên sông Cổ Cò rất bình yên.
Mặt sông Cổ Cò cũng không quá rộng (từ 90-150m) nên dễ dàng tổ chức không gian kiến trúc đỡ tốn kém; không gian kiến trúc hoà quyện, gắn kết với nhau, không bị loãng bởi dòng sông nhỏ. Do đó, hiện nay đang có nhiều dự án đô thị và du lịch ôm dọc theo sông Cổ Cò, kết hợp hài hoà và độc đáo giữa biển và sông.
Thứ 5, khi dòng sông Cổ Cò được khơi thông, sẽ trả lại giá trị về văn hoá, lịch sử của dòng sông. Sông Cổ Cò trước đây có tên Lộ Cảnh Giang, một thời dòng sông này có tiếng tăm ở miền trong. Sau đó, do nhiều yếu tố nên bị bồi lấp, giờ được khơi thông sẽ mang lại các giá trị lịch sử và văn hoá của thương cảng ngày xưa, trong đó có thương cảng Hội An. Cùng đó, để đồng bào người Chăm dễ đi lại trên sông. Đã có những di tích của đồng bào Chăm được trục vớt và đưa vào các bảo tàng tại TP. Hội An. Do đó, khơi thông sông Cổ Cò là khơi dòng khát vọng để phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng và Quảng Nam.
Ông có thể cho biết, việc khơi thông sông Cổ Cò đã được thực hiện đến giai đoạn nào, trong năm 2021 sẽ làm những hạng mục gì?
Ông Lê Trí Thanh: Hiện tại, phía TP. Đà Nẵng cơ bản đã được nạo vét theo chuẩn tắc sông cấp 4. Tuy nhiên, một số cầu bắc qua sông ở phía Đà Nẵng do trước đây chưa thực hiện việc khớp nối nên khẩu độ thấp, không đảm bảo, do đó, TP. Đà Nẵng đang có kế hoạch điều chỉnh lại khẩu độ của cầu.
Cơ sở hạ tầng ven sông của TP. Đà Nẵng do trước đây cũng chưa tính đến chuyện khớp nối nên đã cấp cho doanh nghiệp thực hiện các dự án, gây chia cắt một số đoạn về cơ sở hạ tầng, nhất là các đường ven sông, các trục cảnh quan vui chơi giải trí ven sông.

Khơi thông sông Cổ Cò sẽ kết nối Đà Nẵng với Hội An (Quảng Nam), tạo ra cú hích để phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ và phát triển các đại đô thị dọc theo hai bên sông.
Đối với Quảng Nam, trước đây cũng đã cùng với Đà Nẵng phát triển các dự án tại đô thị Điện Nam - Điện Ngọc. Hai bên sông Cổ Cò, có một số dự án đã được cấp, được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đã triển khai xây dựng. Khi thực hiện việc khớp nối, có bất cập là không tương thích, không đồng bộ về hạ tầng và kiến trúc trên toàn tuyến sông Cổ Cò này.
Do đó, về phía Quảng Nam, lãnh đạo tỉnh đã chủ trì họp với các ngành, địa phương để đánh giá lại toàn bộ quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến sông Cổ Cò. Trên cơ sở đó, lãnh đạo tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng lập thiết kế cảnh quan đô thị ở hai bên sông. Hiện, đề cương nhiệm vụ đã được duyệt và Sở Xây dựng đang chủ trì để thực hiện. Những bất cập sẽ được tháo gỡ tối đa, kể cả những dự án đã được cấp phép, được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa triển khai xây dựng thì cũng phải điều chỉnh một phần để đồng nhất.
Việc khơi thông sông Cổ Cò rõ ràng là rất ý nghĩa và cần thiết, vậy theo ông cần lưu ý điểm gì khi thực hiện dự án này?
Ông Lê Trí Thanh: Lưu ý nhất là về kiến trúc cảnh quan hai bên sông. Có khu vực mang tính hiện đại, nhưng có khu vực phải mang tính cổ kính, phải phù hợp với văn hoá, bản sắc của khu vực miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng. Không có sự xung đột về mặt kiến trúc và mặt không gian trên toàn tuyến sông. Ngoài ra, phải quan tâm đến các công trình công cộng, các công trình vui chơi giải trí, các dịch vụ khai thác, sản xuất kinh doanh phù hợp ở dọc hai bên tuyến sông. Phân bổ các cự ly phù hợp, không trùng lặp khi cung cấp các dịch vụ vui chơi, giai trí, ẩm thực, mua sắm...
Dự kiến sẽ có 12 cây cầu bắc qua sông Cổ Cò, trong đó có 9 cây cầu chính và 3 cái cầu phụ. Hiện đang lên ý tưởng thiết kế 12 cây cầu này biểu trưng cho 12 con giáp. Các cây cầu này không chỉ phục vụ mục đích giao thông mà còn là kiến trúc đặc sắc để chuyển tải văn hoá, du lịch.
Chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề cây xanh, hoa, cỏ, thảm thực vật, vật liệu xây dựng dọc hai bên sông. Hiện nay, tư vấn đã báo cáo lần hai, chúng tôi đã trực tiếp nghe và cho ý kiến. Còn phía TP. Đà Nẵng, họ đã thành lập một Ban điều phối phát triển sông Cổ Cò do lãnh đạo hai địa phương tham gia vào. Để hai bên khớp nối công việc với nhau và đã có hai phiên họp bàn về việc phối kết hợp. Trách nhiệm của hai cuộc họp đó đã được hai bên thống nhất rồi và trách nhiệm của bên nào thì bên đó chủ động điều hành các cơ quan liên quan để thực hiện.
Còn nhiều vướng mắc, khó khăn
Bắt đầu từ những đô thị dọc hai bên sông Cổ Cò sẽ hình thành nên những đặc thù riêng để kích thích du lịch, kích thích phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương... Vậy, khi thực hiện dự án, hai địa phương có vướng mắc gì không thưa ông?
Ông Lê Trí Thanh: Hai địa phương cũng đã thảo luận với nhau rồi, và cũng có vướng mắc. Nhược điểm ở đây là, hai bên không nhìn nhận sự cần thiết phải cùng nhau phối hợp để lập một quy hoạch chung ngay từ đầu, các bên lại lập quy hoạch riêng, không có sự khớp nối toàn tuyến. Trên con sông không có phân định ranh giới hành chính đó là một sai lầm.
Sai lầm thứ hai là cấp cho nhiều dự án manh mún hai bên sông, giữa dự án này với dự án bên cạnh không phù hợp với nhau. Một sự lắp ghép giữa các dự án trên toàn tuyến sông thiếu đi sự mềm mại, uyển chuyển, đó là hai vấn đề mà hai địa phương sẽ bàn bạc, phối hợp chặt chẽ với nhau để khắc phục trong thời gian tới.

Nhiều đô thị đang được xây dựng dọc theo hai bờ sông Cổ Cò
Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ khiến triều dâng, gây xâm nhập mặn, Quảng Nam đã nghiên cứu vấn đề này chưa, có phương án để xử lý không?
Ông Lê Trí Thanh: Thực ra, sông Cổ Cò chỉ bị tắc đoạn ở giữa, khoảng 7-8km. Còn ở hai đầu của Hội An và Đà Nẵng đã thông. Đoạn chảy qua Đà Nẵng cũng đã thông đến địa phận Quảng Nam. Cho nên, nói về xâm nhập mặn, hàng năm triều lên thì cũng đã xâm nhập mặn vào vùng giáp với Quảng Nam.
Tương tự như vậy, phía Hội An cũng đã nạo vét xong hết rồi, đến giáp với thị xã Điện Bàn có một cái đập ngăn ở đấy. Hàng năm, cứ triều lên, nhất là mùa kiệt lại xâm nhập mặn vào trong địa phận Hội An. Đó là vấn đề tự nhiên, từ khi nào đến giờ đã diễn ra vậy rồi. Bây giờ khơi thông thì cần đánh giá tác động môi trường cho kỹ, để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường làm sao được hài hoà.
Để khơi thông dòng sông Cổ Cò, công tác đến bù, giải phóng mặt bằng có vướng mắc gì không thưa ông?
Ông Lê Trí Thanh: Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Trước đây chưa quan tâm đến việc nạo vét sông như bây giờ, mà chỉ làm đập ngăn mặn lại để cho người dân sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất lúa. Rồi đất ở ngay trong lòng sông Cổ Cò cũng đã được cấp sổ đỏ cho dân trồng lúa, trồng màu… Giờ khi bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã xác định được và cắm mốc, tuy nhiên trong phạm vi lòng sông cần nạo vét vẫn có sổ đỏ của người dân. Cho nên, việc bồi thường cho người dân có sổ đỏ ở lòng sông còn vướng mắc một số đoạn, nhất là đoạn giáp với TP. Đà Nẵng.
Thứ 2, khi làm cầu qua sông, trước đây không tính toán các cầu qua sông để mang tính mỹ thuật cao và phát huy giá trị kiến trúc. Cầu hiện nay thuần tuý là cây cầu qua sông bình thường chứ không tính khẩu độ cho thuyền du lịch đi qua, nên cầu rất thấp. Cùng đó, dân cư đã bám hai bên đầu cầu, giờ muốn mở rộng làm cầu mới, theo tính toán buộc phải giải toả nhiều, nhất là các nút giao ở đường dẫn hai đầu cầu. Do đó, cần phải có quỹ đất lớn để bố trí tái định cư cho người dân.
Nếu dự án khơi thông sông Cổ Cò thành công, riêng với Quảng Nam sẽ có thêm lợi thế thưa ông?
Ông Lê Trí Thanh: Đối với Quảng Nam, có một dư địa, tiềm năng rất lớn để phát triển trên toàn tỉnh. Trong đó, ở khu vực thị xã Điện Bàn, nơi có dòng sông Cổ Cò sắp tới được nạo vét, được xác định là cửa ngõ phía Bắc. Cho nên quá trình đô thị hoá phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ có tác động lan truyền từ phía TP. Đà Nẵng đi vào. Trước đây cũng đã phát triển như thế, nhưng nay có sông Cổ Cò nữa sẽ kích thích sự lan truyền đó và phát triển nhanh hơn, bởi đô thị Đà Nẵng bây giờ cũng không phát triển đi đâu khác được mà chỉ phát triển về phía Nam.
Phát triển về phía Nam thì sẽ đúng dọc theo trục phát triển, như thế bản thân sông Cổ Cò cũng là trục phát triển. Do đó, khi khơi thông sẽ thúc đẩy thị xã Điện Bàn thực hiện quá trình đô thị hoá nhanh hơn, các dự án đầu tư về đô thị, du lịch, thương mại… liên quan đến hưởng lợi từ dòng sông này sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn, sẽ góp phần phát triển mạnh khu vực phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Từ phát triển mạnh khu vực phía Bắc bao gồm thị xã Điện Bàn và TP. Hội An cùng với các dự án lớn ở phía Nam sông Thu Bồn thì nó sẽ tạo thêm một cú hích mới để phát triển tiếp vào khu vực bên trong.
Xin cảm ơn ông!
Về ý kiến cho rằng, việc khơi thông sông Cổ Cò sẽ khiến triều dâng, gây xâm nhập mặn, ông Lê Trí Thanh cho biết, thực ra, sông Cổ Cò chỉ bị tắc đoạn ở giữa, khoảng 7-8km. Còn ở hai đầu của Hội An và Đà Nẵng đã thông. Đoạn chảy qua Đà Nẵng cũng đã thông đến địa phận Quảng Nam.
Cho nên, nói về xâm nhập mặn, hàng năm triều lên thì cũng đã xâm nhập mặn vào vùng giáp với Quảng Nam. Tương tự như vậy, phía Hội An cũng đã nạo vét xong hết rồi, đến giáp với thị xã Điện Bàn có một cái đập ngăn ở đấy.
Hàng năm, cứ triều lên, nhất là mùa kiệt lại xâm nhập mặn vào trong địa phận Hội An. Đó là vấn đề tự nhiên, từ khi nào đến giờ đã diễn ra vậy rồi. Bây giờ khơi thông thì cần đánh giá tác động môi trường cho kỹ, để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường làm sao được hài hoà.
- Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago