Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Cần thiết kéo dài Nghị quyết 42

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) khẳng định việc kéo dài Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu là cần thiết trước khi có thể bổ sung các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trong các luật liên quan hoặc ban hành riêng một luật về xử lý nợ xấu.
N.THOAN
03, Tháng 06, 2022 | 11:45

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) khẳng định việc kéo dài Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu là cần thiết trước khi có thể bổ sung các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trong các luật liên quan hoặc ban hành riêng một luật về xử lý nợ xấu.

nguyen-quoc-hung-VNBA

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Ảnh: VNBA

Phát biểu kết luận phiên họp Quốc hội ngày 2/6, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, đa số ý kiến của đại biểu đồng tình với sự cần thiết của việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023. Tuy nhiên cũng đề nghị Chính phủ có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Nghị quyết; khẩn trương nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Trên nghị trường Quốc hội, cũng như trong dư luận vẫn có những ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất kéo dài Nghị quyết 42 của Chính phủ và cho rằng đây có thể là đang cấp thêm "đặc quyền" cho ngành ngân hàng. Trước những thông tin trên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - từng là Chủ tịch VAMC, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN đã có những chia sẻ từ góc nhìn một người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Nghị quyết 42 có tác động hết sức tích cực đối với hệ thống ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Nghị quyết 42 được ban hành vào tháng 8/2017 và đến tháng 8 năm nay sẽ hết hiệu lực.

Thành công lớn nhất của Nghị quyết là nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng. Theo đó, trong tổng số nợ xấu đã xử lý trong giai đoạn 2017 – 2021 là 750.000 tỷ đồng, thì xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 khoảng 390.000 tỷ đồng, tức là chiếm hơn 50%. Trong đó có trên 600.000 tỷ đồng là các tổ chức tín dụng tự xử lý. Còn lại khoảng hơn 100.000 tỷ đồng do VAMC và khoảng 20.000 tỷ đồng do các tổ chức mua bán nợ.

Quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 cho thấy, chính quyền các cấp từ các Bộ, ban ngành đến các chính quyền địa phương đã hưởng ứng một cách tích cực, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành ngân hàng thu hồi nợ, phát mại tài sản… Tòa án cũng tiếp nhận xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng, kịp thời đối với những bản án tranh chấp về dân sự.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, ông Hùng cho biết vẫn còn một số vướng mắc lớn như: Nghị quyết có quy định về việc xử lý rút gọn các vụ án nhưng từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, vẫn chưa có bản án nào được thi hành theo hình thức rút gọn do liên quan đến nhiều luật; việc thu giữ và chuyển nhượng tài sản rất khó khăn, đặc biệt là đối với những tài sản bảo đảm không phải là dự án; một số chính quyền địa phương chưa vào cuộc quyết liệt trong việc bảo vệ người cho vay. 

"Chính quyền một số địa phương, cán bộ tín dụng đến đòi nợ còn bị khách hàng cho chó ra đuổi. Có thể thấy ở một số nơi Nghị quyết 42 vẫn chưa được phổ biến", ông Hùng nói.

Trước quan điểm cho rằng kéo dài Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu là cấp thêm "đặc quyền" cho ngành ngân hàng, Tổng thư ký VNBA nhấn mạnh, không ngân hàng nào muốn kinh doanh mà phát sinh nợ xấu. Trong khi nhiều luật liên quan chưa có quy định về bảo vệ quyền lợi của người cho vay, phương án xử lý tài sản bảo đảm khi phát sinh nợ xấu thì kéo dài Nghị quyết 42 là rất cần thiết để người dân có trách nhiệm trả nợ hơn.

Trước bối cảnh nguy cơ nợ xấu tăng cao khi nợ cơ cấu đến hiện tại đã lên tới hơn 300.000 tỷ đồng, số dư nợ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 lên tới hàng triệu tỷ đồng thì việc kéo dài Nghị quyết 42, xa hơn là những quy định xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trong các luật liên quan hoặc một luật riêng về xử lý nợ xấu là rất cần thiết.

Về ý kiến cho rằng Nghị quyết 42 là trao "đặc quyền" cho ngành Ngân hàng, ông Hùng khẳng định: Đó không phải là "đặc quyền" cho ngành ngân hàng mà cần thấy rằng nợ xấu sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ sự vận hành của nền kinh tế. Nếu không có Nghị quyết 42 sẽ rất khó để xử lý được nợ xấu; ngân hàng không thu được nợ sẽ không có vốn để trả lãi, gốc cho người gửi tiền. "Lâu nay chúng ta quen với hình ảnh ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế, trong khi nếu không thu hồi được nợ, ngân hàng không thể xin không trả lãi cho khách hàng", ông Hùng nơi.

Ông Hùng chia sẻ, hiện nay ngành ngân hàng cũng đang thực hiện tái cấu trúc và sẽ xử lý nghiêm tổ chức tín dụng che dấu nợ xấu.

"Các đại hội cổ đông ngân hàng gần đây đều thấy đặt vấn đề tăng vốn để trích lập dự phòng rủi ro, tự phòng vệ trước nguy cơ nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là có hành lang pháp lý để có quan hệ bình đẳng hơn giữa người vay nợ và trả nợ; đảm bảo khi có nợ xấu thì khách hàng phải bàn giao cho ngân hàng tài sản bảo đảm để phát mại. Làm được như vậy thì tương lai không cần Nghị quyết 42", ông Hùng nói.

Đại diện VNBA khẳng định, ngành ngân hàng xác định, nợ xấu đồng hành với hoạt động tín dụng nhưng cần phải nằm trong tầm kiểm soát. Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ đánh giá cụ thể từ Luật các Tổ chức tín dụng, Bộ Luật dân sự, Luật Kinh doanh bất động sản đến Luật Kinh doanh nhà ở và cả Nghị quyết 42 để những quy định về sau sẽ tháo gỡ được các vướng mắc, phù hợp hơn với thực tiễn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ