TS. Cấn Văn Lực: Không nên sử dụng 'dự trữ ngoại hối' cho chương trình phục hồi kinh tế

NGUYỄN THOAN
15:50 05/11/2021

Trước những tranh luận, đề xuất liên quan tới sử dụng một phần dự trữ ngoại hối khoảng 100 tỷ USD hiện tại để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, không nên vì có thể gây bất ổn kinh tế như năm 2009.

Sáng 5/11, Trung tâm Thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ KH&ĐT đã tổ chức diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Tài chính cho phục hồi và phát triển bền vững" nhằm lấy ý kiến góp ý cho kế hoạch phát triển kinh tế bền vững giai đoạn 2021-2026.

Đóng góp tham luận tại diễn đàn, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng 'kép', gây suy giảm cả cung và cầu. Đây là cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ, các nước cũng đã đưa ra những chính sách, giải pháp phục hồi kinh tế chưa có trong lịch sử nhằm đạt điểm cân bằng giữa khống chế dịch và phát triển kinh tế.

vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh: Trọng Hiếu

"Có thể thấy, các gói hỗ trợ của nhiều chính phủ có quy mô rất lớn, từ 8-40% GDP, cách làm cũng rất quyết liệt, kích hoạt cả một số điều luật áp dụng trong thời chiến. Nhưng đáp lại là sự phục hồi chậm chạp, không đồng đều trong tăng trưởng, nợ công tăng cao kỷ lục. Đó là những điều chưa có trong tiền lệ", ông Thành nói.

Với Việt Nam, năm 2021, dự báo tăng trưởng từ 2-2,5% - là mức thấp nhất trong 35 năm đổi mới, trong khi thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 5-6%. "Năm 2020, chúng ta từng là số ít ngôi sao trên bầu trời suy thoái kinh tế của thế giới, thì sang tới năm 2021, Việt Nam lại là điểm tối trong bức tranh sáng của kinh tế chung", ông Thành nói.

Tuy nhiên, theo TS. Võ Trí Thành, kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy những điểm tích cực đáng lưu ý. Trước tiên là khi phải đối mặt với khó khăn mới thấy, Việt Nam đã có một nền tảng, hệ thống tài chính của vững mạnh hơn rất nhiều so với giai đoạn khủng khoảng trước (2009); kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, thương mại, xuất nhập khẩu tiếp tục thặng dư. Ngoài ra, về cơ bản cũng đã thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

Đánh giá về các gói hỗ trợ nền kinh tế thời gian qua và khuyến nghị cho chương trình phục hồi thời gian tới, TS. Võ Trí Thành cho rằng, nhìn chung các gói hỗ trợ quy mô còn nhỏ, liều lượng ngân sách thấp, dựa nhiều vào chính sách tiền tệ; thực thi còn chậm, thiếu quyết liệt.

Để có một chương trình phục hồi hiệu quả thời gian tới, ông Thành khuyến nghị, chương trình hỗ trợ cần quy mô đủ lớn, diện đủ rộng, chú trọng điểm (là những ngành, lĩnh vực có mức độ thiệt hại lớn, đóng góp trực tiếp và lan toả hậu dịch) và có thời gian đủ dài (2022-2023).

Về nguồn lực, có thể tăng chi (tăng bội chi ngân sách), đi vay nước ngoài; tiết kiệm chi thường xuyên và một giải pháp đang được bàn tới nhiều là sử dụng một phần dự trữ ngoại hối. Cùng với đó là hỗ trợ doanh nghiệp qua cắt giảm chi phí giao dịch, cải cách thủ tục hành chính.

Cuối cùng, theo ông Thành để gói hỗ trợ lần này thực sự hiệu quả cần "vượt nguy, tận cơ", tư duy, thiết kế lại theo hướng tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới bền vững; quan trọng hơn cả là hành động nhanh, quyết liệt trên thực tế; cụ thể hoá cơ chế bảo vệ và có động lực khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám sáng tạo, dám làm.

ts-can-van-luc

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. Ảnh: Trọng Hiếu

Góp ý tại diễn đàn về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV khẳng định: Chương trình phục hồi là rất cấp thiết khi tiêu dùng trong nước giảm mạnh thời gian vừa qua. Tuy nhiên, chương trình cũng cần làm rõ một vài nội dung để mang tính thực tiễn, cùng với đó là gắn với kế hoạch phát triển 5 năm, đề án tái cơ cấu lại nền kinh tế.

"Đề án cần làm rõ hơn nữa về mục tiêu, đối tượng thụ hưởng. Như ở Thái Lan, khi lên chương trình hỗ trợ họ nêu rõ 12 lĩnh vực ngành nghề để tập trung vốn đầu tư; cùng với đó là gắn với kinh tế xanh, phục hồi xanh. Ngoài ra, cũng cần làm rõ kế hoạch để 'khoá' lại chương trình. Ví dụ đến hết năm 2023 nếu vẫn chưa triển khai hết số vốn theo kế hoạch thì có làm tiếp hay không?", TS. Cấn Văn Lực đặt vấn đề.

Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu, hiện cấu trúc nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 là 50% là tín dụng ngân hàng; 15% là từ thị trường chứng khoán (không bao gồm TPCP), 13% là đầu tư công; 22% là vốn FDI. Theo dự kiến, chương trình phục hồi kinh tế sẽ có quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Lực cần làm rõ trong đó phần đầu tư cho hạ tầng khoảng vài trăm nghìn tỷ là nằm trong hay ngoài gói đầu tư công trung hạn đã được Quốc hội thông qua? Nếu là bổ sung thì liệu có sử dụng đến không khi trong giai đoạn 2016-2020, mới giải ngân hết 75% kế hoạch đề ra? Về gói hỗ trợ lãi suất, dự kiến sẽ hỗ trợ vài trăm nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng nhưng thực tế ngân sách sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng 10.000 tỷ để hỗ trợ; hay với mục tiêu SCIC đầu tư vào các doanh nghiệp khoảng 50.000 tỷ đồng nhưng sau 3-4 năm sẽ thu hồi vốn thì có cần huy động nguồn lực này hay không?

"Cần làm rõ rằng, tổng lan toả của gói hỗ trợ là 800.000 tỷ nhưng thực chi ngân sách có thể chỉ khoảng hơn 400.000 tỷ đồng. Việc làm rõ nhu cầu vốn sẽ giúp tìm nguồn huy động đúng và trúng", TS. Cấn Văn Lực nói.

Ngoài ra, theo chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, song song với gói hỗ trợ phục hồi nền kinh tế cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước. "Làm tốt cổ phần hoá, thoái vốn tại DNNN mỗi năm ngân sách có thể thu về khoảng 40.000 tỷ. Vì vậy, cần xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Tiếp theo là đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính để giải toả ách tắc trong đầu tư hiện tại".

Về tranh cãi xung quanh vấn đề có dùng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ nền kinh tế, TS. Cấn Văn Lực khẳng định: Không nên, vì hiện dự trữ ngoại hối mới khoảng 100 tỷ USD, tương đương khoảng 3,8 tháng nhập khẩu. Ngoài ra, sử dụng công cụ ngoại hối có thể gây bất ổn kinh tế, tác động ngược trở lại lạm phát, giá cả như năm 2009. Trong khi vẫn còn khả năng huy động từ nguồn lực khác để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế.

Diễn đàn Vượt qua COVID diễn ra từ 15/9/2021 đến 31/12/2021 trên nhadautu.vn. Bài tham dự diễn đàn vui lòng gửi về email: toasoan@nhadautu.vn, tiêu đề ghi rõ: Bài tham dự diễn đàn “Vượt qua COVID”.

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.

Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Đầu tư - 09/06/2025 21:52

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.

Đầu tư - 09/06/2025 16:57

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Đầu tư - 09/06/2025 07:00

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.

Đầu tư - 08/06/2025 16:54

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Đầu tư - 08/06/2025 06:48

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.

Đầu tư - 07/06/2025 10:59

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.

Đầu tư - 07/06/2025 09:16

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.

Đầu tư - 07/06/2025 06:45

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.

Đầu tư - 06/06/2025 19:14

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Đầu tư - 06/06/2025 11:20

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.

Bất động sản - 06/06/2025 11:18

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Đầu tư - 06/06/2025 10:50

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.

Đầu tư - 05/06/2025 17:02