Thế kẹt của dự án cao tốc Bắc - Nam
8 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang lâm vào thế kẹt khi việc việc chuyển đổi hình thức đầu tư của Chính phủ vẫn chưa đủ thuyết phục Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trần tình của Chính Phủ
Trình bày tờ trình của Chính phủ trước UBTVQH cuối tuần qua, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, sau hơn 2 năm triển khai, các dự án thành phần với hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đang phát sinh một số vấn đề, trong đó lo ngại nhất là tính khả thi huy động vốn cho dự án.
Theo ước tính, các nhà đầu tư sẽ phải huy động khoảng 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng khi thực hiện các dự án. "Đây là số vốn tương đối lớn, khó huy động ngay. Bởi thực tế như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, số vốn cần huy động 6.000 tỷ đồng nhưng cũng phải thông qua 4 ngân hàng thu xếp trong vài năm", ông Thể dẫn chứng.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GTVT, kết quả sơ tuyển 8 dự án thành phần cho thấy, phần lớn các nhà đầu tư trúng tuyển là các doanh nghiệp mạnh về xây lắp, thiếu bóng dáng tập đoàn tài chính lớn. Vì vậy, việc huy động vốn đã khó lại càng thêm khó. Tình huống xấu nhất, nếu nhà đầu tư không huy động đủ vốn sẽ phải huỷ thầu, rồi quay lại quy trình đấu thầu từ đầu sẽ mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh, nếu 8 dự án này chuyển sang đầu tư công và khởi công vào cuối năm nay sẽ giúp giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu sản xuất.
Vì thế, Chính phủ đề xuất chuyển 8 dự án thành phần từ đầu tư PPP sang đầu tư công. Theo kế hoạch, số dự án này chuyển sang đầu tư công thì khoảng tháng 8 đến tháng 10 sẽ khởi công toàn bộ các gói thầu, ước tính giải ngân khoảng 27.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong tổng số kế hoạch giải ngân 55.000 tỷ đồng cho toàn bộ dự án cao tốc Bắc - Nam năm nay. Số còn lại sẽ giải ngân vào năm 2021.
Bổ sung cho quan điểm của Bộ GTVT, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng cho biết, với tình hình hiện nay, khả năng cung ứng vốn cho các dự án rất khó khăn. Các hệ số an toàn vốn ngân hàng đã chạm ngưỡng, tổng dư nợ cam kết tín dụng đối với dự án BOT đã chạm giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này.
Bảo vệ cho việc chuyển đổi hình thức 8 dự án thành phần sang đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, nhiều năm qua việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông rất chậm, kỳ vọng nhiệm kỳ này có thể làm được 600 km đường cao tốc. Căn cứ tình hình thực tế, số dự án này chỉ có thể được đẩy nhanh hơn nếu chuyển sang đầu tư công. "Đây là thực tế bức xúc, mong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tháo gỡ để có thể khởi công được các công trình trọng điểm trong năm nay", Bộ trưởng Dũng bày tỏ.
Cái lý của Quốc hội
Đại diện cơ quan thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho hay, hiện có 2 luồng ý kiến về chuyển đổi 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công. Một số ý kiến đồng ý cho rằng việc chuyển đổi là hoàn toàn khả thi. Song cũng có nhiều ý kiến không đồng ý, khi đã có 7 trong 8 dự án thành phần có từ 2 nhà đầu tư trở lên qua vòng sơ tuyển.
Việc liên tục hủy sơ tuyển với dự án sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín Nhà nước, dư luận và tâm lý nhà đầu tư. Chưa kể, Chính phủ đề xuất bố trí bổ sung 44.493 tỷ đồng (tương đương 80,89% tổng số vốn kế hoạch) cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 là không phù hợp.
Tiếp mạch vấn đề, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị làm rõ năng lực thu xếp vốn của các nhà đầu tư đã qua vòng sơ tuyển 7 dự án thành phần. "Liệu có phải tất cả doanh nghiệp đã qua 2 vòng sơ tuyển không có khả năng làm dự án, khó khăn huy động vốn? Bởi thực tế có doanh nghiệp phản ánh họ đủ năng lực làm", bà đặt câu hỏi hướng về phía Bộ trưởng Giao thông Vận tải.
Tham gia thẩm tra, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Ngô Trung Thành nhấn mạnh, năm 2017, khi Quốc hội thảo luận để quyết định đầu tư các dự án, nhiều đại biểu đã băn khoăn về vốn, nhưng cơ quan trình nói về sự cần thiết đầu tư 8 dự án PPP rất thuyết phục. Giờ trình lại, chuyển PPP sang đầu tư công... còn thuyết phục hơn.
“Ảnh hưởng của COVID-19 có đến mức vậy không? Sức khoẻ doanh nghiệp yếu đi thì sức khoẻ ngân sách còn yếu hơn. Ba năm trước, ngân sách khả quan thì làm PPP, nay khó khăn hơn lại dùng ngân sách?” Nêu hàng loạt câu hỏi, ông Thành cho rằng, tờ trình Quốc hội phải đề xuất thuyết phục hơn.
“Nói là vì ảnh hưởng của COVID-19 thì chưa thuyết phục, đọc hồ sơ thì bị hẫng khi thấy có nhà đầu tư PPP, nhưng lại xin chuyển sang đầu tư công”, bà Hoàng Thị Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu.
Sau nhiều cân nhắc, cơ quan thẩm tra đề nghị xem xét lựa chọn một số dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP khó thu hút được nhà đầu tư để chuyển sang đầu tư công, chứ không chuyển toàn bộ 8 dự án thành phần sang đầu tư công. Như vậy, theo Uỷ ban Kinh tế cũng đảm bảo quy định tại Luật Đầu tư công khi Quốc hội bố trí vốn bổ sung cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 không quá 11.000 tỷ đồng (không quá 20% của 55.000 tỷ đồng đã phân bổ cho dự án), giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà đầu tư đã tham gia sơ tuyển.
Cân nhắc kỹ các phương án
Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành khoảng 600 km và đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc”.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đánh giá, cần phải nhìn vào Nghị quyết TW và xem đó là sợi chỉ hồng cho dự án. Nghị quyết đã được ban hành, các cơ quan, ban ngành cần có sự vào cuộc mạnh mẽ để đạt mục tiêu TW đã đề ra.
Trao đổi với Nhadautu.vn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã xây dựng được tới 731km đường cao tốc. Dự kiến, đến năm 2020, là 2.000km cao tốc nhưng đến nay vẫn chưa đạt mục tiêu đó, thực tế mới đạt khoảng 1.400 km.
“Như vậy, cần phải tăng tốc hoàn thành 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông để có thêm 654km cao tốc vào năm 2021, lúc đó toàn quốc sẽ có 2.064km cao tốc, đạt mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương”, Thứ trưởng Nhật nói.
Chính vì vậy, dù không mong muốn nhưng Chính phủ buộc phải linh hoạt, các điều kiện khách quan và chủ quan khiến phương án cũ không thể đảm bảo tiến độ.
Đánh giá về tuyến đường này, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, bên cạnh sức ép rất lớn về tiến độ, thì phương thức đầu tư và hiệu quả dự án đang là vấn đề đáng lưu tâm.
“Cho đến nay, trục xương sống từ Hà Nội - Tp. HCM đang được Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành và toàn bộ thể chế đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, việc chưa thể "đóng mạch" cao tốc Bắc - Nam dẫn đến thiếu tính kết nối, các tuyến cao tốc chưa phát huy được hết công năng cho sự phát triển” Thứ trưởng Nhật cho biết.
Một vấn đề nữa rất đáng lưu tâm, đó là việc giải phóng mặt bằng cho 11 dự án cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành 73%, dự kiến hoàn thành quý II/2020. Ngoài ra, đã và đang xây dựng được 114 khu tái định cư (trong đó, hoàn thành 35 khu, đang xây dựng 79 khu).
Nếu chuyển về đầu tư công, Bộ GTVT sẽ phấn đấu khởi công ngay trong tháng 8/2020, nhằm tận dụng ngay khối lượng GPMB đã thực hiện (73%), tránh trường hợp tái lấn chiếm. Đồng thời, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, sớm thu hồi vốn cho nhà nước.
Kết luận cuộc họp UBTVQH cuối tuần qua, vẫn chưa có phương án cuối cùng với việc triển khai các dự án. Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhìn nhận, cuộc họp chưa thể quyết định được việc chuyển 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công.
Ông nhắc lại quan điểm, 7 trong 8 dự án thành phần này đã có nhà đầu tư tham gia, duy nhất đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết hiện chưa có nhà đầu tư. Do đó, chỉ nên chuyển những dự án không có nhà đầu tư, như đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, sau đó mới tính tới các đoạn khó khăn khác nếu đấu thầu không thành công hoặc khó khăn huy động vốn.
Ông cũng cho rằng, do đây là vấn đề lớn nên sẽ phải xin ý kiến Bộ Chính trị, cấp có thẩm quyền.
UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ rà soát, cập nhật tờ trình, báo cáo lại cơ quan thường trực Quốc hội tại phiên họp 45 đợt 2 (dự kiến diễn ra đầu tháng 6, giữa 2 đợt của kỳ họp 9).
"Nếu đủ độ chín, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét ở đợt 2 của kỳ họp thứ 9", Phó chủ tịch kết luận.
- Cùng chuyên mục
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP
Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.
Đầu tư - 08/05/2025 21:26
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago