TP.HCM: Nửa đầu năm 2020 đã hoàn thành 73,6% tuyến đường sắt đô thị số 1

Nhàđầutư
Ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết, sau 6 tháng đầu năm 2020, khối lượng thực hiện tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã hoàn thành tổng cộng 73,6% dự án.
BẢO LINH
05, Tháng 07, 2020 | 17:25

Nhàđầutư
Ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết, sau 6 tháng đầu năm 2020, khối lượng thực hiện tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã hoàn thành tổng cộng 73,6% dự án.

tp-hcm-cau-cuu-thu-tuong-ve-cac-du-an-metro

Hình ảnh tuyến metro số 1 (Ảnh: Internet)

Theo đó, với gói thầu CP1a đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP đã đạt 70,9% kế hoạch; Gói thầu CP1b đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son đạt 84,7%; Gói thầu CP2 đoạn trên cao và depot đạt 84,3%; Trong khi đó, gói thầu CP3 mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy to axe, đường ray và bảo dưỡng đạt 57,6%. Chi tiết:

nhadautu - tien do thuc hien du an Metro so 1

Tiến độ thực hiện dự án Metro số 1

Có thể thấy, khối lượng thực hiện dự án sau nửa năm đã đạt 73,6%. Được biết, theo kế hoạch năm 2020, dự án dự kiến hoàn thành 85% tiến độ trong năm 2020.

Dù vậy, như truyền thông đưa tin vào ngày 4/7 vừa qua, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR) cho biết, tuyến đường sắt đô thị số 1 có thể chậm trễ do 100 chuyên gia nước ngoài làm việc cho gói thầu CP3 (cơ điện, đường ray, đầu máy, toa xe, thiết bị bảo dưỡng...) chưa được nhập cảnh vào Việt Nam.  

Trong đó, có 18 chuyên gia Nhật Bản theo hỗ trợ đưa đoàn tàu về Việt Nam, 82 chuyên gia còn lại đến từ nhiều nước thuộc diện nhập cảnh dài hạn, làm việc tại văn phòng, tham gia quản lý, lắp đặt, thi công tại công trường.

MAUR cho biết, đội ngũ chuyên gia này cần được ưu tiên vào Việt Nam để lắp đặt đường ray. Đơn vị này cho rằng đây là việc ưu tiên hàng đầu của tuyến metro hiện nay trước khi nhập khẩu đoàn tàu metro vào TP HCM.

MAUR đánh giá chuyên gia nước ngoài làm việc ở gói thầu CP3 không được nhập cảnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án. Cụ thể, đơn vị cho rằng rất khó để đảm bảo công tác vận chuyển đoàn tàu đầu tiên về nước chạy thử vào quý III năm nay như dự kiến.

"Trước đó, 2 đoàn tàu dự kiến vào đầu tháng 4 sẽ đưa xuống cảng biển chuyển về Việt Nam đã phải ngưng lại do kỹ sư phụ trách phía Nhật không thể nhập cảnh", đại diện MAUR nói.

Ngày 29/6, trong buổi làm việc, báo cáo tiến độ với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, ông Bùi Xuân Cường, lãnh đạo MAUR đã kiến nghị Chính phủ xem xét tạo điều kiện cho đội ngũ chuyên gia nhập cảnh.

Theo phương án đưa ra, MAUR đề xuất cho các chuyên gia có xét nghiệm âm tính Covid-19 vào Việt Nam. Sau đó, đội ngũ này sẽ được cách ly 14 ngày theo quy định và làm việc trực tuyến, hết hạn mới ra công trường.

"Điều đáng lưu ý nhất là hiện chưa có thông tin rõ ràng về việc khi nào có chuyến bay từ Nhật hay các nước để các chuyên gia sang Việt Nam", đại diện MAUR cho biết.

Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM (tuyến Bến Thành - Suối Tiên, hay còn có tên gọi khác là dự án metro số 1) là tuyến đầu tiên trong tổng 8 tuyến metro ở TP.HCM. metro số 1 có chiều dài 19,7 km gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao, 14 nhà ga được khởi công xây dựng từ tháng 8/2012, với 4 gói thầu chính.

TP.HCM từng kỳ vọng khởi công xây dựng một tuyến metro (đường sắt đô thị) trước năm 2005 để đến năm 2010 đưa vào sử dụng. Thế nhưng mất nhiều năm chờ đợi, phải đến ngày 28/8/2012, TP.HCM mới khởi công xây dựng tuyến metro số 1.

Được biết, dự án có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát TP, Ba Son và 11 nhà ga trên cao là Tân Cảng, Thảo Điền, Văn Thánh, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Suối Tiên, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Đại học Quốc gia.

Hiện, dự án đã có 10/11 nhà ga trên cao được lợp mái. Đồng thời, công trình tăng tốc thi công, lắp đặt đối với các hạng mục hệ thống đường ray, cơ điện, thông tin tín hiệu... trên toàn tuyến và lắp đặt trang thiết bị, hoàn thiện các nhà ga còn lại.

Tính tổng 8 tuyến metro, chiều dài dự án đạt 220 km, tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỷ USD.

2 tuyến metro số 1 và số 2 từng gây xôn xao dư luận khi nhiều lần đội vốn.

Cụ thể, vào năm 2007, TP duyệt với tổng mức đầu tư tuyến metro số 1 gần 17.400 tỷ đồng (hơn 126.582 triệu Yên Nhật). Sau đó, đến tháng 8/2011, Thủ tướng cho phép UBND TP phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư mới là 236.626 triệu Yên, tương đương hơn 47.325 tỷ đồng.

Năm 2018 theo Chính phủ trình Quốc hội và Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải trình Bộ Chính trị, tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh của dự án là 236.626 triệu Yên (tương đương 47.325,3 tỷ đồng).

Đến nay, sau khi cập nhật ý kiến của Kiểm toán Nhà nước và ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan, tổng mức đầu tư điều chỉnh đang được dự kiến là 229.791,29 triệu Yên (tương đương 47.325,2 tỷ đồng), bao gồm 203.165,55 triệu Yên (tương đương 41.833,600 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản và 5.491,60 tỷ đồng vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.

Đối với tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, dài khoảng 11 km), TP.HCM cho biết “thai nghén” năm 2010, đơn vị tư vấn trong nước thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 26.116 tỷ đồng (tương đương 1.374,5 triệu USD) và đã được UBND TP.HCM phê duyệt.

Đến năm 2018, con số này được tăng lên gần gấp đôi là 47.891 tỷ đồng, tương đương 2,134 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ