Tham vọng năng lượng tái tạo của Xuân Thiện Group

TẢ PHÙ
11:37 13/07/2020

Việc huy động thành công 1.400 tỷ đồng trái phiếu được kỳ vọng giúp Xuân Thiện Group sớm hoàn thành dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp 5 nói riêng, cũng như siêu dự án đầu tư Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp, với tổng công suất 2.000 MW.

nhadautu - du an dien nang luong mat troi tai dak lak

Lô trái phiếu gần 1.400 tỷ hé lộ tham vọng năng lượng tái tạo của Xuân Thiện Group (Ảnh: Internet)

Xuân Thiện Group sở hữu siêu dự án năng lượng 4.180ha thế nào?

Nhờ lợi thế điện mặt trời, tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách thu hút và kêu gọi nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này, một trong những cái tên phải kể đến là Cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp, chủ đầu tư là Xuân Thiện Group.

Theo đó, với sự thống nhất của Đoàn kinh tế Quốc phòng 737 tại cuộc họp ngày 1/12/2016, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 112/CV-XTNB về việc đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời tại Đắk Lắk. Cụ thể, Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình (hạt nhân của Xuân Thiện Group) được chấp thuận khảo sát, lập đề xuất dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời với công suất dự kiến 2.000 MW, quy mô 3.500ha tại xã xã Ia Lốp và Ia R’vê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (diện tích đất này vốn do Đoàn Kinh tế 737 – Quân khu V quản lý).

Đến ngày 8/6/2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định chủ trương đầu tư số 1286/QĐ-UBND chấp thuận Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk - công ty con của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình, thực hiện dự án đầu tư Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp (xã Ia Lốp và Ia R’vê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk).

Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp được thực hiện trên diện tích 4.180 ha với tổng số vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng trong thời hạn 50 năm theo 2 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 (đến năm 2020) sẽ đầu tư xây dựng cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp gồm 5 nhà máy từ nhà máy số 1 đến nhà máy số 5, quy mô là 875,28ha, tổng công suất 600MW/830MWp, tổng mức đầu tư là 15.400 tỷ đồng. Chủ đầu tư là các CTCP Ea Súp từ 1-5.

Đáng chú ý, giai đoạn 1 của dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

nhadautu - so do tong the cum nha may

Sơ đồ tổng thể cụm nhà máy

Trong khi đó, giai đoạn 2 dự án được thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung quy hoạch điện mặt trời đủ 2.000MW, công ty sẽ đầu tư xây dựng cụm nhà máy điện mặt trời (10 nhà máy) tổng công suất là 1.400MW.

Với công suất lớn, mức đầu tư cao, siêu Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp rõ ràng nhận được sự kỳ vọng rất lớn từ lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cũng như đông đảo dư luận nói chung.

Lô trái phiếu gần 1.400 tỷ hé lộ tham vọng năng lượng tái tạo của Xuân Thiện Group

Vào ngày 25/6/2020, CTCP Ea Súp 5 (Ea Súp 5) đã huy động thành công 1.340 tỷ đồng qua 9 đợt phát hành. Đây đều là các trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, kỳ hạn từ 18 tháng đến 2 – 9 năm.

Trái phiếu có lãi suất cố định 11,25%/năm trong 18 tháng đầu tiên. Trong khi đó, các đợt huy động sau đó (kỳ hạn từ 2 – 9 năm) áp dụng lãi suất thả nối bằng lãi suất tham chiếu cộng 2,5%/năm – đây là mức khá thấp nếu so với lô trái phiếu của Trung Nam Group (LSTC + 3,9%/năm), hay CTCP Năng lượng Bắc Phương (LSTC + 3,3%/năm)…

Tài sản bảo đảm là toàn bộ động sản và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp 5 và khu đất dự án do tổ chức phát hành sở hữu. Tổng giá trị tài sản thế chấp là 3.506 tỷ đồng theo chứng thư thẩm định giá do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam ban hành. Tài sản thế chấp khác là 100% vốn điều lệ của Ea Súp 5 do các cổ đông sở hữu cổ phần và tất cả các quyền lợi phát sinh liên quan.

Việc huy động thành công 1.340 tỷ đồng qua kênh trái phiếu được kỳ vọng sẽ giúp Xuân Thiện Group hoàn thành dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp 5 nói riêng và cụm nhà máy điện năng lượng mặt trời Xuân Thiện xã Ia Lốp – Ea Súp nói chung đúng tiến độ theo kế hoạch, cụ thể là ngày 15/10/2020 đóng điện trạm biến áp 500KV, và 15/11/2020 sẽ vận hành thương mại trên lưới điện Quốc gia.

Kỳ vọng này càng có cơ sở khi Xuân Thiện Group vốn có ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Ngoài dự án đầu tư Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp, Xuân Thiện Group, thông qua 2 công ty thành viên là CTCP Xuân Thiện Ninh Thuận và CTCP Xuân Thiện Thuận Bắc thực hiện dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Xuân Thiện (giai đoạn 1 và 2) tại xã Bắc Phong, tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích là 256,4ha, tổng vốn đầu tư hơn 7 nghìn tỷ đồng.

Được biết, vào ngày 25/2/2020, Xuân Thiện Group đã hòa lưới điện thành công Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc.

Tính hết các dự án điện mặt trời, mảng năng lượng tái tạo của Tập đoàn (trong trường hợp hoàn thành hết các giai đoạn) sẽ có tổng công suất khoảng 2.200MW, tổng mức đầu tư rơi vào khoảng 2,8 tỷ USD.

Vai trò quan trọng của SHB

Sự thành công của Xuân Thiện Group tại Cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện – Ea Súp , bên cạnh sự ủng hộ của tỉnh Đắk Lắk, còn phải kể đến dòng vốn hỗ trợ từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chi nhánh Thăng Long.

Ở đợt huy động vốn của Ea Súp 5, các tổ chức tham gia đợt phát hành là SHB chi nhánh Thăng Long và CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS - bên liên quan tới SHB). Cụ thể, SHB chi nhánh Thăng Long đóng vai trò là Đại lý quản lý tài sản bảo đảm, Đại lý quản lý các tài khoản và thanh toán. Trong khi đó, SHS là tổ chức tư vấn, đại lý phát hành trái phiếu, đại lý đăng ký lưu ký.

Đáng chú ý, vào ngày 3/7/2020, Ea Súp 5 đã thế chấp tại SHB chi nhánh Thăng Long dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp 5. Cũng trong ngày này, Ea Súp 5 tiếp tục cầm cố tại SHB chi nhánh Thăng Long toàn bộ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,... hình thành trong quá trình đầu tư, kinh doanh và phát triển dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp 5 (giá trị khoản vay này là 2,4 tỷ đồng).

Không những thế, trước đợt phát hành trái phiếu gần 1 tháng (cụ thể là ngày 5/6/2020), SHS đã có thông báo nhận ủy thác toàn bộ việc quản lý sổ cổ đông, chuyển nhượng cổ phần và thực hiện các quyền khác của cổ đông CTCP Ea Súp 5.

Bởi vậy, không loại trừ khả năng SHB là tổ chức tài trợ tín dụng cho dự án Ea Súp 5 nói riêng, cũng như siêu dự án đầu tư Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp nói chung.

Diễn biến này càng có cơ sở, khi chính SHB chi nhánh Thăng Long là bên hỗ trợ tài chính dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Xuân Thiện (giai đoạn 1 và 2) ở Ninh Thuận, qua đó phần nào giúp Tập đoàn hoàn thành dự án sau 9 tháng thi công. Ngoài ra, nhà băng này cũng là nguồn cấp tín dụng quan trọng tại Xuân Thiện Ninh Bình (hạt nhân cốt lõi của Xuân Thiện Group).

Tất nhiên, cũng có thể SHB và SHS chỉ đóng vai trò bên môi giới và sẽ chào bán lô trái phiếu kể trên cho các cá nhân/tổ chức có nhu cầu đầu tư.

Hệ sinh thái của Xuân Thiện Group

Ở Ninh Bình, nhắc đến 2 từ “Xuân Thành”, người ta nghĩ ngay đến Tập đoàn Xuân Thành – Tập đoàn gồm nhiều công ty thành viên, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, địa bàn trên nhiều địa phương, của đại gia Nguyễn Xuân Thành (sinh năm 1950).

ong nguyen van thien - nhadautu.vn

Ông Nguyễn Văn Thiện - người gắn liền với sự hình thành và phát triển của Xuân Thiện Group

Theo tìm hiểu, doanh nhân Nguyễn Xuân Thành (sinh năm 1950) từng là chủ nhiệm của Tổ hợp xây dựng Bình Minh (thành lập năm 1976 tại xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Hà Nam Ninh). Dưới sự chèo lái của ông, Tổ hợp xây dựng Bình Minh giờ đây với tên gọi Tập đoàn Xuân Thành và được đánh giá là tập đoàn kinh tế tư nhân lớn tại tỉnh Ninh Bình.

Để chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo quản lý cơ nghiệp đồ sộ, doanh nhân Nguyễn Xuân Thành đã sớm định hướng cho các con mình nắm những mảng kinh doanh riêng biệt. Được biết, ông Thành gồm 3 người con là Nguyễn Văn Thiện (sinh năm 1970), Nguyễn Đức Thụy (sinh năm 1976) và Nguyễn Xuân Thủy (sinh năm 1988). Nội trong quy mô của bài viết, Nhadautu.vn chỉ đề cập đến hệ sinh thái của Tập đoàn Xuân Thiện.

Cái tên “Xuân Thiện” đã phần nào liên tưởng đến sự kết hợp giữa tên đệm “Xuân” của đại gia Nguyễn Xuân Thành và tên “Thiện” trong tên của Chủ tịch HĐQT công ty, ông Nguyễn Văn Thiện. Điều này phần nào cho thấy hy vọng ông Thành gửi gắm ở người con trai cả của mình.

Do đó, dù tự khẳng định là một thành viên của Tập đoàn Xuân Thành, nhưng không thể phủ nhận, sự hình thành và phát triển Xuân Thiện Group gắn bó phần nhiều với doanh nhân Nguyễn Văn Thiện.

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, Xuân Thiện Ninh Bình cũng là đơn vị ra đời sớm nhất trong hệ sinh thái Xuân Thiện. Được biết, Xuân Thiện Ninh Bình thành lập ngày 16/12/2005, đóng trụ sở tại số nhà 65A, đường Vân Giang, phố 1, phường Vân Giang, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

Tại Xuân Thiện Ninh Bình, ông Nguyễn Văn Thiện đóng vai trò là Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, đồng thời ông cũng là cổ đông lớn nhất nắm 82,680% vốn công ty. 2 cổ đông còn lại là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Xuân Thành (7,870%) và Nguyễn Văn Thuyết (9,450%).

Vai trò hạt nhân của Xuân Thiện Ninh Bình được thể hiện khi đơn vị này nắm giữ cổ phần chi phối tại nhiều công ty thành viên, với lĩnh vực thế mạnh là sản xuất điện và xi măng.

Cụ thể, Công ty là chủ đầu tư hơn 20 dự án nhà máy thủy điện trong và ngoài nước tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Yên Bái... Điển hình như Dự án Suối Sập 1, Háng Đồng A, Háng Đồng A1, tích năng Đông Phù Yên (Sơn La); dự án Thủy điện sông Lô 3, 5,6 (Hà Giang); Khao Mang, Khao Mang Thượng, Thác Cá, Đồng Sung (Yên Bái), thủy điện Yabassy, thủy điện Toumbasala (Cameroon).

Ngoài thủy điện, như đã đề cập, Xuân Thiện Ninh Bình cũng đang nắm cổ phần chi phối tại các công ty thực hiện dự án điện năng lượng mặt trời.

Cụ thể, tại Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk – chủ đầu tư Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp, Xuân Thiện Ninh Bình cùng ông Nguyễn Văn Thiện lần lượt sở hữu tỷ lệ 89% và 11%;

Xuân Thiện Ninh Bình cũng nắm cùng tỷ lệ này tại nhóm công ty “họ” Ea Súp.

Ngoài ra, Xuân Thiện Ninh Bình cùng sở hữu 51% vốn Xuân Thiện Ninh Thuận (chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc – Giai đoạn 1) và CTCP Xuân Thiện Thuận Bắc (chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc – Giai đoạn 2)

Ở lĩnh vực công nghiệp xi măng, Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam (do ông Nguyễn Văn Thiện sở hữu 55% vốn) đang quản lý một số nhà máy xi măng tiêu biểu là: Nhà máy xi măng Xuân Thành Hà Nam (tổng công suất 6 triệu tấn/năm, địa điểm tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam), Nhà máy xi măng Xuân Thành Quảng Nam (tổng công suất 1,3 triệu tấn xi măng/năm, địa điểm tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) và Nhà máy xi măng Minh Tâm Bình Phước (2,5 triệu tấn xi măng/năm, địa điểm tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam).

Trong lĩnh vực xây dựng, Xuân Thiện Ninh Bình là chủ sở hữu nhiều dự án đáng chú ý trên địa bản cả nước như: Thi công Xây Dựng công trình Đường Cứu Hộ cứu nạn, tránh lũ (Tuy An, Sơn Hoà, Phú Yên); Hợp đồng tổng thầu số 20/HĐ-BQLDA công trình đường tránh trú bão Sông Cầu – Đồng Xuân (thị xã Xuân Cầu, tỉnh Phú Yên) ký ngày 30/06/2010 ký giữa Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông Phú Yên và Liên danh các nhà thầu: Tổng công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (đứng đầu liên danh) - Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình, CTCP xây dựng công trình 510 và CTCP tư vấn xây dựng công trình giao thông 2;…

Vào tháng 9/2016, Xuân Thiện Ninh Bình gây chú ý với đề nghị Bộ Giao thông vận tải và UBND TP. Hà Nội cho phép đầu tư xây dựng cảng phía Bắc Hà Nội trên sông Hồng (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội). Dự án dự kiến diện tích 12ha, công suất 1,2 triệu tấn/năm, đáp ứng tàu trọng tải từ 1.000 – 1.200 tấn. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 500 tỷ đồng.

Trước đó, cũng trong năm 2016 (cụ thể là tháng 5/2016), đề xuất xây dựng Dự án Giao thông đường thủy xuyên Á và thủy điện trên sông Hồng (tổng vốn đầu tư 24.500 tỷ đồng) của doanh nghiệp này đã bị bác bỏ do những lo ngại tác động xấu đến môi trường, thay đổi hệ sinh thái khu vực đồng bằng sông Hồng,…

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Xuân Thiện Ninh Bình đang bắt tay triển khai đầu tư dự án nông nghiệp trên diện tích 3.000ha bãi bồi tại Kim Sơn, Ninh Bình; 100 ha nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45