Thủ tướng: Du lịch miền Trung-Tây Nguyên như 'viên ngọc thô chưa được mài dũa"
Phát biểu tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên, diễn ra sáng 16/2 ở Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tài nguyên du lịch nơi đây nhìn chung vẫn như “viên ngọc thô chưa được mài dũa hoặc chưa tìm được người thợ dũa xứng đáng”.
'Viên ngọc chưa sáng'
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Vẫn theo Thủ tướng, việc nhiều tài nguyên du lịch đôi khi cũng là bất lợi, khiến chúng ta khó tìm được một bản sắc, sự nhận diện thương hiệu, lưỡng lự trong lựa chọn ưu tiên, kể cả ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn lực có giới hạn.
Nhiều tài nguyên đôi khi còn là cái bẫy dẫn đến sự thiếu quan tâm, chắt chiu đúng mực trong quản lý, phân bổ, khai thác, sử dụng, khiến cho tài nguyên dễ bị lãng phí, không hiệu quả, bởi tài nguyên dẫu có vô tận nhưng nếu không biết khai thác thì cũng bị cạn kiệt, suy thoái.
Nhiều tài nguyên cũng có thể khiến chúng ta chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên mà thiếu chú trọng đầu tư những yếu tố khác, do vậy cần quan tâm cả đến những yếu tố mang tính hỗ trợ nhưng không kém phần quan trọng để phát huy cao nhất các giá trị của tài nguyên.
Thủ tướng lấy ví dụ, biển rất đẹp nhưng môi trường biển bị xâm hại, rác thải nhựa và chất thải rắn khác có thể làm mất đi tài nguyên vô giá là biển của miền Trung.
“Chúng ta cần tư duy phát triển du lịch theo nguyên lý lấy cụm ngành làm trung tâm chứ không phải lấy tài nguyên du lịch làm trung tâm”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đánh giá cao kết quả du lịch miền Trung – Tây Nguyên đạt được như đón trên 8,4 triệu lượt khách quốc tế năm 2018 so với 15,5 triệu của cả nước, tức chiếm hơn một nửa; số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh; có nhiều khu du lịch đẳng cấp quốc tế, Thủ tướng cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, bất cập khiến cho “viên ngọc chưa được sáng”.
Theo Thủ tướng, về tổng thể, du lịch miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung còn mất cân đối, thiếu sâu sắc, nhạt bản sắc hoặc sắc thái chưa ấn tượng, nói chung là thiếu một kiến trúc du lịch mang bản sắc Việt Nam rõ nét.
Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch bị phân mảnh trong quản lý, khai thác, sử dụng; mức chi tiêu trung bình của du khách còn thấp. Lâu nay, chúng ta chỉ tư duy phát triển du lịch như là một ngành duy nhất, thay vì phát triển theo cụm ngành.
Nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch để làm hài lòng du khách vẫn là câu hỏi lớn. Ngành du lịch còn chậm đổi mới cả nội dung lẫn hình thức. Ví dụ, theo Thủ tướng, rất lâu rồi chúng ta vẫn nghe những chủ đề cũ như “con đường di sản miền Trung”, “kết nối di sản”, những chủ đề này đã rất thành công nhưng có vẻ “chúng ta đang ngủ quên trên vòng nguyệt quế”.
Đặc biệt, bên cạnh thực tế nguồn nhân lực du lịch không chỉ thiếu và yếu về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng, kỹ thuật mà còn có tồn tại tình trạng chặt chém du khách, cùng với vấn nạn taxi dù, chèo kéo, bán hàng rong, mất vệ sinh, thiếu an ninh, một vài trường hợp lừa đảo, ép khách du lịch đã làm xấu bộ mặt du lịch và hình ảnh người Việt Nam, đất nước Việt Nam anh hùng trong mắt bạn bè, nhà đầu tư.
Thủ tướng nhấn mạnh, mặc dù chỉ mang tính cá biệt nhưng hiện tượng này rất tai hại đối với một đất nước, do vậy chúng ta phải lên án, xử lý nghiêm và nhắc nhở, đừng bao giờ để những từ chặt chém, níu kéo du khách thành “thương hiệu” ở một số địa phương.
Đầu tư phát triển du lịch theo hướng nào?
Để phát triển du lịch bền vững, Thủ tướng đặt ra cho ngành 5 câu hỏi: Thứ nhất, làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn. Thứ hai, làm thế nào du khách ở lại lâu hơn thay vì đòi đi sớm hơn. Thứ ba, làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để chi tiêu.
“Ông Chủ tịch, Bí thư phải ngồi ở sân bay, bến xe quan sát khi người khách đến tỉnh của mình mua cái gì, sắm cái gì”, Thủ tướng gợi ý.
Thứ tư, làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị với người thân, với bạn bè một cách đầy hứng khởi, thay vì chê bai, kể một cái xấu gì đó ở Việt Nam. Thứ năm, làm thế nào du khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại.
Thủ tướng cho rằng, nhìn cách tổng thể, những năm qua, ngành du lịch đã trả lời được một số câu hỏi trên, như tỷ lệ khách đến Việt Nam đông hơn, thời gian lưu trú có cải thiện hơn, du khách chi tiêu nhiều hơn, những câu chuyện hay về Việt Nam bắt đầu được kể đến…
Tuy nhiên, nhìn từ thực tế cho thấy các câu trả lời vẫn chưa thực sự xuất sắc lắm và ngành du lịch Việt Nam nói chung, khu vực miền Trung – Tây Nguyên còn nhiều việc phải làm.
Và việc phải làm đầu tiên là giữ môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự, an toàn, vui vẻ, luôn nở nụ cười trên môi. Ngành du lịch cần độc đáo, hấp dẫn hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, nhiều dịch vụ sẵn có hơn, hoạt động phong phú hơn, dịch vụ hỗ trợ tốt hơn, giá cả phải chăng hơn.
Vì vậy, các địa phương, sau hội nghị này, cần rà soát, phân tích lại xem tài nguyên du lịch của chúng ta hiện có đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả chưa?
Đi liền với đó, cần thống kê, phân loại, xếp hạng và tổ chức các hoạt động khai thác, phân bổ, sử dụng các tài nguyên du lịch. Cần kiên quyết thu hồi các tài nguyên du lịch đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, làm hư hại, xuống cấp tài nguyên.
Thủ tướng khẳng định, thành quả đạt được của ngành du lịch cả nước cũng như miền Trung – Tây Nguyên có vai trò, sự đóng góp quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp lớn mà phần đông có mặt hôm nay, như Sungroup, FLC, Mường Thanh, Vingroup, Savico… đặc biệt là sự đóng góp của 4 hãng hàng không Việt Nam.
Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, chính quyền địa phương đầu tư, phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch miền Trung – Tây Nguyên.
“Thiếu doanh nghiệp, thiếu các tập đoàn lớn, không có hãng lữ hành, không có khu du lịch, khu vui chơi, giải trí thì khó thành công, phát triển du lịch”, ông nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, ngành du lịch cần suy nghĩ làm sao đưa văn hóa bản địa của chúng ta đến với du khách một cách sâu đậm, ấn tượng hơn, cùng với dấu chân du khách lan tỏa trên toàn thế giới, hay thổi hồn vào các câu chuyện văn hóa, lịch sử của đất nước.
Với miền Trung, cần chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, homestay để đưa thế giới đến gần với người dân hơn, đưa văn hóa bản địa ra thế giới và tạo thu nhập cho người dân tốt hơn.
Tìm khác biệt để nhấn mạnh bản sắc du lịch
Cần tránh phong trào trong đầu tư du lịch, ví dụ “thấy tỉnh bạn làm chợ đêm thì tỉnh mình cũng làm chợ đêm, thấy người ta tổ chức lễ hội, mình cũng làm lễ hội mặc dù không có hiệu quả”. Điều quan trọng là phải làm cho sản phẩm du lịch địa phương độc đáo, khác biệt, đổi mới liên tục.
Nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch, Thủ tướng đề nghị hợp tác với Google cập nhật các điểm đến trên bản đồ của Google (cũng là một cách quảng bá hiệu quả) để tăng khả năng tiếp cận điểm đến cho du khách, đăng ký thông tin lưu trú, quán ăn, các dịch vụ vui chơi, giải trí…
Thủ tướng cũng nêu rõ, không có cách nào quảng bá hiệu quả hơn việc xây dựng hình ảnh: Mỗi người dân Việt Nam là một đại sứ du lịch.
Đối với các công ty du lịch Việt Nam, theo Thủ tướng, cũng cần có tính tự hào, tự tôn dân tộc trong kinh doanh du lịch chứ không phải kinh doanh bằng bất cứ giá nào. Phải làm sâu sắc hơn hình ảnh quê hương, đất nước trước du khách, không thể hời hợt và bán rẻ giá trị văn hóa du lịch Việt Nam với thế giới.
Các địa phương cần “bứt phá” trong việc giải quyết các điểm nghẽn về đất đai và phân bổ tài nguyên du lịch cho nhà đầu tư có năng lực.
- Cùng chuyên mục
Triệt phá đường dây lừa đảo chứng khoán, ngoại hối hơn 2.000 tỷ đồng
Công an TP. Hà Nội đã triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo 2.000 tỷ đồng thông qua kêu gọi đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, giao dịch ngoại hối.
Sự kiện - 21/11/2024 13:36
Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.
Sự kiện - 21/11/2024 12:09
VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06
Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".
Sự kiện - 21/11/2024 10:59
Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa
Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
Sự kiện - 21/11/2024 10:42
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sự kiện - 20/11/2024 22:56
'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'
Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.
Sự kiện - 20/11/2024 20:07
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Sự kiện - 20/11/2024 17:49
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.
Sự kiện - 20/11/2024 11:11
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Sự kiện - 20/11/2024 10:12
Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.
Sự kiện - 20/11/2024 09:32
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI
Sự kiện - 20/11/2024 07:00
Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.
Sự kiện - 20/11/2024 06:40
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago