Tiềm năng và thách thức phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Nhàđầutư
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, do vậy, việc khai thác các nguồn năng lượng này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
KHÁNH AN
23, Tháng 10, 2020 | 10:59

Nhàđầutư
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, do vậy, việc khai thác các nguồn năng lượng này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.

nang-luong-tai-tao-1513074389575-90-0-1214-2000-crop-1513074402940

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn để phát triển ngành năng lượng.

Năng lượng là ngành kinh tế - kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, làm nền tảng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song song với đó, phát triển năng lượng còn gắn chặt chẽ với những hoạt động về chính trị - ngoại giao, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Từ nhận định trên, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành năng lượng về nhiều mặt, trong đó có phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. 

Từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển năng lượng tái tạo, quan trọng nhất là Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg quy định giá mua điện 9,35 UScents/kWh đối với các dự án điện năng lượng mặt trời vận hành thương mại trước 30/6/2019; Quyết định 39/2018/QĐ-TTg quy định áp dụng giá điện 9,8 UScents/kWh đối với điện gió trên biển và 8,5 UScents/kWh đối với dự án điện gió trong đất liền nối lưới vận hành thương mại trước 1/11/2021.

Đến ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều nội dung mới phù hợp với bối cảnh, tình hình và yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Nghị quyết 55 tiếp tục mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực tư nhân trong tham gia phát triển năng lượng thời gian tới. Nghị quyết đã nêu rõ các định hướng quan trọng, nguyên tắc mục tiêu để tiếp tục xóa bỏ rào cản, tạo môi trường thuận lợi minh bạch, thông thoáng cho tất cả các ngành kinh tế, nhất là khu vực tư nhân tham gia các lĩnh vực tiềm năng nói chung và năng lượng nói riêng.

Đồng thời, xác định rõ nguyên tắc để phát triển các nguồn năng lượng một cách hiệu quả là dựa trên yếu tố của giá cả, công nghệ, an toàn. Trong đó, với năng lượng tái tạo, tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách mang tính đột phá để tạo điều kiện cho tư nhân tham gia. Ở đây, cũng phải kể đến quan điểm rất mới, mang tính quyết sách là tiếp tục xem xét và hình thành những trung tâm năng lượng tái tạo dựa trên nền tảng lợi thế của công nghệ, vị trí địa lý, tiềm năng.

Ngày 2/10 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, đặt mục tiêu tham vọng hơn là tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.

Việc liên tục ban hành những văn bản mang tính định hướng quan trọng về năng lượng với chủ trương xuyên suốt từ cấp cao nhất thể hiện rõ quan điểm khuyến khích và cũng là cú hích để nhà đầu tư có động lực phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là nước có nhiều lợi thế để phát triển khi sở hữu vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp và có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng.

Đặc biệt, nhờ vào vị trí địa lý thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh nên tiềm năng về năng lượng gió ở Việt Nam là rất triển vọng.

Tiềm năng năng lượng mặt trời cũng được đánh giá cao khi Việt Nam là quốc gia có thời gian nắng nhiều trong năm với cường độ bức xạ lớn ở các khu vực miền Trung, miền Nam. Các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu và Sơn La) số giờ nắng trong năm khoảng 1897 - 2102 giờ/năm. Các tỉnh phía Bắc còn lại và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khoảng 1400 - 1700 giờ/năm. Các tỉnh từ Huế vào miền Nam khoảng 1900 - 2700 giờ/năm.

Thêm vào đó, Việt Nam cũng tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối (NLSK) khi là một nước nông nghiệp. Các loại sinh khối chính là gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn NLSK có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối.

Ngoài ra, việc sở hữu hệ thống sông ngòi dày đặc, được phân bố trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau cũng là một tiềm năng lớn để phát triển thủy điện.

Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng cũng như lợi thế thì những khó khăn, thách thức về việc sử dụng đất, vốn, đấu nối, giải tỏa công suất hay cơ chế chính sách sẽ là bài toán đáng lưu tâm cho các nhà quản lý trong quá trình định hướng, xây dựng chính sách phát triển nguồn điện tái tạo.

Thách thức lớn nhất đối với phát triển năng lượng tái tạo nằm ở vốn đầu tư và khả năng thu xếp vốn của chủ đầu tư, trong đó, rào cản tài chính là yếu tố cản trở việc thực hiện một dự án kinh tế do thiếu tiếp cận với nguồn tài chính phù hợp, hoặc thiếu cơ chế bền vững cung cấp tài trợ.

Trên thực tế, để phát triển một dự án 50MW, nhà đầu tư cần bỏ ra số vốn lên tới cả nghìn tỷ đồng, và việc thu xếp được nguồn vốn này là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước, khi mà chưa có những định hướng cụ thể khuyến khích tín dụng năng lượng tái tạo, nhất là trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt, chưa kể đến trường hợp nhà đầu tư phát triển ồ ạt nhưng lại không huy động được công suất như dự tính còn dẫn đến khó khăn trong vấn đề cân đối tài chính.

Thách thức tiếp theo cần phải nhắc đến là các siêu dự án điện gió tỷ đô ngoài khơi đang gặp những trở ngại lớn trong khi nhiều nhà đầu tư đang thể hiện kỳ vọng lớn về nguồn điện năng vô tận này. Vướng mắc nổi bật là chưa có quy hoạch không gian biển. Bên cạnh đó, cần phải nhấn mạnh rằng, bản thân một số nhà đầu tư ngoại đề xuất triển khai các siêu dự án ngoài khơi còn chưa rõ về năng lực, đây là vấn đề đáng lưu tâm bởi cuộc chơi này không dành cho số đông, vì đòi hỏi vốn đầu tư lớn và độ rủi ro cao.

Ba là về giá điện, Bộ Công thương mới đây đề xuất Thủ tướng kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá mua điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg tới hết ngày 31/12/2023, đồng thời sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh, tuy nhiên việc xây dựng được khung pháp lý để thực hiện đấu thầu dự án được đánh giá rất phức tạp.

Dẫu vậy, tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2020 diễn ra vào ngày 18/6/2020, liên quan đến vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định rằng, cơ chế đấu thầu này sẽ tạo ra sự cạnh tranh mang tính công khai minh bạch cho các nhà đầu tư tham gia phát triển năng lượng tái tạo. Lãnh đạo Bộ Công thương cũng nhấn mạnh thêm cuộc chơi trong thời gian tới sẽ tập trung vào những nhà đầu tư có đủ năng lực, đây cũng là tín hiệu để cho tất cả những nhà đầu tư có nội lực cố gắng trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ