200 đại biểu họp bàn cứu Đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cho biết tình trạng phát triển thủy điện cùng việc mở rộng diện tích tưới trong mùa khô sẽ ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
TRƯỜNG CA
02, Tháng 06, 2017 | 06:07

Nhàđầutư
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cho biết tình trạng phát triển thủy điện cùng việc mở rộng diện tích tưới trong mùa khô sẽ ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

2_613066

Tình trạng phát triển thủy điện cùng việc mở rộng diện tích tưới trong mùa khô sẽ ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước của Đồng bằng sông Cửu Long 

Tại TP. Cần Thơ diễn ra Hội thảo “An ninh nguồn nước sông Mê Kông và câu chuyện ở ĐBSCL - Việt Nam”, do trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển, Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Diễn đàn các Nhà báo môi trường Việt Nam tổ chức, nhằm đưa ra góc nhìn mới về các nguy cơ an ninh môi trường do biến đổi khí hậu và các dự án phát triển vùng thượng lưu sông Mê Kông.

Tham dự có hơn 200 đại biểu, trong đó có nhiều đại diện tổ chức quốc tế, cán bộ - giảng viên các viện - trường, lãnh đạo địa phương và các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và các phóng viên báo chí đến từ: Thụy Điển, Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar...

Thông điệp “Hãy chung tay cứu lấy dòng sông Mê Kông và nông dân của chúng ta” là thông điệp được các chuyên gia trong và ngoài nước ủng hộ tại hội thảo.

 PGS.TS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ cho biết, ĐBSCL nằm ở tận cùng sông Mê Kông vốn trù phú và tồn tại nhờ sự bồi đắp không ngừng của phù sa và lượng dinh dưỡng dồi dào của dòng sông, nhất là vào mùa lũ hàng năm. Nhiều thập niên qua, ĐBSCL đã trở thành vựa lúa lớn nhất Việt Nam và là nguồn tài nguyên sinh vật dồi dào nuôi sống cho gần 20 triệu dân trong vùng.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đồng bằng đang đứng trước nguy cơ cảnh báo và dễ tổn thương trước các tác động cực đoan từ thời tiết, do biến đổi khí hậu và tác động môi trường xuyên biên giới từ các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Sự phát triển mạnh mẽ của các đập thủy điện ở các nước vùng thượng nguồn đang ảnh hưởng nghiên trọng đến môi trường nước đồng bằng. "Cần tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin để cùng sử dụng nguồn nước sông Mê Kông vì sự phát triển bền vững của khu vực", ông Toàn nói.

 PGS. TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu BĐKH trường Đại học Cần Thơ cho biết, sự hình thành một loạt đập thủy điện từ vùng thượng nguồn, từ Trung Quốc cho tới Lào, có nhiều báo cáo khác nhau nhưng nhiều báo cáo của tổ chức Sông ngòi Quốc tế khẳng định là khi xây đập như vậy sẽ di dời hàng ngàn nhà cửa của người dân, làm thay đổi chế độ dòng chảy ở hạ lưu, làm mất đi hàng chục triệu tấn phù sa.

Cụ thể, qua nghiên cứu “Sáu đập thủy điện ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), thì lượng phù sa về ĐBSCL từ 160 tấn/năm giảm xuống còn khoảng 85 triệu tấn, tức có 50% phù sa bị giữ lại ở các đập thủy điện. Điều này dẫn đến chuyện nước “đói” phù sa, ảnh hưởng sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL, làm mỗi năm mất đi mất đi 500 ha đất. Những đập thủy điện này ngăn chặn giao thông thủy và đe dọa nguồn cá, cá không thể đi vượt lên các đập thủy điện để sinh sản theo mưa, dẫn đến không còn cá con về ĐBSCL.

"Tính da dạng sinh học bị de dọa nghiêm trọng, nhiều loại có khả năng bị mất đi, bởi sông Mê Kông là một trong những dòng sông có tính đa dạng sinh học cao trên toan thế giới, do có rất nhiều dòng nhánh, ao hồ, đầm lầy, nuôi dưỡng những hệ sinh thái độc đáo, gần như duy nhất trên thế giới với các loài cá nước ngọt như: cá heo, cá sấu sim, cá hồ, cá tra dầu, cá đuối… được xếp vào đe dọa nguy cấp toàn cầu. Nếu có sự thay đổi nào đe dọa loài này thì nhân loại gần như vĩnh viễn không thấy nó xuất hiện nữa", ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngoài ra, lượng nước trung bình dòng chảy đến hạ lưu sông Mê Kông là 2.500 m3/s, nhưng có nhưng năm khô hạn thì thấp hơn, và thấp nhất 1,200 m3/s.

Nhưng ở Thái Lan, đang hình thành dự án Khong-Loei-Chi-Mun. Dự án này sẽ lấy nước vào mua khô khoảng 1.200 m3/s; còn Lào có dự án tưới 20.000 ha đất canh tác, chủ yếu lúa phía Bắc Viên Chăn sẽ lấy khoảng 240 m3/s. Dù diện tích tưới của Lào không lớn nhưng ở khu vực đó lượng rò rỉ mất nước rất cao, cho nên, hệ số tưới rất cao. Campuchia có dự án Vaico phục vụ tưới 100.000 ha, lấy khoảng 500 m3/s.

Như vậy, cộng tất cả lượng nước bị lấy trong mùa khô của ba quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia, lượng nước đến ĐBSCL Việt Nam không còn bao nhiêu nữa. Khi đó xâm nhập mặn vùng ĐBSCL sẽ gia tăng đáng kể, cùng với tác động kết hợp và biến đổi khí hậu sẽ tạo ra những thay đổi nước và dòng chảy, tạo ra ô nhiễm, xâm nhập mặn và tăng sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống người dân. "Đây là tác động kép. Thực trạng này, cần ngăn chặn, nếu cứ im lặng hay chấp nhận sẽ càng sẽ càng dẫn đến tác động tiêu cực đối với xã hội và nền kinh tế", ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia quản lý lưu vực sông, nguyên Phó tổng Thư ký Ủy ban sông Mê kông Việt Nam (VNMC), cho biết hiện nay Thái Lan có rất nhiều kế hoạch xây dựng mới và cải tạo hệ thống tưới tiêu, chuyển nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, Campuchia và Lào cũng có những dự án chuyển nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, quy mô hàng trăm nghìn héc ta.

Theo ông Quảng, những dự án chuyển nước của Thái Lan, Lào và Campuchia có thể là lý do dẫn đến việc dù ở thượng nguồn sông Mê Kông có xả nước (như sự kiện Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả đập Cảnh Hồng hồi năm ngoái), nhưng nước vẫn không tăng ở hạ nguồn. “Đây là cái đáng quan ngại. Ngoài tác động đã, đang và sẽ xảy ra của các đập thủy điện trên sông Mê Kông, thì còn rất nhiều tác động do việc lấy nước tưới ở các dòng nhánh và các hồ chứa hai bên sông ở cả phía Thái Lan và Campuchia”, ông Quảng cho biết.

TS. Dương Văn Ni, giảng viên Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ cho biết, khô hạn và xâm nhập mặn đã gây hại cho 500.000 ha lúa nước vùng ĐBSCL, thiệt hại 200.000 tấn lúa và khoảng 50 triệu USD trong năm 2015-2016. Đây là hậu quả của việc con người tác động vào dòng chảy sông Mê Kông khiến cả vùng hạ lưu sông Mê Kông đang đứng trước nguy cơ thiệt hại vô cùng to lớn.

Ông Alan Marshall - Chuyên gia đến từ Đại học Mahidol (Thái Lan) nhận định, tác hại từ việc thay đổi dòng chảy đối với an ninh nước và lương thực trong khu vực chưa hề được tính đến dù nguy cơ vô cùng lớn. Ông cho rằng sẽ rất thiển cận nếu đặt cược nguồn tài nguyên to lớn này chỉ để tăng một ít doanh thu từ giao thương với nước ngoài của Trung Quốc.

Mới đây, hoạt động thăm dò trong dự án nạo vét thậm chí còn thọc sâu sang biên giới Thái Lan dù vấp phải sự phản đối quyết liệt của các chuyên gia môi trường và cộng đồng địa phương, nhưng nếu không chận đứng chẳng khác gì Trung Quốc sắp “dội bom” lên đầu nhiều loài thủy sản. “Hàng trăm cồn giữa sông đoạn chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Lào sẽ bị thổi bay”, ông Alan Marshall phân tích.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ