Trải nghiệm sông nước biển trời cửa Ba Lạt, nơi sông Hồng gặp biển

Nhàđầutư
Từ TP Nam Định, xuôi theo QL21, qua cầu Lạc Quần bắc qua dòng Ninh Cơ, qua thị trấn Cổ Lễ, rồi thị trấn Ngô Đồng, dọc quãng mươi cây số là đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, cửa Ba Lạt, nơi sông Hồng đổ ra bể.
HÀ HƯƠNG
14, Tháng 04, 2018 | 18:09

Nhàđầutư
Từ TP Nam Định, xuôi theo QL21, qua cầu Lạc Quần bắc qua dòng Ninh Cơ, qua thị trấn Cổ Lễ, rồi thị trấn Ngô Đồng, dọc quãng mươi cây số là đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, cửa Ba Lạt, nơi sông Hồng đổ ra bể.

Dọc triền đê, đã thấy sông nước mênh mang, gợi nhớ bài Tràng Giang của Huy Cận. 

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Nhà tàu du lịch Dũng Phương đón du khách nơi bến sông Vọp  ngay bên trụ sở Vường quốc gia. Tàu vừa đóng, còn thơm mùi sơn. Trên tàu kê 6 bộ bàn ghế, tinh tươm, sạch sẽ, đủ cho khoảng 20 người ngồi.

11h tàu rời bến. Xuyên qua rừng sú, vẹt và bần chua. Bây giờ là trung tuần tháng Tư. Thêm cữ nửa tháng, người nuôi ong tứ xử lại đổ về, chuẩn bị cho một mùa vụ mới, kéo dài đến hết tháng Tám. Mật ong sú vẹt không đặc như mật rừng, nhưng không bao giờ động đường.

Bữa nay không có nắng. Trời nước một màu bàng bạc như sương khói. Lại nhớ nỗi lòng nàng Thuý Kiều:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

IMG_20180414_143546_edit_edit

 

12h thì tàu qua hết sông Hồng đến phao số 1. Chính cửa Ba Lạt. Đã thấy xa xa sóng biển vỗ vào cồn Xanh. Cảm giác con người thật nhỏ bé giữa thiên nhiên, nhưng cũng cảm giác thật an bình, tĩnh tại. 

Tàu rẽ vào sông Trà. Cập cồn Lu. "Cồn Lu, cồn Ngạn cồn Mờ/ Trong ba cồn ấy, anh mơ cồn nào". Câu ca của cô thôn nữ hỏi anh ngư phủ địa phương. Lái tàu tên Lễ thả neo vào bãi cát. Lễ năm nay 40 tuổi thì đã có 20 năm chạy tàu nơi miền cửa bể này.

IMG_20180414_162008_edit

 

Thức ăn bắt đầu dọn ra. Tôm rảo, cua gạch hấp, hàu nướng... Cơ man sản vật tự nhiên ở miền sông biển giao thoa. Sóng mơn man mạn thuyền, du khách nâng chén rượu, chênh chao hơi men, chênh chao nhịp sóng.

Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha.

Phù sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971).

ba-lat

 

Đến tháng 01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô 01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Là nơi bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa sông Hồng, các loài động vật, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú, RAMSAR còn là vùng đất tuyệt vời để phát triển du lịch sinh thái. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ