Trước sự cố hơn 70 học sinh ngộ độc phải nhập viện, NutiFood từng bị nghi nhập khẩu sữa từ Trung Quốc

Trước khi dính "lùm xùm" này, sản phẩm sữa Nutifood đã không ít lần gặp sự cố về chất lượng.
ANH MAI
09, Tháng 03, 2018 | 11:51

Trước khi dính "lùm xùm" này, sản phẩm sữa Nutifood đã không ít lần gặp sự cố về chất lượng.

Sự việc 73 học sinh trường tiểu học Phạm Văn Đồng và trường mầm non Phú Lộc (ở xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) nhập viện khẩn cấp ngày 2/3/2018 vì ngộ độc nghi uống sữa Nutifood vẫn đang khiến dư luận xôn xao.

Theo TTXVN, trước khi mắc phải triệu chứng nghi do ngộ độc thực phẩm, số học sinh này đã uống sữa NutiFood tại trường. Số sữa mà học sinh trường tiểu học Phạm Văn Đồng và trường mầm non Phú Lộc uống sáng 2/3 là sữa thuộc Đề án Sữa học đường của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, nguyên nhân ngộ độc do sữa hay do thức ăn vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm. 

nutifood

 Hơn 70 học sinh nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. Ảnh: TTXVN

Hai ngày sau đó, phía Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Đồng Nai khẩn trương ra văn bản yêu cầu tạm dừng toàn bộ chương trình “Sữa học đường” trên địa bàn huyện Tân Phú để đợi kết quả điều tra từ phía lực lượng chức năng.

Ở Đồng Nai, giữa tháng 2/2018, Công ty sữa NutiFood đã trúng thầu cung cấp sữa tươi và chính thức giao lô sữa đầu tiên đến các trường học trên địa bàn tỉnh này vào chiều ngày 1/3/2018.

Thế nhưng, một ngày sau, trường tiểu học Phạm Văn Đồng và trường mầm non Phú Lộc đã tổ chức cho các học sinh uống sữa thì xảy ra vụ việc 73 học sinh có triệu chứng người tái xanh, đau bụng và ói mửa.

Trước khi dính "lùm xùm" này, sản phẩm sữa Nutifood cũng không ít lần gặp sự cố về chất lượng khi khách hàng tố các sản phẩm như sữa bột pha sẵn Grow Plus + kém chất lượng. GrowPlus+ của NutiFood hiện chiếm khoảng gần 40% thị phần trong phân khúc sữa bột đặc trị dành cho trẻ em trên toàn quốc.

Năm 2008, khi “cơn bão melamine” tràn vào Việt Nam, tháng 10/2008, Bộ Y tế đã công bố 18 sản phẩm nhiễm melamine, trong đó có hai mẫu bột sữa nguyên liệu của Hanoimilk có xuất xứ từ Trung Quốc là Full cream milk powder grade A và Blue Cow - Full cream milk powder used for UHT milk.

Thời điểm đó, Công ty Cổ phần dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) cho biết đã chủ động lấy 19 mẫu sản phẩm sữa của mình đem đi xét nghiệm melamine tại Trung tâm dịch vụ Phân tích thí nghiệm (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM) với kết quả toàn bộ các mẫu sữa không nhiễm melamine.

Cũng trong năm 2008, cụ thể tháng 9/2008, thanh tra Sở Y tế và Công an Hà Nội đã tiến hành thanh tra tại Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ thực phẩm Hoàng Lâm, Hà Nội. Tại đây, đoàn thanh tra phát hiện, năm 2007, công ty đã nhập 42 tấn sữa nguyên kem từ Công ty Weihai Jinbao Dairying (Trung Quốc).

Ngày 16/1/2008, khi hàng về đến Việt Nam, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu công ty làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi bán ra thị trường, tuy nhiên công ty Hoàng Lâm đã bán hết 42 tấn sữa kể trên mà không làm thủ tục này.

Một số tờ báo đưa tin, trong đó có 18 tấn bán cho Công ty Anco (Ba Vì, Hà Nội) sản xuất sữa tiệt trùng, sữa chua..., còn lại bán cho một số doanh nghiệp lớn phía Nam, làng nghề sản xuất bánh kẹo ở Hà Nội, trong đó có NutiFood.

Đến ngày 1/10, theo Vnexpress, Sở Y tế Hà Nội công bố, full cream milk powder của hãng Anco có nhiễm melamine với hàm lượng 203 microgam/kg. Tương tự, một mẫu sữa của Hanoimilk cũng có chất gây sỏi thận. Loại bột sữa nguyên kem là do Công ty Anco (địa chỉ ở Ba Vì) mua từ công ty Hoàng Lâm, với số lượng là 23.900 kg, đã được dùng gần hết để sản xuất sữa tiệt trùng và bán ra thị trường trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 7.

Trong khi đó, Nutifood khẳng định Nutifood không liên quan, mua bán sản phẩm nguyên liệu sữa với công ty Hoàng Lâm và giữa hai bên chưa bao giờ có giao dịch mua bán lô hàng sữa nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong khi chờ kết quả chính thức từ phía cơ quan chức năng về nguyên gây ra vụ ngộ độc cho 73 học sinh, thì mới đây có thông tin NutiFood đã chính thức ký hợp đồng với Công ty Delori để xuất khẩu những lô hàng đầu tiên vào thị trường Mỹ.

Le-ky-ket

NutiFood ký hợp đồng xuất khẩu sữa qua Mỹ. Ảnh: NutiFood.

Theo hợp đồng ký kết ngày 18/1 vừa qua, công ty Delori sẽ phân phối sản phẩm sữa bột pha sẵn Pedia Plus vào hơn 300 siêu thị tại bang California của Mỹ. Đây là sản phẩm đặc trị dành cho trẻ biếng ăn do NutiFood sản xuất và đã được các bà mẹ trong nước tin dùng cho trẻ.

Dự kiến trong tháng 4/2018 tới, sản phẩm Pedia Plus sẽ chính thức có mặt tại Mỹ với doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên dự kiến đạt khoảng 20 triệu USD. Delori cũng đang nỗ lực đàm phán để có thể phân phối sản phẩm Pedia Plus vào hệ thống siêu thị trên toàn nước Mỹ để đạt mức doanh thu 100 triệu USD/năm trong 5 năm tới.

Sau khi ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kinh Đô từ nhiệm và quyết định thoái hết 30% vốn khỏi Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đầu năm 2012, ông Trần Thanh Hải đã tiếp quản “chiếc ghế nóng” trở thành Chủ tịch HĐQT Nutifood. Ông Hải cùng vợ mình là bà Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc đều là người đã gắn bó với Nutifood từ những ngày mới thành lập (năm 1999).

nutifood

Ông Trần Thanh Hải và bà Trần Thị Lệ. 

Sau khi trở lại Nutifood, ông Hải và bà Lệ đã có nhiều động thái hợp tác vực dậy NutiFood. Trong đó, phải kể đến những lần “bắt tay” với Bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức), ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).

Vào tháng 10/2013, Nutifood bắt tay với Bầu Đức trong lĩnh vực bóng đá, với trị giá hợp tác trên 20 tỷ đồng, nhằm quảng bá thương hiệu NutiFood giai đoạn 2013-2017, đưa hình ảnh thương hiệu xuất hiện trong các hoạt động của HAGL và sử dụng hình ảnh của câu lạc bộ HAGL Arsenal JMG phục vụ quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Cuối tháng 12/2015, NutiFood đã đặt bút ký vào bản hợp đồng có giá trị 15 tỷ đồng/năm và kéo dài cho đến 3 năm với HAGL, tuy nhiên NutiFood đã ngừng tài trợ cho HAGL trong 2 năm còn lại. 

Năm 2014, ông Hải cùng Bầu Đức làm dự án nuôi bò, xây dựng nhà máy sữa tại Khu công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku, Gia Lai) tổng kinh phí cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó HAGL đầu tư 6.300 tỷ với số lượng 120 nghìn con còn NutiFood đầu tư xây dựng nhà máy sữa tươi tại Gia Lai với kinh phí 5.000 tỷ, công suất 500 triệu lít sữa/năm, bao tiêu toàn bộ lượng sữa từ trang trại HAGL.

Tháng 9/205, NutiFood đã cho ra mắt sản phẩm mới Nuti sữa tươi 100%, đồng thời công bố thêm dự án hợp tác phát triển vùng nguyên liệu cho sữa đậu nành giữa NutiFood, HAG và Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.

Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2015, tại thời điểm 31/12/2015, vay ngắn hạn của HAGL là 3.200 tỷ đồng (tăng 1.857 tỷ đồng). Để ngân hàng chấp nhận những khoản vay này, HAGL đã phải thế chấp nhiều tài sản, trong đó có đàn bò đang hợp tác với NutiFood.

Giả sử nếu hoạt động tái cơ cấu nợ của HAGL với các chủ nợ không thành công, đàn bò của HAGL sẽ bị ngân hàng phát mãi, đồng nghĩa với dây chuyền sản xuất sữa tươi hàng ngàn tỷ đồng của NutiFood lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ