TS. Cấn Văn Lực: Đa dạng hóa thị trường và đối tác là giải pháp căn cơ cho kinh tế Việt Nam

Nhàđầutư
Trong báo cáo đánh giá tác động của dịch cúm do virus Corona (nCoV) đang hoành hành tại Trung Quốc và các nước, trong đó có Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực cho rằng Việt Nam cần có những giải pháp đường dài, căn cơ để phát triển kinh tế như đa dạng hóa thị trường, đối tác, nâng cao sức chống chịu.
ĐÌNH VŨ
11, Tháng 02, 2020 | 17:33

Nhàđầutư
Trong báo cáo đánh giá tác động của dịch cúm do virus Corona (nCoV) đang hoành hành tại Trung Quốc và các nước, trong đó có Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực cho rằng Việt Nam cần có những giải pháp đường dài, căn cơ để phát triển kinh tế như đa dạng hóa thị trường, đối tác, nâng cao sức chống chịu.

Trong báo cáo đánh giá tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng Corona mới (nCoV) gây ra, TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa ra 2 kịch bản tích cực và tiêu cực của dịch bệnh này tới kinh tế Việt Nam.

Với kịch bản tích cực, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, không lây lan rộng, các biện pháp quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh như: đóng cửa khẩu, hạn chế du lịch, thương mại,... sớm được gỡ bỏ và các hoạt động trở lại bình thường từ đầu quý 2/2020.

Nhóm nghiên cứu dự báo dịch bệnh nCoV sẽ khiến du lịch quốc tế giảm đến 90% trong quý 1, giảm 50% quý 2 và cả năm giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu quý 1 giảm 19-20%, quý 2 giảm 12-13% và cả năm giảm 7%; tiêu dùng cá nhân quý 1 giảm 1%, quý 2 giảm 0,5% và cả năm giảm nhẹ 0,1%. Trong khi đó, dịch vụ vận tải hàng không quý 1 giảm 25%, quý 2 giảm 15% và cả năm giảm 15%; và dịch vụ tài chính-ngân hàng-bảo hiểm quý 1 và quý 2 giảm nhẹ 1%, cả năm giảm 0,5%.

Với diễn biến như vậy, GDP Việt Nam quý 1 có thể giảm khoảng 1,22 điểm %; GDP quý 2 giảm 0,39 điểm % và GDP cả năm giảm khoảng 0,32 điểm %.

cua-khau-lao-cai

Từ ngày 26/1/2020, Sở Văn hóa - Du lịch huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thông báo khẩn cấp các công ty du lịch tạm ngừng xuất nhập cảnh khách du lịch cho đến khi có thông báo mới

Với kịch bản tiêu cực, dịch bệnh bùng phát, lây lan mạnh thành đại dịch toàn cầu cũng như tại Việt Nam, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh không có hiệu quả, dẫn đến hệ lụy rất xấu, thậm chí làm kiệt quệ ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nước ta.

Theo đó, dịch bệnh nCoV dự báo sẽ khiến du lịch quốc tế giảm đến 90% trong quý 1, giảm 70% quý 2 và cả năm giảm khoảng 55% so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu quý 1 giảm 20-25%, quý 2 giảm 20% và cả năm giảm 21-23,5%; tiêu dùng cá nhân quý 1 giảm 1%, quý 2 giảm 0,5% và cả năm giảm mạnh 5%. Trong khi đó, dịch vụ vận tải hàng không quý 1 giảm 40%, quý 2 giảm 30% và cả năm giảm 30%; và dịch vụ tài chính-ngân hàng-bảo hiểm quý 1 và quý 2 giảm nhẹ 1% và 1,5%, cả năm giảm 0,5%.

Theo kịch bản này, do dịch bệnh, GDP quý 1 có thể giảm 1,24 điểm %, GDP quý 2 giảm 1,46 điểm % và GDP cả năm giảm khoảng 2,71 điểm %.

Theo đó, TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu đã gợi ý các giải pháp cụ thể để khắc phục hậu quả mà dịch bệnh này gây ra với kinh tế Việt Nam 2020.

Trước tiên là những giải pháp ngắn hạn. Nhóm nghiên cứu cho rằng, chưa đặt vấn đề điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 tại thời điểm này và chưa cần thiết phải đưa ra gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần tính đến gói này đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra, trong đó cần đặc biệt lưu ý về đối tượng áp dụng hỗ trợ, liều lượng và phương thức hỗ trợ. Trong ngắn hạn, nhóm nghiên cứu đề xuất 6 giải pháp chính.

Một là tập trung, quyết liệt, nghiêm túc thực hiện các chỉ thị, chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ y tế và các cơ quan chức năng, địa phương.

Hai là từng bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp cần chủ động, trách nhiệm, theo dõi, đánh giá và có biện pháp phù hợp.

Ba là chú trọng nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và hợp tác quốc tế.

Bốn là truyền thông, minh bạch thông tin chuẩn xác, kịp thời và mang tính xây dựng, phù hợp là vô cùng quan trọng; xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm, cố ý tung tin đồn thất thiệ. 

Năm là chưa tính đến việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm nay, nhưng cần quyết liệt tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt đầu tư công, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ và thực chất môi trường kinh doanh;

Sáu là có phương án hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh, có tính đến phương án phải nới lỏng nhẹ tiền tệ và tài khóa và chưa tính đến gói kích thích kinh tế (kinh nghiệm năm 2009 cho thấy tính hiệu quả của việc dùng gói này không cao).

Đa dạng hóa thị trường và đối tác là nhiệm vụ cấp bách

Theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu, từ tác động của dịch bệnh này cho thấy đã đến lúc Việt Nam cần quan tâm xác định và giải quyết những vấn đề then chốt, căn cơ và tầm nhìn chiến lược hơn.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đề xuất 7 giải pháp trung-dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới:

Trước hết phải nghiên cứu, lập và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường và đối tác. Đây cần được coi là nhiệm vụ cấp bách, nhằm hạn chế tối đa việc phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một vài thị trường hay đối tác, cũng là chiến lược phân tán rủi ro theo thông lệ.

Thứ 2 là đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế (nhất là ba trụ cột đã xác định); tập trung nhiều hơn vào các yếu tố chất lượng, sáng tạo, bao trùm và bền vững; trong đó việc làm chủ một số yếu tố đầu vào vừa là hạn chế nhập khẩu, vừa tăng tính chủ động trong nhiều tình huống khác nhau, vừa tạo việc làm và tăng khả năng kết nối giữa các khối doanh nghiệp. Cùng với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả, lâu dài gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới, hợp tác xã kiểu mới và quá trình đô thị hóa là rất quan trọng. 

Thứ 3 là nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc từ bên ngoài nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước; tăng yêu cầu, quy định về an toàn thực phẩm, quy định xuất xứ đối với hàng hóa (đặc biệt là hàng tiêu dùng, nông thủy sản,...) nhập khẩu vào Việt Nam. 

Thứ 4 là cùng với quá trình khắc phục tác động tiêu cực từ dịch bệnh cần có chiến lược dài hạn về cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh, để từ đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện từng năm, thay vì làm từng năm như hiện nay. 

Thứ 5 là tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng, nhất là về nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, gồm cả nghiên cứu sản xuất thuốc, dược phẩm, dược liệu và vaccine phòng và thuốc đặc trị bệnh nCoV phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Thứ 6 là cần có đánh giá, báo cáo tổng hợp, rút kinh nghiệm về dịch bệnh; thống kê thiệt hại, chi phí, tác động v.v... đối với kinh tế - xã hội để bố trí nguồn bù đắp; rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó làm cơ sở, nguồn tham khảo đối với những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Đồng thời, những bài học hay, cách làm hay, hiệu quả trong quá trình phòng, chống dịch bệnh cần được lưu lại dưới dạng qui trình, sổ tay để thống nhất áp dụng sau này, 

Cuối cùng, quan trọng hơn cả là làm sao để hạn chế rủi ro dịch bệnh. Theo đó, bảo vệ môi trường, động vật quý hiếm, giáo dục giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể, tạo nếp sống lành mạnh cần được đưa thành quốc sách, ưu tiên hàng đầu, thay vì chữa chạy.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ