‘Cần khơi thông dòng vốn tín dụng xanh phục vụ các dự án năng lượng tái tạo’

Nhàđầutư
Ông Phạm Như Ánh-Thành viên Ban Điều hành MBBank cho rằng, cần có các chương trình hỗ trợ hoặc kết nối với các định chế tài chính nước ngoài để có chương trình tái cấp vốn, phát hành trái phiếu xanh ưu đãi cho các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia nhiều vào chương trình tín dụng xanh.
KHÁNH AN
30, Tháng 10, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Ông Phạm Như Ánh-Thành viên Ban Điều hành MBBank cho rằng, cần có các chương trình hỗ trợ hoặc kết nối với các định chế tài chính nước ngoài để có chương trình tái cấp vốn, phát hành trái phiếu xanh ưu đãi cho các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia nhiều vào chương trình tín dụng xanh.

toa-dam1

Nhiều đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, các bộ, ban, ngành liên quan và đại diện nhiều doanh nghiệp tham dự tọa đàm.

Mới đây, Tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn đã tổ chức tọa đàm "Góp ý cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo" nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng các nhà đầu tư về cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Phạm Như Ánh-Thành viên Ban Điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) cho biết, từ năm 2015, MBBank đã xác định Năng Lượng tái tạo là xu hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Để chuẩn bị cho phát triển và tìm hiểu về ngành, MBBank đã phối hợp các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước thực hiện nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu để tìm hiểu về ngành, đồng thời cũng cử nhiều đoàn công tác ra nước ngoài để tìm hiểu sâu về lĩnh vực điện năng lượng tái tạo.

Sau thời gian nghiên cứu nhà băng này xác định Việt Nam là nước có nhiều thuận lợi trong việc phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời xác định ngành năng lượng tái tạo là ngành tăng trưởng và ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt là đối với lĩnh vực điện gió và điện mặt trời.

"Ước tính sơ bộ, MBBank tài trợ tín dụng cho các dự án cung cấp khoảng 15% tổng quy mô công suất phát điện mặt trời; khoảng 12% công suất phát điện gió trên cả nước", ông Ánh cho biết.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định cho vay MBBank cũng gặp một số khó khăn vướng mắc như: Các dự án điện năng lượng tái tạo có thời gian vay vốn rất dài, từ 10-15 năm nên các ngân hàng bị vướng các giới hạn an toàn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Việc này làm giảm quy mô vốn của ngân hàng có thể cấp tín dụng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. Rủi ro về giải tỏa công suất và từ chối mua điện trên PPA làm cho ngân hàng rất khó thẩm định hiệu quả dự án.

“Nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương, các doanh nghiệp triển khai dự án thường là doanh nghiệp mới được thành lập tại các địa phương nên năng lực tài chính chỉ có vốn tự có. Việc thẩm định năng lực tài chính, kinh nghiệm triển khai và năng lực đầu tư của khách hàng là khó khăn”, ông Phạm Như Ánh thông tin tới tọa đàm.

pham-nhu-anh

Ông Phạm Như Ánh-Thành viên Ban Điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội phát biểu tại tọa đàm.

Ngoài vấn đề về vốn vay khó, theo ông Ánh lĩnh vực phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng gây nhiều khó khăn khi Nghị định 81/2020-NĐ-CP ra đời vào ngày 1/9 vừa qua buộc các dự án năng lượng tái tạo cơ bản không phát hành được trái phiếu, do quy định mỗi đợt phát hành cách nhau 6 tháng, trong khi nhu cầu là liên tục.

Từ những vướng mắc trên, để hỗ trợ khơi thông dòng vốn cho tín dụng Xanh phục vụ các dự án Năng lượng tái tạo, lãnh đạo MBBank đã đề xuất 3 giải pháp.

Đầu tiên là với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Ánh cho rằng NHNN cần hoàn thiện hướng dẫn và xây dựng cơ chế cho tín dụng xanh và ưu tiên giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng cho vay vào các dự án năng lượng xanh hàng năm.

“Cần có các chương trình hỗ trợ hoặc kết nối với các định chế tài chính nước ngoài để có chương trình tái cấp vốn, phát hành trái phiếu xanh ưu đãi cho các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia nhiều vào chương trình tín dụng xanh”, đại diện MBBank kiến nghị.

Đối với Bộ Công thương và EVN, ông Ánh đề xuất cần xem lại hợp đồng mẫu, không đẩy rủi ro về doanh nghiệp, doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án và tính toán hiệu quả trên công suất phát thiết kế, khi phát điện EVN phải mua hết công xuất phát, không để quyền từ chối mua điện trên các hợp đồng mẫu.

Còn đối với Bộ tài chính, cần xem lại nghị định 81/2020-NĐ-CP, không giới hạn số đợt phát hành vì các dự án điện gió phải thi công mất 2-3 năm nên việc giới hạn các đợt phát hành như nghị định 81 làm cho các chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ