TP Hồ Chí Minh: Hồi sinh 2 siêu dự án treo

Dự án Khu đô thị bán đảo Bình Quới - Tam Đa (Q.Bình Thạnh) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (giới hạn trong 5 phường của Q.2), TP HCM là 2 trong số các siêu dự án treo được UBND TP HCM đưa vào kế hoạch cho “hồi sinh” nhờ vào các nguồn tài chính mới.
LÊ ANH
20, Tháng 02, 2019 | 10:49

Dự án Khu đô thị bán đảo Bình Quới - Tam Đa (Q.Bình Thạnh) và Khu đô thị mới Thủ Thiêm (giới hạn trong 5 phường của Q.2), TP HCM là 2 trong số các siêu dự án treo được UBND TP HCM đưa vào kế hoạch cho “hồi sinh” nhờ vào các nguồn tài chính mới.

Sở dĩ gọi là các siêu dự án treo, bởi mỗi dự án này đều đã có chủ trương quy hoạch từ hơn 20 năm qua nhưng đến nay vẫn nằm phơi sương. Hệ quả là hàng chục ngàn dân thuộc các dự án treo này phải chịu đựng nhiều hệ lụy. Đó là cảnh sống “ba không” (không đường, không điện, không nước).  

Bai tren

Nhà dân bị ngập vào mùa mưa tại bán đảo Thanh Đa, Q Bình Thạnh.    

Hàng chục năm, chưa xong dự án

Tại Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được lấy từ toàn bộ phần đất của phường 28 Q.Bình Thạnh, với quy mô 426 ha, vốn có chủ trương quy hoạch từ năm 1992. Siêu dự án này đã được quy hoạch xây dựng thành công trình với đầy đủ chức năng, đáp ứng nhu cầu ở cho 41.000 - 50.000 người khi đô thị. Với vị trí đắc địa, bán đảo Bình Quới – Thanh Đa được ví như khu đất vàng hiếm hoi còn sót lại ở khu vực trung tâm của thành phố.

Thế nhưng, 27 năm trôi qua dự án này vẫn nằm phơi sương cùng lịch sử qua tay nhiều chủ đầu tư khác nhau. Ban đầu dự án được giao cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, nhưng đơn vị này không đủ năng lực nên đến năm 2010 UBND TP HCM đã thu hồi lại quyết định giao. Chính quyền thành phố tiếp tục giao một đơn vị điều chỉnh quy hoạch 1/2000 đối với hơn 426 ha của siêu dự án, nhưng doanh nghiệp này cũng rơi vào tình trạng án binh bất động. Năm 2015, TP HCM một lần nữa thu hồi lại quyết định giao cho doanh nghiệp này để chỉ định cho Liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC làm nhà đầu tư dự án, với tổng vốn cam kết hơn 30.000 tỷ đồng, thực hiện trong 50 năm.

Tưởng rằng, với 2 tập đoàn lớn tham gia siêu dự án Bình Quới – Thanh Đa sẽ hồi sinh, thế nhưng sau khi thống kê tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho toàn bộ phường 28 để thực hiện dự án lên đến 22.800 tỷ đồng khiến liên doanh này đổ vỡ. Phía Emaar Properties PJSC đã đưa ra quyết định rút lui khỏi liên danh vì không đủ khả năng “bơm” ra một số tiền lớn gần bằng tổng vốn dự định đầu tư dự án ban đầu. Liên danh đổ vỡ, Bitexco rơi vào tình trạng phải “ôm” lại siêu dự án, chờ động thái từ Chính phủ.

Đối với Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, là dự án tốn không ít giấy mực của cả hệ thống chính trị TP HCM qua nhiều thế hệ lãnh đạo, thế nhưng quá trình chuyển động dự án mới bắt đầu có dấu hiệu tích cực từ một năm trở lại đây. Cùng với việc vào cuộc của Trung ương và TP HCM, Hội đồng Nhân dân TPHCM đã thông qua chủ trương khởi động Dự án Nhà hát Thủ Thiêm, với tổng kinh phí lên đến 1.500 tỷ đồng, đồng thời đưa ra các cam kết tiếp tục giải quyết tái định cư và bồi thường di dời cho các hộ dân thuộc 5 phường của Q.2 chịu ảnh hưởng bởi dự án.

Còn không ít vướng mắc

Cho đến nay, dự án cầu Thủ Thiêm 2 đang được vận hành trở lại, nhưng trong tình trạng “vừa làm vừa chờ”. Theo ông Nguyễn Hoàng Tuệ - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Đại Quang Minh, chủ đầu tư của dự án này, cầu Thủ Thiêm 2 kết nối hai đầu Q.1 và Q.2 nhưng hiện nay chỉ có phía Q.2 đã thi công đường dẫn và các mố cầu, trong khi phía đầu cầu Q.1 thì chưa được bàn giao mặt bằng. Trước tình hình này, Sở GTVT TP HCM đã có công văn báo cáo UBND TP đề nghị kiến nghị một số giải pháp để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Theo đại diện Sở GTVT thì lý do chính dẫn đến chậm bàn giao do phần diện tích đất đầu cầu Q.1 hiện còn do Tổng công ty Ba Son (Bộ Quốc phòng quản lý) UBND TP HCM cũng đã có công văn (Số 955/UBND-ĐT) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị xem xét tháo gỡ, trong khi Bộ Quốc phòng cũng báo cáo Thủ tướng, trên tinh thần ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ TPHCM đảm bảo tiến độ thi công dự án, sớm đưa công trình vào khai thác.

Tại dự án đô thị Bình Quới – Thanh Đa dù UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP xây dựng phương án tổ chức đấu thầu công khai lựa chọn nhà đầu tư mới cho dự án, nhưng cũng chưa dám chắc việc “đổi chủ” sẽ còn tái diễn nữa hay không khi tổng vốn đầu tư cho đến nay đã “đội” lên con số hàng chục ngàn tỷ đồng chỉ riêng cho quá trình giải phóng, đền bù. Bởi vì, chỉ tính riêng vốn đầu tư ban đầu cho 2 hạng mục của dự án đã ước vào khoảng 1,35 tỷ USD (tương đương 29.900 tỷ đồng); chi phí giải phóng mặt bằng ước tính 22.700 tỷ đồng; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 7.200 tỷ đồng. Đến nay, UBND TP đã nhận hồ sơ đấu thầu dự án của gần 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Như báo Đại Đoàn Kết có bài phản ánh, tại siêu dự án này còn hơn 3.000 hộ dân sống lay lắt chờ quy hoạch, trong khi nhà cửa xuống cấp không được phép duy tu, sửa chữa. Cũng chính vì vậy, cuộc sống của người dân cũng bị treo từ năm 1992 cho đến nay, vẫn mong ngóng từng ngày được giải quyết thỏa đáng.

(Theo Đại Đoàn Kết)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ