Tín dụng xanh: Ngân hàng, doanh nghiệp đều kêu ‘khó’

Nhàđầutư
Dù được xác định là một lĩnh vực cần có chính sách ưu tiên trong tiếp cận tín dụng, tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết, khó để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cùng với đó là bị xếp vào nhóm có hệ số rủi ro lớn, lãi suất cao.
N.THOAN
30, Tháng 12, 2020 | 07:40

Nhàđầutư
Dù được xác định là một lĩnh vực cần có chính sách ưu tiên trong tiếp cận tín dụng, tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết, khó để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cùng với đó là bị xếp vào nhóm có hệ số rủi ro lớn, lãi suất cao.

Tại hội thảo mới đây về Giải pháp thu hút nguồn vốn cho các dự án năng lượng xanh, ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Halcom Việt Nam - một doanh nghiệp có kinh nghiệm vay vốn trong và nước ngoài để phát triển dự án điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam cho biết, tình hình tài chính của các doanh nghiệp làm năng lượng tái tạo (NLTT) tại Việt Nam còn hạn chế so với nhu cầu đầu tư, tuy nhiên nguồn vốn ngân hàng không phải dễ tiếp cận.

"Nguyên nhân chủ yếu là vì doanh nghiệp trong lĩnh vực NLTT của Việt Nam còn non trẻ, ngành NLTT còn mới ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp (DN) làm NLTT mới chỉ bắt đầu được 5-6 năm nay", ông Huân nói. 

Cùng với đó, một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp như: Nhiều doanh nghiệp còn khá lúng túng trong lựa chọn thiết bị sản xuất. Chi phí đầu tư ban đầu đầu tư dự án NLTT cao vì toàn bộ thiết bị là nhập từ bên ngoài; công tác vận hành bảo dưỡng dự án cũng phụ thuộc chủ yếu vào nhà đầu tư nước ngoài; những vùng có tiềm năng cao về năng lượng tái tạo lại ở vùng sâu vùng xa, ngân hàng chỉ cho vay để đầu tư cơ bản còn doanh nghiệp phải đầu tư cả đường dây truyền tải.

nguyen-quang-huan

Ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Halcom Việt Nam. Ảnh: halcom.vn.

"Trong khi, doanh nghiệp có thể phải bỏ tới 70-80 tỷ đồng đầu tư đường dây nhưng sau đó lại bàn giao cho EVN với giá 0 đồng. Điều này cũng dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp từ quá trình đầu tư và gọi vốn", ông Huân nói.

Từ thực tiễn kinh nghiệm đầu tư thành công 2 dự án điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam, ông Huân cho rằng, yêu cầu vốn chủ sở hữu từ 30-35% là khá cao. Thực tế năng lực thẩm định dự án năng lượng tái tạo từ phía ngân hàng Việt Nam không theo kịp quốc tế cũng là một cản trở với doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia thẩm định của ngân hàng không nắm được chuyên môn.

"Nếu phát triển được NLTT theo đúng quy hoạch điện 8, ngành ngân hàng cần có sự đầu tư vào đội ngũ nhân lực, chuyên gia thẩm định các dự án NLTT mới theo kịp thực tế phát triển", ông Huân nói.

Ngoài ra, ông Huân cho biết, hiện vay vốn nước ngoài phát triển dự án NLTT có lãi suất rất thấp, ví như vay vốn của Đức, lãi suất chỉ 0,7%. Tuy nhiên để tiếp cận được, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện an toàn về môi trường, phát triển bền vững.

Còn về nguồn vốn vay trong nước, theo ông Huân hiện nay cần khá nhiều giấy tờ, thủ tục và lãi suất cũng cao. Với các loại giấy phép liên quan, nhà đầu tư trong nước có làm thì nhanh cũng mất 1 năm chuẩn bị.

"Theo tôi, các doanh nghiệp không nên trông chờ quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng trong nước vì có những ngân hàng quy trình xét duyệt hồ sơ rất lâu. Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn nguồn vốn đối ứng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ dự án", ông Huân nói. 

Cùng với đó, ông Huân cho rằng một số yếu tố nữa ảnh hưởng tới quyết định cho vay của ngân hàng là: Hợp đồng mua bán điện có điều khoản EVN có quyền từ chối mua điện và nhà đầu tư không có quyền đàm phán, thay đổi điều khoản trên; hoặc hiện nay, ngay cả các nhà đầu tư NLTT cũng băn khoăn rằng, những dự án đã có trong quy hoạch điện 7 hết hiệu lực nhưng quy hoạch điện 8 chưa triển khai thì có được làm tiếp không hay sẽ bị loại bỏ? Cơ chế giá FIT, thời gian ưu đãi cũng rất ngắn, gây khó cho DN thu xếp vốn.

Ngân hàng Nhà nước cũng "kêu" khó

Đứng từ phía ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý các khoản vay các dự án NLTT - năng lượng xanh, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay các ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án NLTT khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, còn các dự án NLTT lại cần nguồn vốn trung, dài hạn.

Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong 38 thị trường đang phát triển có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực thúc đẩy ngành tài chính ngân hàng hướng tới phát triển bền vững. Hiện có 31 TCTD phát sinh dư nợ đối với các dự án xanh 285.415 tỷ đồng, tăng 58,46% so năm 2017 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sạch và NLTT.

Tuy nhiên, việc cho vay với lĩnh vực NLTT đang gặp một số khó khăn nhất định như: Đầu tư lĩnh vực xanh (năng lượng tái tạo, công trình xanh) thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao. Việc thẩm định các dự án NLTT phức tạp do phải tuân thủ quy hoạch ngành, có tính chất kỹ thuật, công nghệ cao. Tài sản bảo đảm (TSBĐ) chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay (các công trình, dự án,…) tính thanh khoản thấp, khả năng xử lý TSBĐ tương đối khó.

Cùng với đó, sản lượng, doanh thu của các dự án NLTT không ổn định do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay (80% nợ xấu phát sinh tại các dự án thủy điện do các dự án bị chậm tiến độ, lưu lượng nước không đạt).

Các tiêu chí phân loại ngành/ lĩnh vực xanh chưa cụ thể, dẫn tới ngân hàng khó đưa vào danh sách để cho vay. Các dự án gặp khó khăn về hạ tầng đấu nối truyền tải điện dẫn đến không đủ khả năng giải phóng công suất phát điện; chính sách giá bán điện chưa ổn định.

"Trong hợp đồng mua bán điện EVN có quyền từ chối mua dẫn tới ngân hàng khó thẩm định chính xác được doanh thu của dự án trong quá trình thẩm định tín dụng cũng là một trở ngại để ngân hàng duyệt cho vay", bà Tùng chia sẻ.

Theo đó, định hướng hoạt động tín dụng cho lĩnh vực NLTT thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các TCTD; Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho những ngành kinh tế chưa có hướng dẫn.

Cùng với đó là xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xanh, trong đó có NLTT; Kịp thời cảnh báo các TCTD trong việc thẩm định và cho vay đối với NLTT; Triển khai các nội dung hoạt động trong “Sáng kiến các nguyên tắc bền vững ASEAN” sau khi Sáng kiến được chấp thuận ban hành.

Ngoài ra, NHNN đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Sớm ban hành hướng dẫn về danh mục và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam; Xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển) của từng ngành/lĩnh vực đồng bộ; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các TCTD về nguồn vốn dài hạn, vốn ưu đãi cho ngành/lĩnh vực xanh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ