Thừa Thiên- Huế: Phát triển “Đô thị thông minh” là xu thế tất yếu

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Chủ tịch tỉnh Phan Ngọc Thọ trong buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề “dịch vụ đô thi thông minh” cùng các lãnh đạo sở ngành liên quan trên địa phương.
PHAN TIẾN
25, Tháng 09, 2018 | 17:23

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của Chủ tịch tỉnh Phan Ngọc Thọ trong buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề “dịch vụ đô thi thông minh” cùng các lãnh đạo sở ngành liên quan trên địa phương.

Tại buổi đối thoại, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Phát triển “Đô thị thông minh” đã và đang trở thành xu thế tất yếu, là một cuộc cách mạng về quản lý đô thị của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng của xu thế này, trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai những bước đi ban đầu để phát triển đô thị thông minh; xây dựng chính quyền điện tử làm nền tảng để phát triển đô thị thông minh.

pt1

Chủ tịch tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề “dịch vụ đô thi thông minh”.

Để hiện thực hóa điều đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tập trung xây dựng Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” với mục tiêu: “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: giao thông, y tế, giáo dục…; đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện”.

Theo Đề án, bước đầu Tỉnh sẽ cung cấp các dịch vụ cơ bản trên 5 lĩnh vực: Y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường. Theo đó, năm 2018 sẽ tập trung xây dựng kiến trúc tổng thể nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng thông minh, các doanh nghiệp thông qua ứng dụng cung cấp dịch vụ phục vụ cho người dân. Kiến trúc là thành phần quan trọng nhằm đảm bảo tính quy chuẩn, công khai, minh bạch và tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi cung cấp ứng dụng và dịch vụ thông minh phục vụ người dân, xã hội.

Dự kiến 6 tháng đầu năm 2019 sẽ hoàn thiện công tác thử nghiệm và có thể cung cấp cho người dân trên địa bàn một số dịch vụ cơ bản thông qua môi trường mạng.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định: Quan điểm phát triển “Dịch vụ đô thị thông minh” là lấy người dân làm Trung tâm; Doanh nghiệp làm Động lực; Nhà nước Kiến tạo.

pt2

Buổi đối thoại có sự góp mặt của các sở, ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vì vậy, thành công của phát triển “Dịch vụ đô thị thông minh” thì không chỉ Nhà nước mà cần có sự chung tay mạnh mẽ của người dân và doanh nghiệp. Nhà nước chỉ đóng vai trò “Kiến tạo”, cụ thể: Tỉnh sẽ xây dựng Khung kiến trúc ITC đô thị thông minh, đây được xem là một tiêu chuẩn để chuẩn hóa và tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp tham gia cung cấp, tháo bỏ các rào cản thiếu sự minh bạch, thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn và bị tác động chi phối bởi một số cơ quan, đơn vị khi doanh nghiệp tiếp cận cung cấp.

Về nguồn lực vận hành hệ thống các dịch vụ đô thị thông minh (bao gồm nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực) Tỉnh đã có giải pháp thuê ngoài dịch vụ CNTT, một mặt tiết kiệm nguồn lực đầu tư, mặt khác giải quyết bài toán nhân sự vận hành.

Hiện nay, tỉnh đang tổ chức triển triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường tại địa chỉ website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn. Hệ thống sẽ tiếp nhận và xử lý toàn bộ thông tin về các vấn đề bất cập trong xã hội, chất lượng các dịch vụ trong quá trình ứng dụng của người dân... Toàn bộ công tác xử lý phản ánh theo định hướng sẽ được công khai và thông qua đó, người dân có thể tương tác, trao đổi, đưa ra ý kiến với cách giải quyết của cơ quan nhà nước.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, việc phát triển dịch vụ đô thị thông minh là hướng đến việc quản lý đô thị tinh gọn, bảo vệ môi trường hiệu quả, tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp cận với các thành phố thông minh hiện đại trong khu vực và thế giới trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục và Du lịch.

Dịch vụ đô thị thông minh cung cấp cho người dân chủ yếu qua Cổng dịch vụ đô thị thông minh và ứng dụng di động theo hướng dung chung và duy nhất một địa chỉ cho toàn bộ các dịch vụ. Khi sử dụng dịch vụ, người dân có thể tương tác thông qua ứng dụng toàn diện các vấn đề như: Phản ánh các vấn đề bất cập của xã hội, chuyển tải các câu hỏi cần giải quyết cho cơ quan nhà nước và đặc biệt là việc đánh giá chất lượng cung cấp các dịch vụ.

Bên cạnh đó, “Đô thị thông minh” sẽ là đòn bẩy thúc đẩy thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao vị thế Thừa Thiên Huế trong thời kỳ  hội nhập và phát triển.

Được biết, đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025” được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế duyệt chi tổng kinh phí lên đến 325 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ