Chuyên gia: Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, nhưng điều tồi tệ nhất còn chưa đến

Nhàđầutư
Bắc Kinh được xem là đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ mới khi cả khu vực sản xuất lẫn dịch vụ ở Trung Quốc đều có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo điều tồi tệ nhất sẽ diễn ra vào năm tới khi các đơn hàng xuất khẩu có khả năng sụt giảm.
CHÍ THÀNH
01, Tháng 11, 2018 | 09:09

Nhàđầutư
Bắc Kinh được xem là đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ mới khi cả khu vực sản xuất lẫn dịch vụ ở Trung Quốc đều có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo điều tồi tệ nhất sẽ diễn ra vào năm tới khi các đơn hàng xuất khẩu có khả năng sụt giảm.

Nền kinh tế Trung Quốc dường như có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại so với dự kiến ngay vào thời điểm của đầu quí 4, một điềm xấu cho tăng trưởng vào năm tới khi các tác động thực sự của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu xuất hiện.

Tình huống này dường như buộc Bắc Kinh phải tung ngay các biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích tăng trưởng, các chuyên gia nhận định. Chính phủ Trung Quốc sẽ cố tránh việc áp dụng trở lại kế hoạch thử nghiệm kích thích tiền tệ và tài chính qui mô lớn để không làm trầm trọng thêm khoản nợ khổng lồ mà nước này đang gánh vác, nhưng họ dường như không còn sự lựa chọn nào khác khi không sớm thì muộn vẫn phải sử dụng phương cách này để ổn định tăng trưởng.

Tình hình kinh doanh cả ở lĩnh vực sản xuất và ngoài sản xuất trong tháng 10 đều kém hơn dự kiến, dẫn đến sự sụt giảm mạnh về nhu cầu xuất khẩu, theo chỉ số chính thức của các nhà quản lý mua hàng được Cục Thống kê Quốc gia và Hiệp hội Hậu cần và Thu mua Trung Quốc công bố hôm thứ Tư.

Chinese-manufacturers-600x380

 Sản xuất đình đốn có nguy cơ dẫn tới mức thất nghiệp gia tăng ở Trung Quốc. Ảnh IOS

Những con số này là thước đo đầu tiên về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kể từ khi Hoa Kỳ áp thuế 10% lên số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, bắt đầu từ cuối tháng Chín.

Chỉ số tâm lý sản xuất giảm xuống còn 50,0 điểm trong tháng 10 so với mức 50,08 điểm của tháng trước đó. Con số này hiện ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua và nằm trên đường tiệm cận 50 điểm cho thấy khả năng sẽ còn bị tụt giảm trong tháng 11 khi mà mức thuế quan của Mỹ áp vào hàng hóa Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực.

Tình trạng này sẽ thậm chí còn tồi tệ hơn trong tháng 1 năm tới khi mà mức thuế quan của Mỹ tăng lên tới 25%, đánh lên số hàng hóa trị giá 200 tỉ USD của Trung Quốc.

Điều này cũng có thể tệ hơn bởi hành vi "xả hàng" của nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc, khi họ đang gia tăng sản xuất và xuất khẩu vào trước thời điểm mức thuế quan mới của Mỹ có hiệu lực. 

Các nhà phân tích cho rằng tình hình sản xuất và thất nghiệp trong ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu các đơn hàng kể từ tháng 1 tới.

Các đơn hàng xuất khẩu mới tiếp tục tụt giảm, và là mức tụt giảm ở tháng thứ 5 liên tiếp, ở mức 46.9 điểm so với mức 48 điểm của tháng Chín. Nhập khẩu cũng tụt giảm trong 4 tháng liền, phản ánh nhu cầu nội địa của Trung Quốc xuống thấp trong khi mức tụt giảm nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất lại tăng lên.

export-import

Không chỉ xuất khẩu, mà cả nhập khẩu của Trung Quốc cũng đang chậm lại. Ảnh nguồn PTI 

Hoạt động của khu vực ngoài sản xuất, trong đó chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ cũng chậm lại trong tháng Mười, khi chỉ số ngành mất đi đúng 1 điểm, xuống còn con số 53,9 điểm. Trong khi bản thân chỉ số vẫn phản ánh mức độ lành mạnh trong các hoạt động của ngành thì mức độ tụt giảm lại cảnh báo một dấu hiệu trì trệ lớn hơn trong thời gian tới.

Thực tế, mức suy giảm trong các đơn hàng xuất khẩu trong lĩnh vực dịch vụ của tháng Chín lại gia tăng mạnh trong tháng Mười, giảm tới hơn 2 điểm và rơi xuống mức 47,8 điểm.

Các dữ liệu trong tháng 10 củng cố thêm vào bức tranh trong đó các công ty nhỏ và vừa của Trung Quốc đang phải vận lộn để tồn tại. Chỉ số hoạt động của hai nhóm công ty này đều tụt giảm cho dù chỉ số của nhóm các công ty cỡ vừa vẫn còn ở mức tích cực.

Trong bản báo cáo mới đây của mình, các nhà phân tích của ngân hàng ANZ viết: "Các điều kiện kinh tế đối với khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc tệ hơn nhiều so với các con số công bố chính thức, theo quan điểm của chúng tôi".

"Chỉ số PMI trong tháng Mười cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm xuống theo thứ tự còn 47,7 và 49,8 điểm", báo cáo chỉ rõ.

"Do vậy, chúng tôi dự kiến chỉ số Caixin PMI đã rơi vào vòng thu hẹp", báo cáo viết. Dữ liệu Caixin PMI, vốn phản ánh tốt nhất biểu hiện của doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt trong giới tư nhân dự kiến công bố vào thứ Năm hôm nay.

Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến ở Trung Quốc vào năm nay có thể kết hợp vào năm tới với việc thiếu các đơn hàng và mức thuế quan cao hơn từ phía Mỹ, sẽ khiến thúc đẩy các hành động quyết liệt hơn từ Chính phủ Trung Quốc nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng của nước này.

"Chúng tôi dự kiến mức tăng trưởng sẽ tiếp tục giảm trong mùa xuân 2019 vì một vài lý do (đặc biệt sau khi mặt trận xuất khẩu thất thu)", ông Ting Lu, nhà kinh tế trưởng của công ty nghiên cứu Nomura Global Market Research nói.

"Các chính sách được Bắc Kinh đưa ra cho đến nay chủ yếu dựa trên việc đóng băng tín dụng, nếu cái nhìn thận trọng của chúng tôi là đúng thì mức tăng trưởng sẽ chậm lại ở mức đáng lo ngại kể từ mùa xuân 2019, khi đó thì Bắc Kinh sẽ buộc phải tăng cường đáng kể các biện pháp nới lỏng/kích thích", ông Ting Lu cho biết.

Các dự báo kinh tế cho đến nay còn chưa tính đến khả năng leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. 

Vietnam-Briefing-Vietnam-to-gain-from-US-China-Trade-War

Minh họa của Vietnam Briefing News 

Thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố rằng một mức thuế nhập khẩu bổ sung cho khối lượng hàng hóa trị giá 267 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc-có nghĩa là tương đương với toàn bộ lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ-đã sẵn sàng được áp dụng một khi các đàm phán về thương mại giữa hai bên không đạt được kết quả.

Ông Trump cũng cho biết ông mong chờ cuộc chiến thương mại sẽ mang dẫn tới một "thỏa thuận có lợi" cho phía Mỹ, nhưng không nói cụ thể thế nào và khi nào nó sẽ diễn ra.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng trong khi ảnh hưởng trực tiếp của thuế quan Mỹ lên nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn bị hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực của nó tới tâm lý trong cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng , và thậm chí toàn bộ viễn cảnh kinh tế có thể lớn hơn rất nhiều.

Steven Cochrane, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của bộ phận phân tích công ty tín nhiệm Moody's trong một bài phỏng vấn cho rằng tác động của thuế quan bổ sung Mỹ sẽ rất lớn.

"Sẽ có nhiều bất ổn hơn, ảnh hưởng tới dòng đầu tư và tiêu dùng. Người tiêu dùng cảm thấy bất an trước viễn cảnh của năm tới, do vậy sẽ thắt chặt chi tiêu", ông nói.

Để trả đũa, Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp định tính như kiểm tra tích cực hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, gia tăng các yêu cầu về thị thực đối với các công nhân Mỹ, kéo dài thời gian cấp phép cho các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, giảm nhập khẩu các dịch vụ từ Mỹ, hạn chế việc sinh viên Trung Quốc đi du học ở Mỹ.

Trong bản nghiên cứu được công bố vào tuần trước, ông Cochrane ước tính rằng nếu áp dụng mức thuế 25% cho toàn bộ hàng hóa trong thương mại Mỹ-Trung và Trung Quốc áp dụng các biện pháp định tính để trả đũa, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ bị giảm 1,2 điểm và chỉ đạt mức 5,2% trong năm 2019, và thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ tụt giảm cỡ 9,4%.

TrumpXi.gettyimages

 Mọi hy vọng giờ trông chờ vào cuộc gặp dự kiến sắp tới giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G10 vào cuối tháng 11 tới. Ảnh Getty Images 

Hãng tin Bloomberg hôm thứ Hai có bài báo nói rằng Mỹ đang chuẩn bị bước kế tiếp để đánh thuế lên lượng hàng hóa trị giá 267 tỷ USD vào đầu tháng 12 tới nếu cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11 này không đem lại kết quả tốt đẹp nào.

Nếu đúng, và tính thêm khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày thông báo mức thuế mới, điều này có nghĩa là mức thuế mới sẽ được chính thức áp dụng vào giữa tháng 2 năm tới, đúng vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Cũng như ngày Giáng sinh ở phương Tây, Tết là thời điểm người tiêu dùng tiêu thụ nhiều nhất ở Trung Quốc. Do vậy, bất cứ mức tụt giảm tâm lý nào gây ra bởi việc áp dụng mức thuế quan mới cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Trung Quốc.

(Theo SCMP)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ