TS. Cấn Văn Lực: Nhà ở xã hội chưa có nguồn vốn đúng nghĩa

Nhàđầutư
Theo TS. Cấn Văn Lực, với nguồn vốn như hiện nay, việc triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ở Việt Nam sẽ rất khó.
TRỌNG HIẾU
28, Tháng 06, 2023 | 17:18

Nhàđầutư
Theo TS. Cấn Văn Lực, với nguồn vốn như hiện nay, việc triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ở Việt Nam sẽ rất khó.

Ngày 28/6, dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức hội thảo "1 triệu căn nhà ở xã hội: Giải pháp nâng cao khả năng thụ hưởng cho người thu nhập thấp".

Phát biểu tải hội thảo, TS. Cấn Văn Lực cho rằng việc triển khai nhà ở xã hội ở Việt Nam thời gian qua vẫn chưa đi đến đâu và sẽ không đạt được mục tiêu đề ra nếu không có đột phá. "Tại Hàn Quốc chỉ 2 năm triển khai họ đã đạt chỉ tiêu 5 triệu căn hộ nhà ở xã hội, chúng ta đặt mục tiêu 1 triệu căn hộ, nhưng 10 năm triển khai vẫn chưa xong", ông nói.

2H6A9274

Toàn cảnh hội thảo "1 triệu căn nhà ở xã hội: Giải pháp nâng cao khả năng thụ hưởng cho người thu nhập thấp". Ảnh: Trọng Hiếu.

Chưa có nguồn vốn đúng nghĩa

Theo TS. Lực, điểm nhấn của vấn đề triển khai đầu tư nhà ở xã hội là chính sách, quỹ đất, nguồn vốn. Với nguồn vốn như hiện nay, sẽ vô cùng khó khi triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

"Gần đây, chúng ta phấn khởi hơn khi nhà ở xã hội đã và đang được quan tâm. Một số doanh nghiệp, ngân hàng thương mại đã bắt đầu dành phần vốn cho phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, đã có nguồn vốn đúng nghĩa cho phần khúc này hay chưa, tôi cho là chưa hẳn", TS. Lực đánh giá.

2H6A9374

TS. Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu

TS. Lực nhận định, về vấn đề nguồn vốn, mọi người nghĩ là nguồn vốn ngân hàng, dù đúng nhưng chưa trúng, bởi ngân hàng chỉ là tín dụng thương mại có ưu đãi, chứ không phải tín dụng kinh tế nhân văn. Do đó, rất khó cho doanh nghiệp và khó cho chúng ta.

Thiếu nguồn vốn tài trợ bền vững cho phân khúc này, đa số các dự án nhà ở xã hội tính đến thời điểm hiện nay được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn công, một số dự án do tư nhân thực hiện.

Các dự án nhà ở xã hội rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân sách do được bố trí cho các dự án nhà ở xã hội là rất ít, điều kiện - thủ tục phức tạp, trong khi nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Ông cho rằng, nỗ lực rất lớn của ngân hàng thương mại đã hy sinh lãi suất giảm 2-3%. Trong khi đó, doanh nghiệp bị khống chế khung định mức về diện tích nhà ở, do đó, cần phải có một quỹ đầu tư lâu dài và cần cơ chế linh hoạt.

Mức lãi suất cho vay chưa hấp dẫn

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, lãi suất cho vay 8,2% - 8,7% thì "không ai mua được". Dẫn chứng từ gói 30.000 tỷ đồng trong quá khứ, ông Hà nói cuối quý I/2016, khi gói 30.000 tỷ đồng hết hạn, hầu như các dự án nhà ở xã hội làm ra không ai mua vì lãi quá cao.

DSC01434

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam. Ảnh: Viết Niệm.

Cùng quan điểm, các chuyên gia tài chính ngân hàng như TS. Nguyễn Trí Hiếu và TS. Lê Xuân Nghĩa cũng thừa nhận, mức lãi vay ưu đãi 8,2% dành cho người mua nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn.

So sánh với các quốc gia khác trên thế giới, ông Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện phát triển công nghệ tài chính cho biết, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội tại Mỹ chỉ vào khoảng 5 – 6%/năm, thời hạn ưu đãi lãi suất lên tới 30 năm. Hàn Quốc cũng có mức lãi suất tương tự. Trong khi đó, tại Trung Quốc lãi suất cho vay mua nhà dưới 5%.

Điều này cho thấy, mức lãi suất của Việt Nam là 8,2% đối với người mua nhà cao so với thế giới. Điều này cũng gây khó khăn đối với việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho nhân công. Tuy nhiên, để có được mức lãi suất như vậy, các quốc gia này đều có những "cơ chế đặc biệt" từ thuế, từ chính sách đất đai, cơ chế ưu đãi với chủ đầu tư xây nhà ở xã hội.

Giải pháp cho bài toán nhà ở xã hội

Nêu ra các giải pháp về tháo gỡ khó khăn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, TS. Cấn Văn Lực đưa ra một số giải pháp: Một là, quán triệt, thống nhất quan điểm, coi đây là "chính sách kinh tế nhân văn, mang cả ý nghĩa kinh tế và an sinh xã hội". Hai là cần xây dựng một đề án tổng thể, căn cơ, bài bản hơn. Mục đích sử dụng nhà ở xã hội dành cho cả nhu cầu mua và nhu cầu thuê. Vị trí, bố trí nhà ở xã hội riêng khu hay đan xen với nhà ở thương mại nên linh hoạt theo từng địa phương.

Về đối tượng được mua nhà ở xã hội, chúng ta nên mở rộng hơn, linh hoạt theo từng địa phương. Tiếp đó, tăng tính thị trường, tính hấp dẫn cho nhà ở xã hội (quy hoạch, hệ sinh thái, hạ tầng...); Khắc phục tình trạng trục lợi chính sách, và cần chính sách phù hợp, công khai, minh bạch; Làm tốt hơn công tác khảo sát/đánh giá thực trạng, phân tích và dự báo về cung - cầu nhà ở xã hội.

Ưu đãi thực sự về thuế, phí đối với doanh nghiệp bất động sản phát triển nhà ở xã hội; Chú trọng khâu quy hoạch, linh hoạt hơn trong việc bố trí quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, cân nhắc phương án cho phép chủ đầu tư nộp tiền; Có quy định mức tối thiểu về diện tích, tối đa về giá (giá trần) nhưng cần sát thị trường hơn; Tăng vai trò của các bên liên quan (nhất là chính quyền địa phương, doanh nghiệp vàcơ quan chủ trì); Có đủ cơ sở pháp lý và nguồn vốn, đảm bảo tính khả thi và bền vững.

Cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, khung pháp lý: Cần Ban hành nghị quyết, cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nhà ở xã hội; Quy định mức lợi nhuận tối đa phù hợp hơn hoặc thay đổi cấu trúc vốn; Rà soát, thống nhất cách hiểu, cách làm; giảm thiểu mạnh qui trình, thủ tục đầu tư

Cũng như điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội; Không nên quy định cứng nhắc về thời hạn cho vay mua nhà ở xã hội tối thiểu; Bổ sung quy định về quy chuẩn diện tích và giá bán (áp dụng giá trần); Có cơ quan đầu mối, chủ trì về phát triển nhà ở xã hội?

Các nội dung quan trọng trong các Nghị quyết, Đề án về phát triển nhà ở xã hội cần được luật hóa, nhất quán trong các dự án Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ