Tại sao kinh tế thế giới cần Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng?

Nhàđầutư
Theo tác giả David Brown viết trên South China Morning Post, mối lo ngại đang gia tăng trên khắp thế giới khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, và chỉ có duy nhất Bắc Kinh, chứ không phải Anh, Nhật, EU hay thậm chí là Mỹ hiện đang có vị thế giúp tăng trưởng kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại.
David Brown*
26, Tháng 12, 2018 | 16:13

Nhàđầutư
Theo tác giả David Brown viết trên South China Morning Post, mối lo ngại đang gia tăng trên khắp thế giới khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, và chỉ có duy nhất Bắc Kinh, chứ không phải Anh, Nhật, EU hay thậm chí là Mỹ hiện đang có vị thế giúp tăng trưởng kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại.

Đối với những người theo dõi và dự báo kinh tế toàn cầu, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường thế giới trong năm 2019.

Với một số người bi quan, họ bắt đầu tự hỏi liệu các thị trường tài chính có đang hướng tới sự sụp đổ như những gì diễn ra trong năm 2008, và Trung Quốc sẽ giúp thế giới níu kéo sự sụt giảm kinh tế như thế nào, và liệu đó có phải là chìa khóa của niềm tin?

Chinastock

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đỏ rực trong năm 2019. Ảnh Reuters

Nỗi lo rằng mức tăng trưởng đang giảm mấy năm qua của Trung Quốc có thể dễ dàng trở thành một cuộc hạ cánh cứng tệ hại trừ khi có các thay đổi sâu rộng trong các sáng kiến chính sách của chính phủ nước này. Bắc Kinh phải sớm có các hành động để xoay chuyển được tình thế. 

Trừ khi Trung Quốc thừa nhận qui mô của cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, kinh tế Trung Quốc có thể kết thúc tồi tệ sau đường cong tụt giảm của tăng trưởng. Tất cả đều đang nói về kinh tế với các dự báo tăng trưởng lạc quan, nhưng việc phóng đại quá nhiều, ít dựa trên thực tế khiến chúng ta như đang chơi một canh bạc. Giờ đã đến lúc cần phải thẳng thắn hơn về các nguy cơ đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Bắc Kinh phải cần thêm những gì để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh hơn, và hồi phục nhanh hơn.

Trong lúc chờ đợi các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đưa ra các con số rõ ràng về dự đoán kinh tế, các thị trường hiện vẫn đang phải phỏng đoán dựa trên những phát biểu của các quan chức đưa ra cho năm 2019. Những gợi ý mới đây cho thấy tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm tới sẽ rơi vào khoảng từ 6 tới 6,5%, dựa trên mức tăng trưởng thực tế cỡ 6,5% của năm nay. Nếu tính vào mức suy giảm trong những năm qua, Trung Quốc hẳn là phải vận lộn để có thể lấy lại mức tăng trưởng hai con số đã diễn ra trong quá khứ không xa.

ChinaGDP2019

Tăng trưởng kinh tế (đường đỏ) và tăng trưởng sản xuất công nghiệp Trung Quốc (đường xanh) đang tệ dần trong những năm qua. Đồ họa SCMP

Bất chấp các cơn gió nghịch hiện nay, các nhà dự báo thị trường vẫn đưa ra các dự báo khá lạc quan, cho rằng mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm tới sẽ trong khoảng 6-7%, với mức trung bình cỡ 6,3% theo một khảo sát thị trường của hãng tin Reuters mới đây. Điều này cho thấy sự tự mãn đang gia tăng, khiến các thị trường thế giới dễ bị tổn thương hơn khi gặp các rủi ro bất ngờ. Thị trường vốn và thị trường tín dụng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các kỳ vọng tăng trưởng bị hạ xuống.

Kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với các khó khăn ghê gớm trong năm 2019. Triển vọng phát triển kinh tế Mỹ có thể gặp khó hơn nếu Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng, kinh tế Nhật Bản cũng đang phải vận lộn, kinh tế Châu Âu dễ bị tổn thương và nước Anh có thể bị rơi vào hố đen của Brexit. Các thị trường mới nổi có thể bị trì trệ dưới sức ép của một cuộc khủng hoảng đang lan rộng. Kinh tế thế giới đang ở giai đoạn đình trệ và rất cần chất xúc tác để có một bước nhảy mới. Rắc rối là ở chỗ tất cả các chính sách kích thích kinh tế toàn cầu đang đi đến chỗ cạn kiệt.

Nếu cắt vụn ra và trộn lại các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc bằng bất cứ cách nào, chúng ta sẽ thấy có cảm giác về một động lực tăng trưởng chậm lại. Người tiêu dùng Trung Quốc, động lực chính cho phát triển kinh tế nước này, dường như đang có cảm giác thận trọng. Tính bất định của thị trường chứng khoán, sự yếu kém trong thị trường bất động sản và nỗi lo về khả năng mất việc làm khiến niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc tụt giảm. Doanh số bán hàng xe hơi chậm chạp, tăng trưởng doan số bán lẻ đang tụt dần từ đỉnh cao. Tăng trưởng doanh số bán lẻ năm đã giảm xuống còn 8,1% trong tháng 11, tỷ lệ thấp nhất kể từ tháng 5/2003.

Chinaproductionrobot

Tăng trưởng trong sản xuất ở Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong những năm qua. Ảnh News.cn

Dữ liệu sản xuất công nghiệp đại lục, vốn luôn là một thước đo tốt cho nền kinh tế Trung Quốc, cho thấy khu vực nhà máy cũng đang bị ảnh hưởng. Trong tháng 11 vừa qua, sản lượng công nghiệp chỉ tăng trưởng cỡ 5,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình 9,5% ghi nhận được trong vòng 25 năm qua. 

Xu hướng tăng trưởng sản lượng đã chậm lại đáng kể trong những năm vừa qua, và chưa có dấu hiệu quay ngược trở lại sau khi Mỹ bắt đầu 'trừng phạt' thương mại với Trung Quốc. Niềm tin trong kinh doanh đang ở mức tệ hại ở Trung Quốc.

Điều này sẽ không có cải thiện tốt hơn nếu không có sự trợ giúp lớn hơn nữa từ phía chính phủ Trung Quốc. Một điều chắc chắn là Trung Quốc buộc phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ sự trợ giúp của xuất khẩu sang tăng trưởng nhờ tiêu thụ nội địa. Về mặt tài chính, điều này đồng nghĩa với việc phải tăng chi đầu tư nhiều hơn, gia tăng trợ cấp từ phía chính phủ và cắt giảm thuế nhiều hơn để tạo ra sự khác biệt. Điều này sẽ khiến tham hụt ngân sách lớn hơn, buộc Bắc Kinh phải phát hành trái phiếu nhiều hơn, có khả năng làm đảo lộn các giá trị quan tâm mới của các nhà đầu tư nước ngoài trong trái phiếu chính phủ Trung Quốc.

Trừ khi Hoa Kỳ ném cho Trung Quốc một phao cứu sinh trong thương mại, Trung Quốc buộc phải có một lựa chọn sinh tử giữa việc để chìm hay tự bơi trong năm 2019. Thay vì việc ngụp lặn trong nước, Trung Quốc cần một giải pháp tin cậy dài hơi hơn là các chính sách chữa cháy về thuế trong ngắn hạn. Hướng nội và tự vận động để đi lên chắc hẳn sẽ là phương châm hành động của Bắc Kinh trong năm 2019.

* Tác giả David Brown là giám đốc điều hành của nhóm tư vấn độc lập New View Economics

Hoàng An chuyển ngữ

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ