Nghiên cứu luật riêng về năng lượng tái tạo

Nhàđầutư
Đó là một trong các nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 140 vừa được Chính phủ ban hành ngày 2/10/2020 nhằm thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
MINH TRANG
06, Tháng 10, 2020 | 14:28

Nhàđầutư
Đó là một trong các nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 140 vừa được Chính phủ ban hành ngày 2/10/2020 nhằm thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

1_l1pFp0k6xfmxkKCn20zOvQ

Hình minh hoạ

Theo đó, Chính phủ yêu cầu cần đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt 175-195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 320-350 triệu TOE, tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỷ kWh.

Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030; 25-30% vào năm 2045.

Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước, bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng.

Tầm nhìn đến năm 2045: Đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết 140 đưa ra 10 nhóm giải pháp, nhiệm vụ, yêu cầu sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, chính quyền các cấp.

Trong đó, Bộ Công thương là cơ quan quan trọng, được giao xây dựng và triển khai thể chế và chính sách chung, cũng như về các nhóm ngành như dầu khí, công nghiệp khí, than, lọc hoá dầu.

Về năng lượng tái tạo, Chính phủ giao Bộ Công thương nghiên cứu, xây dựng luật về lĩnh vực này; nghiên cứu, quy hoạch một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế và cơ chế ưu đãi để thúc đẩy phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo; nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Cùng với đó, nghiên cứu xây dựng, đề xuất các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi xa phù hợp với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam; nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo với mục đích tự dùng (ưu tiên mặt trời áp mái); điện mặt trời trên nước; xây dựng cơ chế cho các nhà máy, cụm nhà máy sử dụng công nghệ hybrid để sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau kết hợp với năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió thuỷ điện, nhiệt điện than, biomass, biogas; xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị/ công nghệ tích trữ năng lượng tại các khu vực có tiềm năng về năng lượng mặt trời nhưng hạn chế về lưới điện truyền tải.

Chính phủ giao Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp các bộ, ngành rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường, thủ tục đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cơ chế đấu thầu nhằm xoá bỏ rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân, đầy nhanh tiến độ các công trình điện, phát huy có hiệu quả mô hình hợp tác công tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thức mua lại và sáp nhập đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu xây dựng hướng dẫn về tín dụng xanh cho các dự án năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, thúc đẩy phát triển ngành năng lượng.

Bộ Tài chính được giao rà soát, kiến nghị các cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện, hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nghiên cứu cơ chế hỗ trợ bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp được giao thực hiện các dự án đầu tư phát triển dự án điện có quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

Nghị quyết 140 có hiệu lực từ ngày ký (2/10/2020).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ