Tấn công trả đũa của Iran và những hệ lụy đầu tiên

Nhàđầutư
Sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bắt đầu tiến hành trả thù Mỹ, dư luận tập trung theo dõi phản ứng của Nhà Trắng và nhiều nước liên quan. Một “trục kháng chiến” giữa Iran với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên liệu có khả năng xuất hiện hay không?
HÀN DIỆU MY
09, Tháng 01, 2020 | 11:41

Nhàđầutư
Sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bắt đầu tiến hành trả thù Mỹ, dư luận tập trung theo dõi phản ứng của Nhà Trắng và nhiều nước liên quan. Một “trục kháng chiến” giữa Iran với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên liệu có khả năng xuất hiện hay không?

Không nghi ngờ gì, các nhà hoạch định chính sách từ Washington từ nay càng cảnh giác và theo dõi sát sao 4 thế lực có thể dẫn đến nguy cơ liệu một tập hợp chống Mỹ mới có thể hình thành trong khu vưc? Để hưởng ứng làn sóng phản đối Mỹ tiêu diệt tướng Iran, người phụ trách quân đội Iran đã đề cập đến “trục kháng chiến” giữa Iran với tổ chức và các đối tác khủng bố tại Lebanon, Iraq và Syria.

Iran bắn tên lửa vào căn cứ Irak

Tối 7/1/2020, lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã bắn tên lửa vào hai căn cứ mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng ở Irak, để trả đũa vụ Mỹ oanh kích giết chết tướng Qassem Soleimani tại Bagdad vào tuần trước. Theo thông báo của bộ tư lệnh Iraq, tổng cộng đã có 22 tên lửa bắn vào hai căn cứ Aïn al-Assad và Erbil, nhưng không gây thương vong nào trong hàng ngũ quân đội Irak.

Trước đó, bộ Quốc Phòng Mỹ thông báo đã có hơn một chục tên lửa bắn vào hai căn cứ nói trên, đồng thời cho biết đang xem xét cách thức đáp trả cuộc tấn công này. Hiện chưa biết phía lính Mỹ có thiệt mạng trong vụ oanh kích này hay không. Vụ oanh kích này xảy ra ngay sau khi Iran kết thúc tang lễ tướng Soleimani, bị giết chết trong các vụ oanh kích của Mỹ gần Bagdad vào tuần trước. Đây là một bước ngoặt khiến quốc tế lo ngại một cuộc xung đột toàn diện trên lãnh thổ Iraq, thậm chí một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Iran.

Sau vụ tấn công hôm qua, lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran sáng 8/1 khuyên Washington rút lính Mỹ ra khỏi khu vực để tránh những thiệt hại mới, đồng thời đe dọa sẽ tấn công Israel và các chính phủ đồng minh của Mỹ. Sau vụ tấn công bằng tên lửa vào căn cứ Aïn al-Assad nằm tại tỉnh Al Ankar của Iraq, ngoại trưởng Iran tuyên bố là nước này không muốn có chiến tranh, mà chỉ tự vệ chống mọi cuộc tấn công.

Theo hãng tin FARS, cuộc tấn công được tiến hành với loại tên lửa, có tầm bắn 500 km. Căn cứ Aïn al-Assad là căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất ở Iraq, chỉ nằm cách biên giới Iran 450 km. Trong một thông cáo, lực lượng Vệ binh Cách mạng khẳng định nếu Hoa Kỳ trả đũa vụ tấn công của Iran, họ sẽ mở các cuộc tấn công quy mô hơn vào các lợi ích của Mỹ.

Lực lượng này cũng cảnh cáo các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, những nước cho quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự. Vệ binh Cách mạng còn dọa sẽ tấn công các nước này nếu họ cho phép Hoa Kỳ tấn công Iran từ lãnh thổ của họ. Lực lượng này cũng cáo buộc Israel đồng lõa với các tội ác của Mỹ.

Hôm 8/1, lãnh đạo Vệ binh Cách mạng đã gián tiếp đe dọa Israel, khẳng định rằng Iran có thể tấn công nước này, nếu Hoa Kỳ trả đũa vụ tấn công của Iran để trả thù cho tướng Soleimani. Chỉ vài giờ sau vụ tấn công của Iran, Cục hàng không liên bang Mỹ tối 8/1 đã ra lệnh cấm các máy bay dân sự của Mỹ bay ngang Iraq, Iran và vùng Vịnh.

1

Hình ảnh được cho là tên lửa của Iran phóng vào Iraq

Tổng thống Trump phản ứng chừng mực

Sau vụ Iran oanh kích vào căn cứ quân sự ở Iraq, theo thông báo của Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đang theo dõi sát tình hình cùng với Hội đồng An ninh Quốc gia. Trên mạng Twitter tối 7/1/2020, ông Trump phản ứng khá chừng mực và thông báo là sẽ có tuyên bố về vụ này.

“Mọi chuyện vẫn ổn. Iran đã bắn tên lửa vào 2 căn cứ quân sự tại Iraq. Chúng tôi đang đánh giá thiệt hại. Cho đến giờ tất cả đều ổn”. Bốn giờ sau vụ oanh kích của Iran, Donald Trump đã giảm nhẹ tầm mức của vụ việc qua Twitter. Tổng thống Mỹ nói thêm: “Chúng ta có quân đội được trang bị tốt nhất thế giới, tôi sẽ có tuyên bố về vụ việc này vào sáng mai”.

Chiều 8/1, Donald Trump cảnh cáo Teheran và quả quyết sẵn sàng đáp trả rất mạnh mẽ trong trường hợp Iran tấn công. Buổi tối cùng ngày, thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một người thân cận với tổng thống, sau cuộc nói chuyện với Trump đã trực tiếp gửi đến người Iran thông điệp: “Tối nay, hãy để tôi nói với quý vị, nếu quý vị đang xem truyền hình Iran. Tôi vừa điện thoại với tổng thống. Các vị tự quyết định số phận của mình, liên quan đến sự tồn tại của nền kinh tế. Nếu các vị còn tiếp tục những chuyện dại dột như vậy, sẽ có ngày các vị thức dậy mà không còn gì”.

Về phần mình, phe Dân Chủ tố cáo đó là bước leo thang thấy trước. Trong cuộc tập hợp tranh cử tại Philadelphia, ông Joe Biden nói đến sự hỗn loạn đã được báo trước. Lãnh đạo khối đa số tại Hạ Viện, bà Nancy Pelosi, phản ứng trên Twitter: “Nước Mỹ và thế giới không thể chấp nhận chiến tranh”.

Liệu có trục Trung-Nga-Triều-Iran?

Theo trang tin trực tuyến The Hill, trong Thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã trích dẫn cách nói của Tổng thống Ronald Reagan gọi Liên Xô là “đế quốc ác quỷ”. Ông George W. Bush đã gọi Bắc Triều Tiên, Iraq và Iran là “trục ác quỷ”.

Tuy nhiên khi đó, móc nối Bình Nhưỡng, Baghdad và Tehran với nhau vẫn có những chút khiên cưỡng. Thời điểm đó, Iraq và Iran xảy ra chiến tranh với nhau đã kéo dài 6 năm, khiến cho số người tử vong lên đến hơn 1 triệu. Khi đó cũng không có chứng cứ đáng tin để cho thấy Bình Nhưỡng và Baghdad hoặc Tehran có cấu kết với nhau. Tuy nhiên, hiện nay, 4 nước nói trên tự coi bản thân là đối thủ của Mỹ và trên thực tế là đang triển khai hợp tác, dù ở bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu đều phản đối lợi ích của Mỹ.

Cả 4 quốc gia này đã tuân theo quy tắc chính trị hiện thực, tức “kẻ địch của kẻ địch chính là bạn, hoặc ít nhất là đồng minh thuận tiện của tôi”. Do chiến lược lợi ích khác nhau và cả mâu thuẫn lẫn nhau về giá trị quan căn bản, những chính quyền này đã đi ngược lại chính sách của Mỹ.

Trong “Chiến lược Quốc phòng” (NDS) được Mỹ công bố năm 2018 có tuyên bố: “Trung Quốc và Nga hiện nay đang phá hoại trật tự quốc tế từ bên trong.” Tuyên bố cũng chỉ ra, hai cường quốc này đều sử dụng thủ đoạn truyền thống và phi truyền thống. Trung Quốc đang lợi dụng hiện đại hóa quân sự, dùng ảnh hưởng về kinh tế mang tính cưỡng chiếm để buộc các nước láng giềng sắp xếp lại trật tự trong khu vực.

Trong “Chiến lược Quốc phòng” Mỹ cũng nhắc đến Nga luôn lựa chọn hành động tương tự như Bắc Kinh trong khu vực này. Nga đang tìm cách vận động các nước xung quanh trong các quyết định về kinh tế và ngoại giao, để làm tan rã tổ chức NATO, đồng thời thay đổi kết cấu an ninh và kinh tế giữa châu Âu với Trung Đông, để có lợi cho Nga.

Còn các chính quyền cứng rắn khác như Bắc Triều Tiên, Iran thông qua theo đuổi vũ khí hạt nhân hoặc tài trợ chủ nghĩa khủng bố để phá hoại ổn định khu vực. Mối đe dọa gây ra bởi các nước chống phương Tây này thậm chí còn phức tạp hơn, bề ngoài của trục tâm Bắc Kinh – Bình Nhưỡng – Moscow – Tehran không chỉ có vậy, chứng cứ những âm mưu tập hợp lực lượng mới của các nước này.

iran 2

Tehran đang xem xét 13 kịch bản báo thù cho ông Soleimani

Từ lịch sử đến hiện tại

Ít nhất sau chiến tranh Triều Tiên bùng nổ từ tháng 6/1950 đến nay, ĐCSTQ đã chính thức kết đồng minh với Bắc Triều Tiên, từ thời điểm đó, Trung Quốc luôn trực tiếp hỗ trợ về kinh tế cho chính quyền Bình Nhưỡng, để cho Bình Nhưỡng có thể nghiên cứu vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa đạn đạo, đồng thời khuyến khích quốc gia này phát tín hiệu đe dọa Mỹ.

Đồng thời, khi kết đồng minh với Bắc Triều Tiên, đối với Bắc Kinh mà nói, đã khiến cho họ có được vị trí mang tính chiến lược, khiến họ trở thành người tham dự không thể thiếu trong mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên, đồng thời trong các vấn đề khác cũng khiến Bắc Triều Tiên trở thành quân cờ đối đầu với phương Tây.

Một nước láng giềng lớn khác chỉ đứng sau Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là Nga.  Hai nước Trung – Nga thông qua hàng loạt hành động để cùng nhau tăng cường năng lực chống bị tấn công cho Bắc Triều Tiên, đồng thời thông qua hàng loạt các cuộc tập trận quân sự chung để mở rộng chiến lược hợp tác song phương nhắm vào lợi ích an ninh của Mỹ.

Trong một tuần qua, hai nước Nga và Trung Quốc mở rộng đóng góp riêng lẻ của mình cho năng lực quân sự của Iran thành thỏa thuận 3 bên. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, hải quân Nga và Iran, Trung Quốc sẽ tiến hành diễn tập hải quân chung trên Ấn Độ Dương và Vịnh Oman, cùng với tình hình căng thẳng trong đối đầu giữa Mỹ và Iran, cục diện căng thẳng trong khu vực này cũng sẽ tăng.

Đồng thời, cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan cũng đang cận kề, nguy cơ tiềm năng đối với Bắc Kinh đang xuất hiện trước mắt. Chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng ảnh hưởng đến cử tri Đài Loan để ngăn Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử, bởi nếu tái đắc cử thì Đài Loan sẽ từ chối khuất phục trước Trung Quốc.

Theo các thông tấn, hồi tuần trước trong sự kiện tai nạn máy bay quân sự của Đài Loan khiến tướng quân đội cấp cao Đài Loan thiệt mạng, có thông tin nói vụ tai nạn này là sự cố có liên quan tới thiết bị, và nó cũng đủ để khiến người ta lo lắng về việc tìm xem lực lượng nào đứng sau sự kiện này.

Không nghi ngờ gì, quan chức Mỹ vẫn giữ cảnh giác với 4 thế lực đồng thời có thể dẫn đến nguy cơ này. Để hưởng ứng làn sóng phản đối Mỹ tiêu diệt tướng Iran, người phụ trách quân đội Iran đã đề cập đến “trục kháng chiến” của Iran với tổ chức và đối tác khủng bố tại Lebanon, Iraq và Syria. Tuy nhiên, mối quan hệ Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran có thể khác biệt hơn, điều này cần sự tiếp tục theo dõi của các nhà quân sự và lãnh đạo chính trị của Mỹ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ