Tổng Bí thư: Lựa chọn công nghệ, mình đi sau phải biết 'đi tắt đón đầu'
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng "Lựa chọn công nghệ gì? Mình đi sau phải biết đi tắt đón đầu. Thế giới người ta phát triển rồi mà mình còn không biết người ta đi đến đâu, mình đi theo người ta thì lúc nào cũng đi sau".
Sáng 15/2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội theo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
"Thế giới phát triển rồi mà cứ đi theo thì lúc nào cũng lđi sau"
Thảo luận tại tổ 1 (tổ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng nghị quyết của Quốc hội là quan trọng, rất gấp.
Bởi theo ông, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được ban hành từ cuối năm 2024 nhưng để đi vào được cuộc sống thì phải chờ sửa luật, nhanh nhất phải giữa hoặc cuối 2025, nếu vậy không triển khai được, hoặc triển khai không có ý nghĩa gì. Do đó, cần có văn bản của Quốc hội để thể chế hóa, đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn.
"Phạm vị vấn đề này quá lớn, đụng vào cái gì cũng thấy khó khăn, khó do quy định chúng ta. Bài học để thấy thể chế là điểm nghẽn. Quốc hội họp bất thường để giải quyết vấn đề không bình thường. Nghe các đại biểu phát biểu tôi thấy thấm và thể hiện sự khẩn trương đưa đưa vào cuộc sống", Tổng Bí thư nói.

Cũng theo Tổng Bí thư, đây cũng chỉ là bước đầu, mới một số vấn đề chứ chưa hết được, nhưng không ra được nghị quyết thì thất bại. Hàng lối rất ngăn nắp nhưng vẫn phải chạy, để chờ xếp hàng xong, chỉnh tề mới hô cùng chạy thì muộn rồi, người ta đã đi xa rồi.
"Ai cũng thấy giá trị, sự cần thiết của khoa học và công nghệ (KHCN), nhưng tại sao không phát triển được? Sửa Luật KHCN thôi cũng chưa đủ thúc đẩy KHCN phát triển. Tổng Bí thư dẫn chứng, Luật Đấu thầu có vấn đề, đấu thầu với lĩnh vực KHCN như hiện nay thì chỉ có mua đồ rẻ vì không khuyến khích mua đồ đắt tiền cả, thế thì mình sẽ trở thành bãi rác của KHCN. Thậm chí người ta cho mình những KHCN lạc hậu.
Lựa chọn công nghệ gì? Mình đi sau phải biết đi tắt đón đầu. Thế giới người ta phát triển rồi mà mình còn không biết người ta đi đến đâu, mình đi theo người ta thì lúc nào cũng đi sau. Mình cho là người ta đưa công nghệ tiên tiến cho mình, nhưng so với thế giới thì lạc hậu rồi. Cứ căn cứ theo Luật Đấu thầu thì sẽ vấp phải điều này, thậm chí người ta còn cho không, và mình mắc vào bẫy của người ta. Rõ ràng đấu thầu của mình chỉ quan tâm giá rẻ", Tổng Bí thư Tô Lâm phân tích.
Tổng Bí thư cũng cho rằng, thực tế một số nền kinh tế vừa qua đi vào KHCN không phát triển được là vì mắc ở vốn đầu tư cũ, không có hàm lượng KHCN tiên tiến, lúng túng thu hồi vốn ở công nghệ lạc hậu. "Mình lại đi vào vết xe này nữa là Mình chết. Mình phải thoát ra như thế nào, đó là vấn đề cần phải gỡ", ông nói.
Tổng Bí thư cũng cho biết vừa họp Chính phủ nghe Thủ tướng nói ông rất xúc động. Miễn, giảm thuế khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển. Lãi 5-7% thì người ta không sản xuất kinh doanh, xã hội không phát triển được. Hạ lãi vay thì nhiều người tham gia sản xuất kinh doanh, thì nhiều người vay hơn và ngân hàng thu về được nhiều lợi nhuận hơn.
Quy định của ta là khuyến khích sản xuất kinh doanh, chứ không phải lo thu nhiều.
"Quy định của ta là khuyến khích sản xuất kinh doanh, chứ không phải lo thu nhiều. Chính sách này phải được tính toán trong các chính sách, luật. Phải khuyến khích doanh nghiệp, ví dụ trường đại học phải có sự kết gắn với doanh nghiệp, trong đó có hợp tác xã.
Thể chế là một điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ. Những gì là rào cản thì cần tháo. Khoa học là miền đất hoang vu, ai đi vào trúng được thì thắng lớn. Nghị quyết 57 thấy được vấn đề này và phải thấy chủ trương. Thênh thang ai cũng đến được thì dễ quá, còn nghiên ứu khoa học là miền đất hoang vu cần khai phá", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Cần bổ sung 5 cơ chế đặc biệt
Cũng thảo luận tại tổ về nội dung trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, muốn phát triển nhanh, bền vững thì dựa trên KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan.
Do đó, chúng ta phải tháo gỡ trước hết về mặt thể chế để giải quyết trước mắt một số khó khăn, vướng mắc để Nghị quyết 57 đi ngay vào cuộc sống, còn tiếp theo phải sửa một loạt luật liên quan ngân sách, thuế, doanh nghiệp, khoa học công nghệ….
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, bên cạnh các chính sách đặc thù, cần bổ sung 5 cơ chế đặc biệt.

Thứ nhất, phải có cơ chế đặc biệt cho phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vì hạ tầng này hiện còn rất yếu. Nguồn lực cần rất lớn nên phải có cơ chế huy động nguồn từ hợp tác công tư, từ DN, xã hội và người dân.
Thứ hai, cần cơ chế đặc biệt cho quản lý. Ví dụ đầu tư công quản lý tư như Nhà nước đầu tư hạ tầng KHCN nhưng giao tư nhân quản lý. Hay lãnh đạo công, quản trị tư là thiết kế chính sách, pháp luật, công cụ giám sát kiểm tra, còn quản trị giao cho DN…
Thứ ba là cơ chế đặc biệt cho nhà khoa học và công trình khoa học thương mại hóa được. Phân cấp, phân quyền có thể đến các tỉnh, thành phố, bộ ngành, thậm chí tới các chủ thể có liên quan. Xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm thủ tục hành chính để quản lý hiệu quả tổng thể.
Thứ tư, dự thảo mới đề cập miễn trừ trách nhiệm cho người soạn thảo chính sách, nhưng khâu thực hiện mới là khó và còn yếu. Do đó, nếu không có cơ chế đặc biệt bảo vệ người thực hiện thì lại dẫn đến sợ trách nhiệm, đùn đẩy, không muốn làm. Phải thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho người thực hiện chứ không chỉ với người thiết kế chính sách, như thế mới toàn diện.
Thứ năm, phải có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực. Như thu hút nhân lực để phát triển DN tư nhân về khoa học công nghệ; thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài về Việt Nam, vào Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển KHCN, bằng chính sách thuế, phí, nhà cửa, đất đai, visa, hợp đồng lao động…
"Quá trình thực hiện để tạo đột phá về KHCN thì phải chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại, thậm chí phải trả giá nhưng quan điểm coi đó là "học phí", để rồi giải quyết. Loại trừ động cơ cá nhân, còn rủi ro mất mát do khách quan, người thực hiện vô tư trong sáng vì sự phát triển KHCN, vì sự phát triển của đất nước thì phải chấp nhận, coi đó như "học phí" để có thêm kinh nghiệm, bài học, bản lĩnh và trí tuệ để làm tốt hơn', Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.
- Cùng chuyên mục
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân
Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
Sự kiện - 16/04/2025 15:42
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.
Sự kiện - 16/04/2025 12:38
[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.
Sự kiện - 16/04/2025 10:08
Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn
Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.
Sự kiện - 16/04/2025 07:08
Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công
Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.
Sự kiện - 16/04/2025 06:50
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'
Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.
Sự kiện - 15/04/2025 17:45
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Sự kiện - 15/04/2025 17:08
Ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy hợp tác Việt - Trung về 5G, trí tuệ nhân tạo
Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị nâng tầm hợp tác Việt - Trung thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là đưa hợp tác khoa học công nghệ trở thành trụ cột mới.
Sự kiện - 15/04/2025 16:30
Việt - Trung ký 7 văn kiện hợp tác về đường sắt, đường bộ
Các văn kiện về đường sắt có vai trò to lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các dự án đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc.
Sự kiện - 15/04/2025 16:20
Đổi mới bộ máy chính quyền địa phương để phục vụ người dân tốt hơn
PGS. TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, cuộc cải cách đổi mới bộ máy chính quyền địa phương là cuộc cách mạng mang dấu ấn lịch sử nhằm loại bỏ các khâu trung gian, chồng lấn, hướng tới một chính quyền quyền gần hơn, phục vụ người dân tốt hơn.
Sự kiện - 15/04/2025 15:32
Quảng Ngãi chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ Kon Tum sau sáp nhập
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã cơ bản chuẩn bị phương án phương tiện đi lại; bố trí nhà công vụ, đảm bảo phục vụ cán bộ, công chức của tỉnh Kon Tum có nhu cầu sau sáp nhập 2 tỉnh.
Sự kiện - 15/04/2025 14:02
Ra mắt Quỹ Hy Vọng: Chắp cánh giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
“Quỹ Hy Vọng” không chỉ là một chương trình hỗ trợ tài chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình đang chật vật trên hành trình tìm con yêu.
Sự kiện - 15/04/2025 12:09
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago