09, Tháng 05, 2024 | 23:03

Thăng Long vàng son hội tụ

NHÀ THƠ NGUYỄN THÀNH PHONG
16:55 12/02/2024

Lịch sử đã phân tích rất nhiều về tầm nhìn cao vọng vượt trội của Lý Thái Tổ khi rời từ vùng núi Hoa Lư hiểm nhỏ về Đại La giữa trung châu và định danh Thăng Long cho kinh đô mới, mở ra kỷ nguyên vàng son lần thứ nhất, kéo dài hơn 200 năm.

Untitled

Lịch sử đã phân tích rất nhiều về tầm nhìn cao vọng vượt trội của Lý Thái Tổ khi rời từ vùng núi Hoa Lư hiểm nhỏ về Đại La giữa trung châu và định danh Thăng Long cho kinh đô mới, mở ra kỷ nguyên vàng son lần thứ nhất, kéo dài hơn 200 năm.

Công cuộc xây dựng Thăng Long và Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Lý Thái Tổ đã cho thấy sức mạnh đoàn kết và sáng tạo vĩ đại của dân tộc ta trong sắp đặt giang sơn, cải biến cơ đồ, mở mang bờ cõi, dựng nền văn hiến…

Tại Thăng Long, Lý Công Uẩn cho xây ngôi thành lớn với bốn cửa như ngày nay ta thấy và hình dung lại qua khảo cổ Hoàng Thành. Nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá, là con đê ngăn lũ đầu tiên ở Bắc Bộ. Nhà Lý tập hợp sức dân khai thông, mở rộng sông Đuống, đặt tên mới là Thiên Đức, nối với năm con sông khác ở vùng Lục Đầu Giang. Công cuộc này vừa để trị thủy, ngăn ngừa lũ lụt, cung cấp nước tưới cho canh tác nông nghiệp vừa mở rộng giao thương ra cả vùng Bắc Bộ nối với biển Đông. Trước đó, tại Thăng Long đã được quy hoạch các làng nghề thành các phố hàng, vừa hợp tác sản xuất, rồi thương nhân xuất hiện, càng mở rộng giao thương, buôn bán…

Trong thời nhà Lý, bờ cõi được mở rộng và gìn giữ. Qua hai cuộc bình Chiêm (1044, 1069), hai châu Hoan, Hóa (Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa) được củng cố vững chắc làm đất phên dậu phía Nam. Hai lần phạt Tống (1075, 1077), Đại Việt tiến đánh trước đến tận sào huyệt của quân xâm lược. Cũng trong thời nhà Lý, vùng đảo cực Đông Bắc của đất nước được dựng dậy, lập thành trang Vân Đồn do đội quân triều đình đóng giữ để đề phòng giặc đến qua đường biển.

Từ thành tựu xây dựng phát triển kinh tế, triều Lý đã phát triển văn hóa, xây nền văn hiến với nhiều dấu tích, thành tựu còn hiện diện trong thời đại chúng ta: Nhà Lý xây Chùa Một Cột, dựng tháp Báo Thiên và đúc chuông Quy Điền. Tháp Báo Thiên và chuông Quy Điền sau này được tôn vinh vào “Tứ đại khí” của Đại Việt, cùng với tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh, đời Trần. Nhà Lý lập nên trường đại học đầu tiên là Văn Miếu Quốc Tử Giám, mở khoa thi đại khoa đầu tiên Minh Kinh Bác Học với Trạng nguyên khai khoa là Lê Văn Thịnh, sau thành thầy dạy cho vua và làm đến chức Thái sư. Nhà Lý xây dựng bộ luật Hình thư, cho vẽ bản đồ Nam Bắc phân giới địa đồ, bao quát chủ quyền giang sơn từ Bắc giáp Lưỡng Quảng, Vân Nam tới Nam thông vào qua châu Hóa, châu Hoan…

Có thịnh rồi đến suy. Khi nhà Lý suy yếu, nhà Trần đã tiếp quản trong hòa bình, tiếp thu và phát triển tinh hoa tiền triều để lại, mở ra kỷ nguyên vàng son thứ hai của nước Đại Việt và kinh đô Thăng Long. Nhà Trần với những vị vua thời kỳ đầu hết sức mưu lược cùng nhiều vị tướng soái văn võ song toàn, đã sáng chói lên những võ công hiển hách trong ba lần đại phá quân Nguyên Mông, đội quân khét tiếng từng hoành hành vó ngựa từ Đông sang Tây thế giới thời kỳ ấy. Kinh đô Thăng Long, dù mấy lần phải biến thành đất hoang theo kế sách thanh dã, chờ thời cơ đuổi giặc, sau chiến thắng lại được vực dậy huy hoàng. Bến Vân Đồn mới là chốn phòng bị thời nhà Lý, đến thời Trần đã mở ra thành thương cảng sầm uất, tấp nập thuyền buôn các xứ trong khu vực và tận châu Âu tìm đến cập bến giao thương. Ở trong đất liền thì “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” là trung tâm kéo theo cả vùng Bắc Bộ phát triển mạnh mẽ.

Nhà Trần hoàn thiện hệ thống đê điều trị thủy sông Hồng và đắp thêm đê mới Quai Vạc để trị thủy sông Thái Bình, rồi mở mang bờ cõi về phía Nam với châu Ô, châu Lý, là vùng đất từ Quảng Bình đến bắc Quảng Nam ngày nay.

Nền văn hiến Đại Việt tiếp tục được tôn lên cao. Việc in sách thi thư với Tàng Thư các bắt đầu từ thời nhà Lý, đến thời nhà Trần được tiếp tục với việc soạn thảo và in các sách Thống chế, Lễ nghi, Quốc triều thường lễ. Bộ sử Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu soạn, xuất hiện ở thời này. Đồng thời là việc Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn soạn sách Hoàng triều đại điển và tu sửa, soạn lại bộ luật Hình thư. Ngoài Quốc tử viện được lập ra để đào tạo quan lại và con em, nhà Trần còn lập thêm Quốc học viện để mở rộng thành phần nho sinh, mời nho sĩ tài giỏi trong nước đến làm thầy, lập Giảng võ đường để đào tạo võ quan, rèn tập kỹ năng thực chiến cho binh lính.

Tôn giáo, từ thời nhà Lý đã trọng đạo Phật với vua Lý Thánh Tông đứng đầu Thiền phái Thảo Đường, thì đến thời Trần, vua Trần Thái Tông viết sách Khóa Hư lục, Thiền sư Trần Tung viết sách Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục rồi vua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trở thành quốc giáo. Văn học thành văn phát triển rực rỡ với những tác giả lớn là vua quan, thiền sư, trạng nguyên, chí sỹ thuộc vào hàng kinh bang tế thế…

Nhà Trần suy tàn, triều chính vào tay nhà Hồ với vua Hồ Quý Ly, tồn tại ngắn ngủi, chỉ có 7 năm (1400 -1407), rồi đất nước rơi vào họa Bắc thuộc lần thứ tư. Lê Lợi khởi nghĩa thành công, đánh tan giặc Minh và lên ngôi vua, cũng phải trải qua một thời kỳ, tới khi Lê Thánh Tông tiếp quản ngôi báu thì Đại Việt và Thăng Long mới lập nên kỷ nguyên vàng son lần thứ ba.

Đại nghiệp của Lê Lợi thành công với vai trò quân sư của Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, bản “Bình Ngô đại cáo” hùng tráng ban ra, nhưng lên ngôi, Lê Thái Tổ lại thác sớm. Ngay sau đó, triều chính rối ren. Hoàng tử Lê Tư Thành với tư chất cao cả, khuôn dung đẹp đẽ, được các quan trung trinh phò tá, lên ngôi Lê Thánh Tông, thì mới lập lại được triều chính. Lê Thánh Tông đã ban chiếu rửa oan cho Nguyễn Trãi trong vụ Lệ Chi Viên và thân chinh làm tướng cầm quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Đại Việt mở mang đến phía bắc đèo Cù Mông với đạo thừa tuyên Quảng Nam và phủ Thăng Hoa được lập thêm ra.

Thời vua Lê Thánh Tông, kinh đô Thăng Long lại trở nên hùng mạnh, nước Đại Việt trở thành kỷ cương, cường thịnh, chính trị ổn định, kinh tế phát triển, quốc phòng vững vàng và văn hóa thăng hoa. Vua Lê Thánh Tông cho soạn thảo bộ luật Hồng Đức, đến nay vẫn nhiều ưu việt, cho hoàn chỉnh bản đồ Đại Việt mang tên Hồng Đức bản đồ, lập ra Tao đàn nguyên súy do mình làm chủ soái. Thời của vị vua này, cuốn “Đại Việt sử ký” được nhà sử học Phan Phù Tiên biên chép tiếp từ thời nhà Trần đến khi Lê Lợi sáng lập nhà Lê, bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên với 15 quyển, chép từ thời Hồng Bàng cho đến thời Lê Thái Tổ, bộ sách Thiên Nam dư hạ tập, gồm 100 quyển, do các danh sỹ Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận, Đào Cửu, Đàm Văn Lễ soạn, được hoàn thành…

Tiếp theo thời kỳ nhà Lê suy thoái, Đại Việt và Thăng Long đã phải trải qua một thời kỳ dài dằng dặc với phân tranh, cát cứ trong những xung đột, thời Lê Trung Hưng với nhà Mạc, rồi vua Lê với Chúa Trịnh và thời Trịnh, Nguyễn phân tranh, đất nước chia thành hai xứ, Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Thăng Long sáng lại hào quang khi Quang Trung thần tốc đại phá quân Thanh năm 1789. Lên ngôi vua, tiếc là Quang Trung cũng mất sớm, chỉ được ba năm. Đất nước lại rơi vào nội chiến. Mười năm sau, 1802, Nguyễn Ánh thắng thế, lên ngôi Gia Long, lập ra triều Nguyễn, chọn Phú Xuân ở Huế làm kinh đô, Thăng Long được gọi là Bắc Thành, đến thời vua Minh Mệnh, thì đổi tên thành Hà Nội...

Nhà Nguyễn từ khởi đầu triều chính cho đến khi Pháp nhảy vào xâm chiếm Việt Nam năm 1858, đã có nhiều đóng góp cho cơ đồ. Đó là thống nhất đất nước, giang sơn trải dài từ Bắc chí Nam như ngày nay, cùng với nhiều cải cách trong quản trị, cải tiến hệ thống quan lại… Nhưng từ khi thành xứ thuộc địa, với những ràng buộc của thời thế và hạn chế trong tự thân, triều đình càng ngày càng trở nên yếu kém, mất quyền tự chủ, tự quyết, đất nước chìm trong những tiếng thở dài.

Tuy nhiên, người Việt, dù trong hoàn cảnh nào, cũng đau đáu vươn lên và tìm cách đóng góp cho đất nước. Tận dụng được mặt tích cực trong chính sách khai hóa thuộc địa, thời kỳ này Hà Nội cũng có nhiều biến chuyển về hạ tầng, về công nghiệp, điện khí hóa. Vàng son dù không được bồi đắp nhiều, nhưng vẫn còn được lưu giữ để chờ đợi cơ hội tỏa sáng.

Thăng Long xưa, Hà Nội nay, đã trở thành Thủ đô của nước Việt Nam mới từ 8/1945, là Thủ đô của miền Bắc hòa bình lập lại từ 1954 và chính thức là Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976. Đây chính là cơ hội cho những chờ đợi ấy, chờ đợi cho việc mở ra kỷ nguyên vàng son hội tụ lần thứ năm trong lịch sử nước Việt.

Từ trong những tháng ngày vừa đương đầu với bom Mỹ vừa hết lòng chi viện cho chiến trường miền Nam chiến đấu vì độc lập và thống nhất đất nước, việc khảo sát, để lập quy hoạch Thủ đô đã được tiến hành. Đã có nhiều tư duy, tri thức, kinh nghiệm để vun đắp cho một tổng thể quy hoạch Hà Nội vươn lên thành một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế hiện đại văn minh trong hội nhập và tăng tốc phát triển hiện nay. Mới nhất, vào đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định Phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày nay, trong tầm mắt mỗi người dân, chúng ta đã thấy Thủ đô ta đang mở rộng và phát triển qua những biểu hiện hàng ngày. Rất vui mừng về những nền tảng và dư địa cho sáng tạo và kiến thiết để Hà Nội hiện ra trong tương lai gần với dáng vóc mà chúng ta kỳ vọng, Nhưng cũng không ít những băn khoăn về những công trình chậm tiến độ, những khu đất và công trình dựng lên rồi bỏ phí, thậm chí sẽ bị đập phá bỏ đi, trong khi đó thì sức ép về quá tải giao thông đô thị và dân cư đang tăng mãi lên.

Đất nước đang trên đường lớn phát triển và Thủ đô Hà Nội cũng như vậy. Làm thế nào để Hà Nội hội tụ, tỏa sáng những vàng son trong kỷ nguyên mới này, phải được chú trọng đúng mức. Những con người, những bộ óc viễn kiến về tương lai, đã được trao gánh trên vai trọng trách này hãy luôn nhớ đến những tầm nhìn cao rộng và vượt thoát lớn lao của tiền nhân mà tư duy và hoạch định, để không phải hổ thẹn với các thế hệ tương lai!

  • Cùng chuyên mục
Vì sao Quảng Ninh năm thứ 7 đứng đầu xếp hạng PCI?

Vì sao Quảng Ninh năm thứ 7 đứng đầu xếp hạng PCI?

Quảng Ninh tiếp tục là địa phương dẫn đầu Chỉ số PCI và Chỉ số PGI năm 2023 và lập kỷ lục địa phương duy nhất cả nước có năm thứ 7 liên tiếp giữ vị trí Quán quân PCI và 11 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước.

Sự kiện - 09/05/2024 16:45

Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Vì sao Quảng Ngãi 'trắng' nhà ở xã hội?

Quảng Ngãi hiện có khoảng 70.000 công nhân, lao động đang làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhưng đến nay địa phương này vẫn chưa có một dự án nhà ở xã hội nào dành cho công nhân và người có thu nhập thấp.

Đầu tư - 09/05/2024 15:52

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

VPBank 'xuất ngoại' tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

Sau nhiều năm tập trung phát triển thị trường trong nước, VPBank lên kế hoạch "xuất ngoại" nhằm tận dụng mối quan hệ thắt chặt với đối tác chiến lược SMBC, từng bước khai thác nhóm khách hàng doanh nghiệp MNC (tập đoàn đa quốc gia) và FDI từ thị trường trong nước tới quốc tế, làm giàu hệ sinh thái VPBank.

Ngân hàng - 09/05/2024 15:51

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít

Từ 15h ngày 9/5, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON 92 giảm 1.290 đồng/lít, còn xăng RON 95 giảm 1.410 đồng/lít...

Thị trường - 09/05/2024 15:29

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể xây các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư tìm hiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý các địa phương đồng bằng sông Hồng việc xây dựng các cung triển lãm quy hoạch để nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp thuận tiện tìm hiểu và giám sát thực hiện quy hoạch…

Sự kiện - 09/05/2024 15:28

Hoa Kỳ thu hồi giấy phép bán chip của Intel và Qualcomm cho Huawei

Hoa Kỳ thu hồi giấy phép bán chip của Intel và Qualcomm cho Huawei

Hoa Kỳ đã thu hồi một số giấy phép đặc biệt cho phép Qualcomm và Intel xuất khẩu chip đời cũ cho Huawei sử dụng trong laptop và smartphone, Động thái này được cho là tác động nặng nề vào nỗ lực đa dạng hoá nguồn thu để vực dậy của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc, sau lệnh trừng phạt năm 2020.

Đầu tư - 09/05/2024 15:11

Học viện Ngân hàng ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Học viện Ngân hàng ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chiều 8/5, tại Học viện Ngân hàng đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (BAV-Center for Entrepreneurship and Innovation).

Tài chính - 09/05/2024 15:06

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng bằng sông Hồng thu hút FDI lớn nhất nước

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đồng bằng sông Hồng thu hút FDI lớn nhất nước

"Vùng đồng bằng sông Hồng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD (đứng trên vùng Đông Nam Bộ 11,394 tỷ USD), trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước", Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Sự kiện - 09/05/2024 13:00

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 12:30

Phú Yên cần khoảng 19.328 tỷ để phát triển loạt dự án nhà ở

Phú Yên cần khoảng 19.328 tỷ để phát triển loạt dự án nhà ở

Trong năm 2024, tỉnh Phú Yên dự kiến phát triển 37 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; 6 dự án nhà ở xã hội; 66 dự án hạ tầng kỹ thuật khép kín khu dân cư và 12 dự án nhà ở tái định cư.

Bất động sản - 09/05/2024 11:30

Doanh nghiệp Hà Nội 'nhắm' dự án hơn 300 tỷ đồng ở Hải Dương

Doanh nghiệp Hà Nội 'nhắm' dự án hơn 300 tỷ đồng ở Hải Dương

Công ty TNHH Đầu tư TMT là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới Vườn Đào có tổng mức đầu tư hơn 311 tỷ đồng.

Bất động sản - 09/05/2024 11:29

Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), vừa qua, đồng chí Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Petrovietnam đã có chương trình làm việc tại TP. Điện Biên Phủ nhằm triển khai các hoạt động truyền thông và an sinh xã hội tại địa phương.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 10:49

Toyota đầu tư 13 tỷ USD vào xe điện, AI và chuỗi cung ứng

Toyota đầu tư 13 tỷ USD vào xe điện, AI và chuỗi cung ứng

Chủ tịch Toyota Koji Sato cho biết: "Toyota mong muốn tăng cường nỗ lực sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó có cả xe tự lái. Chúng tôi sẽ hướng tới mở rộng các khoản đầu tư liên quan đến AI".

Công nghệ - 09/05/2024 10:44

'Việt Nam tiến rất nhanh trong thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu'

'Việt Nam tiến rất nhanh trong thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu'

Việt Nam đã thực hiện được những bước tiến đáng kể trong việc thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu và cũng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong quá trình này, theo ông Jonathan Pemberton, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Đầu tư và Thuế Quốc tế (ITIC), cựu chuyên gia cơ quan thuế của Anh và OECD.

Sự kiện - 09/05/2024 10:43

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Loạt tân binh của thương hiệu Omoda và Jaecoo sắp chào bán tại thị trường Việt nam

Ba mẫu Omoda E5, C5, Jaecoo J7 sẽ được hãng chào bán chính hãng ngay trong quý III năm nay và J6 sẽ gia nhập thị trường năm 2025.

Doanh nghiệp - 09/05/2024 10:09

Nhóm TVS tăng cường hiện diện tại Chứng khoán Vina

Nhóm TVS tăng cường hiện diện tại Chứng khoán Vina

TVS hiện đang sở hữu hơn 99,84% vốn TVAM – đơn vị vừa được Chứng khoán Vina phê duyệt việc mua trái phiếu với giá trị giao dịch tối đa mỗi lần là 55 tỷ đồng.

Tài chính - 09/05/2024 10:00