TS. Cấn Văn Lực: 'Thị trường bất động sản thời gian tới rất khả quan'

TS. Cấn Văn Lực cho biết, trước đây khi gặp khó khăn thì nhu cầu thị trường sụt giảm ngay lập tức. Nhưng ở đại dịch lần này, dù thiếu nguồn cung, một số phân khúc bị ảnh hưởng nhưng thị trường bất động sản công nghiệp, logictics, nhà ở… vẫn phát triển tốt.
NGUYÊN VŨ
28, Tháng 10, 2021 | 17:27

TS. Cấn Văn Lực cho biết, trước đây khi gặp khó khăn thì nhu cầu thị trường sụt giảm ngay lập tức. Nhưng ở đại dịch lần này, dù thiếu nguồn cung, một số phân khúc bị ảnh hưởng nhưng thị trường bất động sản công nghiệp, logictics, nhà ở… vẫn phát triển tốt.

thi-truong-bat-dong-san

Các doanh nghiệp địa ốc ở TP.HCM chuẩn bị tung ra nhiều sản phẩm mới ở quý IV năm nay.

Thị trường sẽ bật trở lại

Chia sẻ tại buổi tọa đàm "Bất động sản trong xu thế mới: Linh hoạt để thích ứng" do Báo Người Lao động tổ chức, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiên tệ quốc gia, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, so với các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, đại dịch COVID-19 tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản có sự khác biệt.

Trước đây, khi gặp khó khăn thì nhu cầu sụt giảm ngay lập tức. Nhưng ở đại dịch lần này, thị trường bất động sản dù thiếu nguồn cung, còn cầu một số lĩnh vực như bất động sản khu công nghiệp, logictics, nhà ở… vẫn phát triển tốt.

Bên cạnh đó, giá bất động sản không giảm, phản ánh nhu cầu thị trường vẫn cao ở các phân khúc. Dòng tiền rẻ, lãi suất thấp ở các nước và Việt Nam khiến cho dòng tiền chờ vào bất động sản tương đối dồi dào thời gian qua.

ts-can-van-luc

ts-can-van-luc

Kỳ vọng sắp tới là thúc đẩy đầu tư công, hạ tầng phát triển thì thị trường bất động sản cũng sẽ được hưởng cú hích từ việc này. Giai đoạn 2021-2025, tổng vốn đầu tư công 2,87 triệu tỷ đồng và hi vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016-2020. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải thích ứng và linh hoạt hơn.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng.

“Tác động của đại dịch rất khác nhau, như lĩnh vực văn phòng, nghỉ dưỡng, khách sạn… rất khó khăn còn các lĩnh vực khác như bất động sản khu công nghiệp, logictics vẫn tốt”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Nói về khả năng phục hồi của thị trường, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường bất động sản thời gian tới rất khả quan bởi những yếu tố như kinh tế của Việt Nam được dự báo phục hồi khá nhanh, sẽ như bật lò xò.

Dự báo, quý IV/2021, kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng phục hồi trở lại khoảng 4% và cả năm tăng trưởng khoảng 2,5% và năm 2022 có khả năng tăng trưởng kinh tế có thể đạt khoảng 6,5-7%. Thêm nưa, mục tiêu của Nhà nước vẫn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn trong thời gian tới.

Còn về môi trường pháp lý, năm 2022, Chính phủ sẽ dự kiến trình Quốc hội sửa Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản và một số điểm trong Luật xây dựng. Và riêng năm nay, Chính phủ đã thống nhất dùng 1 luật sửa nhiều luật.

“Chúng tôi cũng vừa thảo luận với VCCI sẽ đẩy mạnh cải thiện quy định liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh để hỗ trợ DN và thúc đẩy thị trường hồi phục… Hiện Chính phủ đang rất quyết liệt trong việc xây dựng chương trình phục hồi kinh tế trong 2 năm 2022-2023, đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp. Kỳ vọng với những chương trình này cộng với khả năng nền kinh tế sẽ bật trở lại sau đại dịch…”, TS. Cấn Văn Lực thông tin.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, doanh nghiệp đã có sự thay đổi để thích nghi, sẵn sàng trở lại nhưng cũng cần nói thị hiếu, nhu cầu của khách hàng đã thay đổi rất nhiều kể từ đại dịch COVID-19 lần thứ 4. Do đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cần chú ý về sản phẩm, chất lượng dịch vụ cũng phải khác đi và chuyển đổi số phải mạnh mẽ hơn.

Doanh nghiệp cũng đã sẵn sàng

Thông tin tại buổi tọa đàm, ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong thời gian dịch kéo dài từ tháng 6-10, hơn 70% các sàn giao dịch gặp khó khăn, chỉ có khoảng 30% sàn giao dịch hoạt động với công suất khoảng 50%; các hoạt động của môi giới giảm đáng kể. Thị trường bị tổn thương và người mua sụt giảm mạnh.

Lúc này, các nhà môi giới, chủ đầu tư đã cung cấp cho khách hàng qua công nghệ; tổ chức hoạt động giới thiệu các dự án cho khách hàng và tổ chức giao dịch qua nền tảng công nghệ. Đây là giải pháp giúp cho thị trường trở nên có động lực. Trong lúc khó khăn, vẫn có rất nhiều công ty môi giới và chủ đầu tư ứng dụng công nghệ để tiếp cận thị trường. Đây là tín hiệu tích cực.

Theo ông Lâm, đến thời điểm hiện tại, mọi người đã thích nghi và sẵn sàng trong thời gian tới, tổ chức hoạt động bán hàng. Nhiều nơi đã bắt đầu mở bán và có tín hiệu giao dịch thành công trong tháng 10 này. Khách hàng và nhà đầu tư cũng đã quay trở lại dù vẫn khá thận trọng.

“Đây là thời điểm rất tốt để nhiều khách hàng tham gia thị trường bởi nhiều chủ đầu tư đã có sự điều chỉnh, cơ chế, chính sách… Họ đưa ra nhiều chương trình về thanh toán thuận lợi, tài trợ lãi suất, thậm chí có chủ đầu tư đưa ra chính sách nhận nhà vào ở vẫn tiếp tục thanh toán…”, ông Phạm Lâm nhận định.

ba-nguyen-huong-dai-phuc

 

Các chủ đầu tư đều có kế hoạch ra hàng, chào bán mạnh các sản phẩm dự án trong TP.HCM và tỉnh thành khác. Với tâm thế tăng tốc trong quý IV/2021 để bù lại thời gian ảnh hưởng dịch bệnh khá nặng nề trong quý III/2021, các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong bất động sản, nắm bắt xu thế mới.

Bà Nguyễn Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land.

Còn ở góc độ doanh nghiệp, Bà Nguyễn Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land nhận thấy thời điểm hiện tại, mọi người đã có thái độ ứng phó dịch bình tĩnh hơn trước đây. Và sau khi mở cửa trở lại, ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp vẫn là bảo đảm quy trình và có giải pháp bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động để duy trì bộ máy, chủ động cách ly nếu có ca nhiễm...

“Chúng tôi hiện đã khôi phục 70% hoạt động ở công trường dù công nhân khó khăn trong việc quay lại TP.HCM. Doanh nghiệp xác định dịch bệnh còn kéo dài, có thể phải đối mặt những đợt bùng phát sắp tới, cần tìm giải pháp ứng phó linh hoạt, vượt qua được giai đoạn khó khăn. Đặc biệt, ưu tiên duy trì nguồn nhân lực, hoạt động của tập đoàn, việc đầu tư phát triển trở lại trong quý IV”, bà Nguyễn Hương cho hay.

Hiện, các chủ đầu tư đều có kế hoạch ra hàng, chào bán mạnh các sản phẩm dự án ở TP.HCM và tỉnh thành khác. Với tâm thế tăng tốc trong quý IV/2021 để bù lại thời gian ảnh hưởng dịch bệnh khá nặng nề trong quý III/2021, các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong bất động sản, nắm bắt xu thế mới.

Khoảng 2-3 năm trở lại đây, doanh nghiệp đã đầu tư dự án quy mô lớn ở những khu đô thị vệ tinh, đây là xu thế phát triển bền vững. Theo vị Giám đốc Đại Phúc Land, thời điểm cuối năm nguồn cung giảm 70% so với cùng kỳ nhưng quý cuối năm luôn được đánh giá là sôi động nhất. Sau thời gian thị trường có độ nén sẽ bật trở lại, tạo nên sự sôi động.

Các cơ quan ban ngành cũng đã cố gắng sau thời gian dịch bệnh, sẽ tích cực kích hoạt trở lại các hoạt động kinh tế - xã hội. Từ đây, doanh nghiệp cũng sẽ có những hoạt động đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển dự án, đưa sản phẩm ra thị trường.

“Chúng tôi đã có kế hoạch đưa ra sản phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm, như nhà căn hộ bên cạnh nhà phố, shophouse. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạng mục, công trình xây dựng. Do có dự phòng sớm nên tiến độ công trường đã đạt 70-80% và cuối năm bảo đảm tiến độ cam kết bàn giao từ ban đầu”, bà Nguyễn Hương cho biết.

Theo bà Hương, ngoài việc làm sao tăng tốc về đích năm 2021 thì doanh nghiệp cũng đã có lộ trình phát triển trong năm 2022 với sự chung tay của phía nhà nước với các chính sách, cơ chế hỗ trợ để có thêm nguồn lực. Năm nay, điểm sáng về mặt pháp lý điều chỉnh nhiều luật như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư. Hy vọng việc thực thi nhanh chóng, thuận lợi, giúp giảm thiểu lệch pha về cung cầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ