Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Không thể để bất ngờ, bị động trong bất kỳ tình hình nào về quốc phòng - an ninh

THẮNG QUANG
12:30 24/03/2021

"Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo xây dựng một số chiến lược có liên quan trực tiếp đến chúng ta, cực kỳ quan trọng, không thể để bất ngờ bị động trong bất kỳ tình hình nào về vấn đề quốc phòng - an ninh", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết.

Sáng 24/3, tại kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa XIV), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày báo cáo tóm tắt tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp; vào năm cuối của nhiệm kỳ, đại dịch COVID-19 và thiên tai, bão lụt liên tiếp tác động nặng nề đến sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sát sao, quyết liệt của Đảng, Chính phủ, sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Quốc hội và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng và quyết tâm của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, nước ta vẫn đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Trên các cương vị được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó, Chủ tịch nước đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV.

Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp được phát hiện

Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đồng thời kiên quyết, kiên trì, quyết tâm trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

nguyen-phu-trong1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày báo cáo trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, bài bản, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, xử lý các hành vi sai phạm theo phương châm: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đã tạo ra sức răn đe, cảnh tỉnh lớn.

Tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ.

Về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến lĩnh vực lập pháp, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ, tham gia đóng góp những ý kiến xác đáng với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

Chủ tịch nước chỉ đạo sát sao việc tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; chỉ đạo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước để báo cáo Quốc hội. Với trách nhiệm là đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước đã tham gia các kỳ họp của Quốc hội, các hoạt động của Đoàn đại biểu nơi ứng cử, tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội.

Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố 72 Luật, 2 Pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV thông qua; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước kịp thời, đúng quy định, góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, sớm đưa văn bản pháp luật vào cuộc sống. Nhiều văn bản pháp luật được Quốc hội khóa XIV thông qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đồng bộ, vững chắc, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước....

Phong tặng 314 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến lĩnh vực hành pháp, qua thực tiễn các chuyến công tác cơ sở, thăm, làm việc với các ban, bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch nước đã tham gia ý kiến với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn mà các nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã đề ra, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động của bộ máy hành pháp, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Chủ tịch nước luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Chính phủ. Trong nhiệm kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã 4 lần dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tiếp và trực tuyến của Chính phủ với các địa phương; định hướng, trao đổi, tham gia ý kiến với Chính phủ và các địa phương về việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; triển khai, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và những vấn đề nhân dân, cử tri quan tâm.

Chủ tịch nước đã quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước với tinh thần trách nhiệm cao, xem xét kỹ lưỡng và thận trọng việc ký kết các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền; trình Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn, gia nhập một số điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến biên giới quốc gia, hợp tác thương mại, đầu tư... được tuyệt đại đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua.

Chủ tịch nước thường xuyên quan tâm, phối hợp chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước và việc thực hiện chính sách khen thưởng trong cả nước; quyết định tặng thưởng: 343.718 Huân, Huy chương; 25.146 danh hiệu vinh dự Nhà nước, trong đó phong tặng 314 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 84 danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Không thể để bất ngờ, bị động về quốc phòng - an ninh

Về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho hay trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước đã chủ trì, chỉ đạo các phiên họp của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương; làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Chủ tịch nước tham gia chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều đề án, chiến lược quan trọng, bảo đảm giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; phối hợp chặt chẽ với các thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh xây dựng, ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động của Hội đồng, chương trình nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2016-2021.

"Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo xây dựng một số chiến lược có liên quan trực tiếp đến chúng ta, cực kỳ quan trọng, không thể để bất ngờ bị động trong bất kỳ tình hình nào về vấn đề quốc phòng - an ninh. Ở tất cả các hướng, cả phía đông, phía tây - nam, phía bắc, với các nước ở xa, ở gần, nước lớn, nước nhỏ", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Về hoạt động đối ngoại, Trên cương vị Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Với vai trò chủ nhà Năm APEC 2017 của Việt Nam, Chủ tịch nước đã chủ trì thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017 với sự tham dự của nhiều nguyên thủ và lãnh đạo các nước, để lại dấu ấn sâu sắc đối với bạn bè quốc tế.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch nước đã có các hoạt động đối ngoại chủ động và phù hợp như: Phát biểu ghi hình trực tuyến tại một số hội nghị quốc tế quan trọng, điện đàm với lãnh đạo một số nước lớn, láng giềng, một số nước có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt Nam, góp phần đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa nước ta với các nước.

Đồng thời khẳng định Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Luôn gương mẫu, giản dị, gần dân, trọng dân

Cũng theo ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước và đặc biệt, từ cuối năm 2018, với trọng trách Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, trong mọi thời điểm, Chủ tịch nước đều nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân.

Trong công tác và sinh hoạt, Chủ tịch nước luôn phấn đấu thể hiện trách nhiệm, gương mẫu, giản dị, gần dân, trọng dân, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, khẳng định vị thế của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ còn một số hạn chế như: Việc chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm; Chủ tịch nước quyết định ký kết các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA mang tính hình thức vì không quản lý trực tiếp, ít nắm được cụ thể tình hình quản lý, sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ODA.

  • Cùng chuyên mục
Quảng Nam đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Quảng Nam đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Qua theo dõi tình hình lấy ý kiến cử tri, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính dự kiến sau sắp xếp.

Sự kiện - 20/04/2025 17:10

'Biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội'

'Biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội'

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội, phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những chủ trương quan trọng của thành phố nhằm biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Sự kiện - 20/04/2025 07:34

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam

Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu căng thẳng, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn Việt Nam làm nơi đầu tư và tin tưởng vào triển vọng phát triển dài hạn nơi đây.

Sự kiện - 20/04/2025 07:33

Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện

Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện

Hiện Hà Nội chưa công bố số phường xã sau sắp xếp, nhưng 7 quận đã triển khai lấy ý kiến nhân dân và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.

Sự kiện - 19/04/2025 16:47

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới

Chủ trì Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng đây sẽ là những công trình có tính biểu tượng, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới; là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Sự kiện - 19/04/2025 13:12

Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng

Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Sự kiện - 19/04/2025 10:02

[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng

[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng

Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.

Sự kiện - 19/04/2025 09:32

 Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Sự kiện - 18/04/2025 16:41

Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ

Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.

Sự kiện - 18/04/2025 16:02

Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam

GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.

Sự kiện - 18/04/2025 08:32

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác

Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.

Sự kiện - 18/04/2025 07:31

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu

TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.

Sự kiện - 18/04/2025 06:45

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội

Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.

Sự kiện - 18/04/2025 05:33

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.

Sự kiện - 17/04/2025 16:33

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....

Sự kiện - 17/04/2025 11:55

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.

Sự kiện - 17/04/2025 06:36