Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức tọa đàm ‘Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo’

Nhàđầutư
Sáng 29/10, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo" nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng các nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo.
N.THOAN
26, Tháng 10, 2020 | 08:42

Nhàđầutư
Sáng 29/10, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo" nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng các nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo.

Screen Shot 2020-10-26 at 8.40.28 AM

 

Nhiệt điện gây ô nhiễm, thuỷ điện đến hạn, điện hạt nhân chưa được đưa vào sử dụng đã dẫn tới nhu cầu tất yếu trong việc nghiên cứu, bổ sung và dần thay thế nguồn năng lượng truyền thống bằng năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời, địa nhiệt... Thực tiễn tại các nước phát triến cũng cho thấy đây là con đường tất yếu.

Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt... với vị trí địa lý nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa, bờ biển dài hơn 3.000 km.

Một trong những thông tin đáng chú ý được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp mới đây cho biết, đã có 113 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng công suất trên 5.700MW đã được xây dựng và cơ bản được giải tỏa hết công suất. Đây là con số kỷ lục về số nhà máy mới đóng điện trong một khoảng thời gian ngắn của Việt Nam. Sự bùng nổ của số nhà máy điện đóng mới này đến từ xu hướng phát triển rầm rộ của năng lượng tái tạo trong khoảng 2 năm trở lại đây, đặc biệt sau khi có những quyết định của Thủ tướng về cơ chế hỗ trợ giá FIT.

Phát triển năng lượng tái tạo tiếp tục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện rõ qua Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, hay vừa qua là Nghị quyết 140 của Chính phủ, trong đó có nội dung: "tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045".

Dù vậy, quá trình phát triển nóng thời gian qua của các dự án năng lượng tái tạo cũng đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết và hoàn thiện trong Quy hoạch điện VIII sẽ được ban hành tới đây để thay thế Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Để đóng góp một không gian mở giúp các chủ thể liên quan cùng chia sẻ và trao đổi những góc nhìn khác nhau, cả từ phía nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các chuyên gia độc lập, sáng 29/10, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn sẽ tổ chức tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo".

Toạ đàm có sự góp mặt của đại diện Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội... và các chuyên gia năng lượng, tài chính, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Toạ đàm hứa hẹn sẽ góp phần tuyên truyền Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 140 của Chính phủ về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng các nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong việc xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ