Thủ tướng Chính phủ: Đến năm 2020, giải ngân 1 tỷ USD hỗ trợ ĐBSCL
Phát biểu kết luận Hội nghị Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí vào chiều nay 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sau Hội nghị, Chính phủ sẽ có nghị quyết về Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) được tổ chức trong hai ngày 26-27/9 tại Cần Thơ, thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các bộ ngành tham gia thảo luận, đưa ra các cảnh báo cũng như hiến kế nhiều giải pháp cho vùng ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị
Thách thức với ĐBSCL
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, vùng ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước.
Chúng ta không hoảng hốt mà cần tìm ra lối đi, đổi mới tư duy, hành động của hệ thống chính trị và người dân nhằm mang lại điều tốt hơn cho cuộc sống gần 20 triệu người dân cùng vượt qua thách thức để có một tương lai tươi sáng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ và có sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam. Tính đến tháng 4/2017, khu vực này đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây, cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.
Tại các phiên thảo luận, các nhà khoa học đã chỉ ra, trước diễn biến của BĐKH, nước biển dâng cùng sự thay đổi dòng chảy và lượng phù sa từ sông Mekong đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển bền vững của vùng ĐBSCL.
Các nước ở thượng nguồn sông Mekong đã và đang xây dựng nhiều hồ thủy điện, thủy lợi và công trình chuyển nước, làm lượng nước và phù sa giảm mạnh gây nhiều hệ quả xấu cho ĐBSCL.
Mức độ và cường độ xảy ra xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển và sụt lún đất đang báo động, suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản, gia tăng các điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai...
ĐBSCL cũng đang chịu áp lực gia tăng nguy cơ khan hiếm nước, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do tăng dân số và phát triển các hoạt động sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng bị thu hẹp.
Theo các chuyên gia, trong tương lai không xa, khoảng 40% diện tích đất tại ĐBSCL có thể bị ngập vĩnh viễn do nước biển dâng, đe dọa sinh kế của hàng triệu người dân.
Theo GS Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về BĐKH, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại vùng ĐBSCL đã tăng khoảng 0,50C, nước biển dâng khoảng 20cm, dự kiến đến cuối thế kỷ này có thể lên 75cm. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại ĐBSCL đã hiện hữu và sẽ còn tiếp tục xảy ra nghiêm trọng trong thời gian tới, nhất là các tháng mùa khô. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước còn chưa hợp lý và còn thiếu các chiến lược mang tính tổng thể, bền vững lâu dài.
Hiện nay, ĐBSCL chưa có quy hoạch tài nguyên nước toàn vùng, cũng như chưa kiểm soát, giám sát chặt các hoạt động khai thác, sử dụng nước và kiểm soát tình trạng ô nhiễm nguồn nước, nhất là các kênh rạch nhỏ.
Các quy hoạch chuyên ngành có sử dụng nước như: chống lũ, thủy lợi và các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thiếu thống nhất, chưa phù hợp với các yêu cầu chung để quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước cho toàn vùng, ông Thục nói.
Bình tĩnh, không hoảng hốt
ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều thách thức từ điều kiện tự nhiên, BĐKH và nước biển dâng, chịu các tác động kép từ các hoạt động khai thác tài nguyên cát sỏi, sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mekong và các hoạt động nhân sinh khác. Từ bản thân mô hình phát triển cũng thiếu tính tổng thể, quản lý Nhà nước còn bất cập.

Hội nghị thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các bộ ngành tham gia thảo luận đưa ra các cảnh báo cũng như hiến kế nhiều giải pháp cho vùng ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu.
Dù còn nhiều thách thức, nhưng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chúng ta cần sự bình tĩnh, lạc quan vào tương lai của vùng đất này, với quyết tâm biến thách thức thành thời cơ, tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là kiến tạo phát triển bền vững ĐBSCL, nâng cao đời sống của nhân dân".
“Chúng ta không hoảng hốt mà cần tìm ra lối đi, đổi mới tư duy, hành động của hệ thống chính trị và người dân nhằm mang lại điều tốt hơn cho cuộc sống gần 20 triệu người dân cùng vượt qua thách thức để có một tương lai tươi sáng”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh BĐKH, ĐBSCL phải chủ động sống chung với lũ, chủ động sống chung với hạn mặn. Nhưng không phải chỉ thích ứng với ngoại cảnh mà còn tận dụng, phát triển để tăng trưởng kinh tế của vùng cũng như sinh kế của địa phương, đặt mục tiêu quan trọng nhất là phục vụ người dân. Phấn đấu đến năm 2050, ĐBSCL trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, GDP gần 10.000 USD/người/năm.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị cần đưa ra được những giải pháp chiến lược có biện pháp tổng thể, đồng bộ cả về trước mắt và lâu dài, những cơ chế chính sách phù hợp, huy động mọi nguồn lực...
Theo Thủ tướng, tinh thần phát triển bền vững vùng ĐBSCL là giữ được đất, giữ được nước, giữ được người.
“Trên cơ sở đó, cần có tầm nhìn xây dựng khu vực từ một vùng trũng giáo dục trở thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị của các loại sản phẩm”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Về giải pháp phát triển cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra 3 quan điểm, trong đó nhấn mạnh việc bảo tồn những giá trị văn hóa và cuộc sống sung túc của người dân.
Thứ hai là đổi mới tư duy phát triển cổ điển sang tư duy kinh tế nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao. Lương thực không phải là chống đói mà lương thực là dinh dưỡng, phòng bệnh và chữa bệnh. Vì vậy ĐBSCL phải có thương hiệu nông sản nổi tiếng.
Thứ ba là phát triển phải thuận theo tự nhiên, chống can thiệp thô bạo vào tự nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh…
Để hiện thực hóa kế hoạch nói trên, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thành lập ngay cơ chế điều phối phát triển vùng ĐBSCL, giao Bộ TN&MT hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu đến 2010. “Kịch bản này phải công khai và cập nhật định kỳ để có kế hoạch ứng phó phù hợp”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng chỉ đạo, ngành Nông nghiệp và thủy lợi phải xây dựng kế hoạch dựa trên thực tế nguồn nước ngày càng khan hiếm. Do đó đầu tiên phải chọn cây trồng ít sử dụng nước, giảm diện tích lúa, chọn các mô hình lúa cá, lúa tôm để giảm sử dụng nước. Hướng tới xây dựng sản xuất nông nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao.
Đặc biệt trong lĩnh vực này cần có doanh nghiệp tham gia từ đầu trong lựa chọn cây con sản xuất nông nghiệp vì họ nắm được thị trường. Cần nghiên cứu chính sách đất đai, nới lỏng hạn điền, những quy định hiện nay không thích hợp thực tế ở ĐBSCL.
Ngành Công Thương cần hạn chế tối đa làm nhiệt điện than, nếu làm thì không để ảnh hưởng đến môi trường. Thay vào đó, cần phát triển năng lượng tái tạo, tổ chức lại thị trường xuất nhập khẩu, nội địa rõ ràng hơn, chắc chắn hơn.
Ngành Xây dựng cần thực hiện các đô thị phải có khu vực điều tiết nước, "đào hồ lấy đất san lấp như cha ông ta đào ao xây nhà ngày xưa". Chương trình nước sạch liên vùng an toàn cho người dân. Xây dựng nhà ở an toàn cho người dân miền Tây.
Về GTVT, cần phải tận dụng lợi thế sông nước phát triển hệ thống giao thông thủy thay vì cao tốc đường bộ dù vẫn tiếp tục đầu tư. Phát triển hạ tầng, đảm bảo liên thông, gắn kết đảm bảo lưu thông hàng hóa cho nền sản xuất lớn.
Đối với vấn đề Đào tạo dạy nghề, Thủ tướng nhấn mạnh cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực biến ĐBSCL thành thung lũng sáng tạo, tiếp thu và sáng tạo các tri thức của thế giới phù hợp với lợi thế của địa phương.
Về tài chính, Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển ĐBSCL với nhiều nguồn lực và từ nay đến 2020, giải ngân ít nhất 1 tỉ USD làm hệ thống cống điều tiết ở tỉnh Kiên Giang để ngăn mặn xả ngập; còn ở An Giang điều tiết lũ.
- Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago