Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Chống tham nhũng vẫn diễn ra bình thường, không có 'chợ chiều'

HOÀNG DŨNG
18:43 18/03/2021

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Ban Chỉ đạo thống nhất rất cao là quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, làm liên tục, bền bỉ, không ngừng không nghỉ, không có “chợ chiều”, không có ngại ngần khó khăn, càng khó càng phải quyết tâm cao".

Ngày 18/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức Cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyên Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay.

Điều tra, truy tố và xét xử hàng loạt bị can

Theo báo cáo tại cuộc họp, từ sau Phiên họp thứ 19 (tháng 1/2021) của Ban Chỉ đạo đến nay, mặc dù phải tập trung cao độ cho công tác tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và trong điều kiện dịch COVID-19 bùng phát trở lại, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng, nên công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo nói riêng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt và có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong những tháng đầu năm, các cơ quan tiến hành tố tụng đã kết thúc điều tra 6 vụ án, với 70 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 5 vụ án, với 45 bị can; xét xử sơ thẩm 4 vụ án, với 15 bị cáo; xét xử phúc thẩm 1 vụ án với 1 bị cáo; đồng thời mở rộng điều tra, đi sâu làm rõ bản chất hành vi chiếm đoạt, tham nhũng, khởi tố thêm nhiều bị can trong một số vụ án.

hop_bcd3

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyên Phú Trọng.

Nhất là, đã hoàn thành xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam.

Tích cực, khẩn trương điều tra, truy tố một số vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, như: Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (Giai đoạn 1); Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI); Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; Vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị có liên quan.

Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập 22 đoàn kiểm tra, giám sát đối với các tồ chức đảng và đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề nổi cộm, bức xúc, mới phát sinh. Thanh tra Chính phủ hoàn thành việc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai tại Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam. Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao thường trực Ban Chỉ đạo có sự chuẩn bị báo cáo nghiêm túc, có trọng tâm. Phiên họp lần này không chỉ đánh giá kết quả làm được trong 2 tháng qua mà còn nhìn lại sự phối hợp của Ban Chỉ đạo. Đây là cơ quan liên ngành, là một cơ chế để có sự lãnh đạo thống nhất phối hợp hài hòa và đạt hiệu quả cao nhất trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng. Mặc dù trong bộn bề công việc của 2 tháng qua nhưng công tác phòng chống tham nhũng vẫn được thực hiện rất mạnh không như mọi người lo lắng là sẽ chùng xuống khi tiến hành Đại hội.

“Hai tháng vừa rồi thôi, các đồng chí cũng làm được rất nhiều việc, làm liên tục, không phải như trong nhân dân có tâm lý lo ngại sắp đến Đại hội có khi chùng xuống để làm công tác nhân sự, nhưng thực ra không phải. Mặc dù trong bộn bề công việc như vậy nhưng mà công tác phòng, chống tham nhũng hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng vẫn diễn ra bình thường, thậm chí là còn hơn là bình thường, thu được kết quả rất cụ thể, cho công bố công khai đã làm có kết quả, đang làm và có phương hướng sắp tới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng cho rằng để đạt được kết quả như thế cần phải rút ra những kinh nghiệm và nguyên nhân nào đạt được để tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. "Chúng ta một lần nữa nói lên quyết tâm rất cao trong lĩnh vực này, chỉ đạo kiên quyết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với bước đi bài bản, hợp lý rõ đến đâu làm đến đấy. Làm vụ nào cũng tâm phục khẩu phục. Đấy là kinh nghiệm của chúng ta, đấy cũng là nguyên nhân vừa qua đạt kết quả đó và cái rất lớn nữa là sự đồng tình ủng hộ rất cao của nhân dân". Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng thấy rõ sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các cơ quan, tất nhiên đây là vấn đề khó liên quan đến luật pháp, ý kiến các cơ quan nào cũng phải theo luật pháp.

tong_bi_thu_chong_tham_nhung

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN

Không dừng, không nghỉ

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thống nhất với các ý kiến của thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không dừng”, “không nghỉ” ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực; khẩn trương tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020, nhiệm kỳ này phải mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhiệm kỳ trước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị cần khắc phục những tồn tại như vấn đề thu hồi tài sản còn thấp, vướng mắc trong khâu giám định, đẩy nhanh xét xử những vụ án đã rõ, đã chín.

“Ban chỉ đạo chúng ta đã thống nhất rất cao là quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn làm liên tục, bền bỉ, không ngừng không nghỉ, không có “chợ chiều”, không có ngại ngần khó khăn, càng khó càng phải quyết tâm cao. Phối hợp tốt hơn nữa; khẩn trương tháo gỡ những khó khăn và tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương, tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử. Làm triệt để chứ không phải là đến đấy là bỏ lửng. Khâu thu hồi tài sản phải làm tốt hơn nữa; khâu giám định vẫn chậm. Nếu liên quan đến cơ chế, quy chế cách làm việc sắp tới, ta sửa cả những văn bản đó mình thấy cái này làm tiếp”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch yêu cầu các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương tăng cường phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu kết thúc điều tra 4 vụ án; ban hành cáo trạng truy tố 8 vụ án; xét xử sơ thẩm 11 vụ án; xét xử phúc thẩm 8 vụ án và kết thúc xác minh, xử lý 10 vụ việc theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là, khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 5 vụ án gồm:

Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công thương và một số đơn vị có liên quan;

Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên;

Vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị có liên quan;

Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (Giai đoạn 1);

Vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, Công ty VN Pharma và một số cơ quan, đơn vị có liên quan.

Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đề xuất Ban Chỉ đạo kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 7 vụ án, 1 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, do đã kết thúc việc xử lý theo quy định của pháp luật; chuyển 7 vụ án 1 vụ việc cho Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc.

Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thống nhất đưa 4 vụ việc, vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: Vụ việc sai phạm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và kết luận của ủy ban Kiểm tra Trung ương liên quan đến một số dự án tại tỉnh Khánh Hòa; Vụ án “Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sàn Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận , Công ty Phát triển Nam Sài Gòn và các đơn vị có liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Đầu tư và xây dựng Tân Thuận; Vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Buôn lậu; Sản xuất, buôn bán hàng gia; Mua bán trái phép hóa đom, chứng từ” xảy ra tại Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố khác.

Cũng trong phiên họp thường trực Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị 4 vấn đề, thứ nhất cần nghiên cứu, bổ sung nhiệm vụ chức năng của Ban Chỉ đạo Phòng Chống tham nhũng, bởi đã và đang làm cả vấn đề tiêu cực.

“Tôi muốn đề nghị thêm đây gọi là cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Những tiêu cực sẽ cụ thể loại gì. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì nó mới dẫn đến tham nhũng. Nội hàm tiêu cực là gì ta sẽ quy định hành quy chế để bảo đảm giữ gìn được phẩm chất đạo đức, lối sống. Nếu như danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất, tiền chết có mang theo không? Chống suy thoái về tư tưởng đạo đức lối sống - hai cái đó liên quan với nhau”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đề nghị sau Đại hội cần sớm kiện toàn, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo sau Đại hội; đúng điều lệ Đảng đúng với pháp luật. Ban Chỉ đạo không làm trái, không làm thay các cơ quan chức năng. Đây là cơ quan chỉ đạo, phối hợp hành động có đầy đủ vị thế uy tín, năng lực, trình độ và bản lĩnh. Đặc biệt việc lựa chọn những cán bộ tham gia Ban chỉ đạo phải rất mẫu mực, phải rất gương mẫu mới có thể làm được. Bên cạnh đó cần có cơ chế thưởng phạt đối với tập thể, cá nhân làm tốt hoặc không tốt; phải có sự phối hợp phân công, kiểm tra, làm theo đúng chức trách phận sự.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị bộ phận thường trực tiếp thu các ý kiến của thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện báo cáo; tin tưởng với những kết quả đạt được sẽ tạo thêm khí mới, niềm tin mới và quyết tâm cao hơn nữa trong toàn đảng, toàn dân để chúng ta tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27