Dù bị giảm trợ cấp, đầu tư năng lượng tái tạo ở châu Á vẫn tăng trưởng

Dù bị các chính phủ cắt giảm trợ cấp, đầu tư năng lượng gió và mặt trời ở châu Á được dự báo tăng trưởng cao hơn so với năng lượng nhiên liệu hóa thạch trong những năm tới.
CHÁNH TÀI
01, Tháng 09, 2020 | 15:33

Dù bị các chính phủ cắt giảm trợ cấp, đầu tư năng lượng gió và mặt trời ở châu Á được dự báo tăng trưởng cao hơn so với năng lượng nhiên liệu hóa thạch trong những năm tới.

Các công ty đầu tư năng lượng tái tạo đang lên kế hoạch cho mức tăng trưởng lớn hơn ở châu Á bất chấp sự sụt giảm trong các chương trình trợ cấp của các chính phủ khi họ đặt cược rằng nhu cầu năng lượng ở khu vực này tiếp tục tăng.

Tại Trung Quốc, chương trình trợ cấp của chính phủ đã tạo ra cơn bùng nổ đầu tư năng lượng sạch và giúp nước này trở thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới. Nhưng chương trình trợ cấp đó đang bị cắt giảm. Trong năm nay, trợ cấp cho điện mặt trời ở Trung Quốc giảm một nửa, trong khi đó, trợ cấp cho phát triển điện gió xa bờ sẽ kết thúc. Sang năm, Trung Quốc cũng sẽ dừng trợ cấp phát triển điện gió trên bờ.

Tuy vậy, Công ty điện lực Pháp, Electricité de France (EDF), dự báo công suất điện gió xa bờ ở Trung Quốc sẽ tăng lên mức hơn 50 GW vào năm 2030 so với con số 6,8 GW hiện nay.

Vào tháng 6, EDF đã ký thỏa thuận hợp tác trị giá hơn 1 tỉ đô la Mỹ với Tổng Công ty Năng lượng Trung Quốc (CEIC) để mở rộng công suất cho một trang trại điện gió ở ngoài khơi bờ biển của tỉnh Giang Tô.

Năng lượng tái tạo chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 11% trong cơ cấu sản lượng điện của EDF trong năm 2019, với các dự án chủ yếu tập trung ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng giờ đây, công ty này đang tập trung phát triển năng lượng tái tạo ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.

5bcaa_anh_bai

Một trang trại điện mặt trời khổng lồ ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh: AP

Theo dự báo của Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, trong năm năm tới, công suất điện gió và điện mặt trời ở châu Á sẽ tăng thêm 400 GW, cao hơn mức công suất 380 GW được lắp đặt trong năm năm qua ở khu vực này.Wood Mackenzie nhận định đầu tư năng lượng tái tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với đầu tư ở lĩnh vực năng lượng hóa thạch như than và khí tự nhiên trong năm năm tới. Khi phần lớn hoạt động đầu tư nhiên liên hóa thạch ở khu vực là nhằm thay thế các mỏ đã già cỗi, điều này có nghĩa là phần lớn mức đóng góp trong công suất năng lượng tăng thêm sẽ đến từ năng lượng tái tạo.

Bộ phận đầu tư năng lượng tái tạo ở Ngân hàng Macquarie (Úc) cho biết đang xem xét đầu tư cho các dự án năng lượng mặt trời ở châu Á có tổng công suất 5 GW, tương đương 15 triệu tấm quang năng.

Ngân hàng này cũng hỗ trợ tài chính cho một tập đoàn đang có kế hoạch triển khai dự án lắp đặt các tấm quang năng và tuốc-bin gió bao phủ 6.475 km2 ở bang Tây Úc (Úc). Phần lớn lượng điện được sản xuất từ dự án này sẽ được sử dụng để sản xuất hydrogen (H2) và các sản phẩm phái sinh của H2, có thể được xuất khẩu sang các nước châu Á như Nhật Bản để sản xuất điện hay làm nhiên liệu cho xe cộ.

“Dù đại dịch Covid-19 đang hoành hành, hoạt động đầu tư năng lượng tái tạo vẫn không có dấu hiệu ngưng trệ”, Ivan Varughese, Giám đốc bộ phận đầu tư năng lượng tái tạo phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng  Macquarie, cho biết.

Hiện nay, châu Á chiếm gần 50% công suất năng lượng tái tạo toàn cầu, tăng so với mức chưa đến 1/3 cách đây một thập kỷ, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IREA).

Tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư có thể bị thách thức nếu đại dịch Covid-19 gây ra một cơn suy thoái toàn cầu kéo dài, dẫn đến nhu cầu năng lượng bị kìm hãm và có thể khiến các chính phủ ở châu Á cắt giảm trợ cấp nhanh hơn.“Trong kịch bản đó, chúng ta có thể chứng kiến 150 GW công suất bị trì hoãn hoặc hủy bỏ ở các dự án năng lượng tái tạo khắp châu Á-Thái Bình Dương trong 5 năm tới”, Alex Whitworth, Giám đốc bộ phận nghiên cứu năng lượng tái tạo ở khu vực Thái Bình Dương của Công ty Wood Mackenzie, dự báo.

Hiện tại, cả nhu năng lượng nói chung lẫn nhu cầu năng lượng tái tạo ở châu Á đang trong xu hướng tăng. Mức tiêu thụ điện của Trung Quốc tăng 6,1% trong tháng 6-2020 so với cùng kỳ năm ngoái sau khi suy giảm trong quí 1.

Trong thập kỷ qua, giá của các tấm quang năng và tuốc-bin gió giảm mạnh khi các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường.. Chi phí các tấm quang năng đã giảm 90% kể từ năm 2010, theo Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế năng lượng. Nhờ đó, ngày càng có nhiều nước trông cậy vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo trong thập niên 2020 để có thể tự đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Lionel Steinitz, Giám đốc điều hành Công ty điện mặt trời Lys Energy Group (Singapore), cho biết hoạt động kinh doanh của công ty này gia tăng mạnh mẽ trong những tháng gần đây. Công ty ông chuyên lắp đặt và vận hành các hệ thống điện mặt trời ở các khu công nghiệp và thương mại. Ông cho biết các dự án mới của Lys Energy Group vẫn được triển khai ở Malaysia, Việt Nam, Indonesia.

Tại Nhật Bản, biểu giá thu mua năng lượng tái tạo hòa vào lưới điện đã giảm liên tục qua mỗi năm kể từ năm 2013 khi chính phủ Nhật Bản dần giảm trợ cấp.Hồi tháng 7, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ dần loại bỏ các nhà máy nhiệt điện than kém hiệu quả và đề xuất 10 điểm được khuyến khích triển khai dự án điện gió xa bờ.

Tuần trước, Công ty Jera Co., nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản, thông báo công ty này bắt đầu đánh giá tác động môi trường ở một dự án điện gió nằm ngoài khơi bờ biển của đảo Hokkaido. Hồi háng 6, Jera Co. cho hay sẽ hợp tác với Công ty đầu tư Ademe Investissement (Pháp) để phát triển các dự án điện gió xa bờ có tổng công suất từ 2GW trở lên trong năm năm tới.Chủ tịch Jera Co., Satoshi Onoda, nói: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty dẫn đầu toàn cầu về khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng tái tạo. Cơn biến động của thị trường trong năm nay không làm thay đổi tầm nhìn đó”.

Theo Wall Street Journal

Theo Thesaigontime

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ