Thấy gì từ động thái ồ ạt 'xả hàng' của khối ngoại?

Nhàđầutư
Thị trường chứng khoán liên tục lập các đỉnh mới cùng thanh khoản tăng vọt, tuy nhiên trong quá trình đi lên này lại thiếu đi vai trò của các nhà đầu tư ngoại.
KHÁNH AN
01, Tháng 12, 2021 | 07:39

Nhàđầutư
Thị trường chứng khoán liên tục lập các đỉnh mới cùng thanh khoản tăng vọt, tuy nhiên trong quá trình đi lên này lại thiếu đi vai trò của các nhà đầu tư ngoại.

shutterstock-390313318-1169

Ảnh shutterstock

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11, VN-Index giảm 6,4 điểm (-0,43%) xuống 1.478,44 điểm. HNX-Index giảm 2,53 điểm (-0,55%) xuống 458,05 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,04%) lên 114,1 điểm. Giao dịch khối ngoại vẫn biến động theo chiều tương đối tiêu cực, với tổng khối lượng bán ròng ở mức 21,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 521 tỷ đồng.

Nhìn chung động thái bán ròng của khối ngoại đã diễn ra xuyên suốt trong phần lớn thời gian năm 2021, ngoại trừ hai tháng 7 và tháng 4 mua ròng nhẹ với sự xuất hiện của quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF. Trong 11 tháng đầu năm, tổng giá trị bán ròng trên toàn thị trường đã lên tới gần 58.000 tỷ đồng.

Đánh giá về diễn biến trên ông Trần Thăng Long - Giám đốc phân tích CTCK BIDV cho biết vốn hóa nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ tại thị trường Việt Nam hiện ở mức 51 tỷ USD, chiếm khoảng 18% vốn hóa toàn thị trường, do vậy với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc giao động khoảng 5-10% danh mục là điều bình thường.

Tại Talkshow Phố Tài chính mới đây, ông Dominic Scriven-Chủ tịch Dragon Capital cho rằng có 3 nguyên nhân dẫn đến diễn biến bán ròng của khối ngoại. Thứ nhất là Việt Nam hiện được xét là thị trường cận biên và khái niệm đầu tư vào các thị trường cận biên hiện đang hao mòn và bị chậm lại, do đó khối ngoại đã phải bán đi các khoản đầu tư tại Việt Nam.

Hai là, dù đã đáp ứng được nhiều mặt nhưng Việt Nam vẫn chưa được xét vào danh sách các thị trường mới nổi, điều này làm hạn chế khả năng để thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Ba là, trong thời kỳ COVID-19, phản ứng đầu tiên của những người gặp sự cố là muốn rút tiền.

Theo ông Dominic một số khó khăn đối với khối ngoại khi đầu tư tại Việt Nam là khả năng tiếp cận đủ thông tin trước những rào cản về ngôn ngữ do vậy các công ty niêm yết nên công bố thêm thông tin bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Tiếp đó khối ngoại cũng gặp khó khăn với các quy định yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải gửi tiền qua tài khoản chứng khoán trước khi thực hiện đầu tư và "room" ngoại tại các doanh nghiệp mà khối ngoại muốn đầu tư. 

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận Đầu tư - tập đoàn VinaCapital cho biết thêm rằng việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở Việt Nam cũng tương đối phức tạp đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy nếu quá trình này đơn giản hơn thì sẽ thu hút nhà đầu tư ngoại.

Ở một báo cáo phân tích mới đây, SSI cho rằng xu hướng rút vốn của các quỹ ETF có thể sẽ được cải thiện trong tháng cuối năm khi tỷ lệ tiêm chủng tại Việt Nam đã đạt mức tương đối cao (gần 60% dân số đã tiêm mũi 1 và 30% tiêm mũi 2) và sự khôi phục trở lại của hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, thống kê lịch sử cũng cho thấy dòng vốn đầu tư thường sẽ được giải ngân trở lại trong giai đoạn cuối năm.

Cụ thể, theo SSI, trong 4 năm trở lại đây, ngoại trừ năm 2018 (xu hướng rút ròng ở thị trường mới nổi khi FED tăng lãi suất), các quỹ ETF đều mua ròng trong 2 tháng cuối năm. Trong khi đó, nền tảng vĩ mô của Việt Nam vẫn được duy trì trong dài hạn và kỳ vọng thị trường Việt Nam được nâng hạng trong 2023 – 2025 sẽ là động lực giúp dòng vốn từ các quỹ chủ động quay trở lại trong năm 2022.

Tương tự, Agriseco Research cũng đánh giá TTCK Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhờ kỳ vọng vào các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ. Mặt bằng lạm phát và lãi suất đang thấp kỷ lục tạo môi trường thuận lợi cho thị trường chứng khoán.

“Hiện mức định giá của VN-Index mới chỉ đạt 17,1 lần, thấp hơn các nước trong khu vực. Trong tháng 12, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đà tăng điểm tốt khi kết quả kinh doanh các doanh nghiệp hồi phục mạnh sau COVID”, Agriseco Research dự báo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ